Những lần nhật thực nổi tiếng trong lịch sử
Hình ảnh nhật thực toàn phần ngày 13/11 tại Australia
Chiều ngày 13/11 (theo giờ địa phương), những người sống ở bờ bắc của Australia đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực toàn phần đầu tiên tại nước này trong một thập niên qua. Theo các nhà thiên văn học, lần nhật thực toàn phần tiếp theo sẽ không xảy ra cho tới năm 2015.
Từ xa xưa, con người từng quan sát được hiện tượng Mặt trăng “nuốt chửng” Mặt trời trong vài phút mặc dù trong thực tế, nhật thực toàn phần (xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời, che khuất hoàn toàn Mặt trời khi quan sát từ Trái đất) có thể kéo dài cả tiếng đồng hồ như ngày nay. Trước đây, người ta thường vẫn coi hiện tượng thiên văn kỳ thú này là điềm báo về một chuyện lạ sắp xảy ra, sự phẫn nộ của thần linh hay chúa trời hoặc ngày diệt vong của một triều đại.
Dưới đây là một số vụ nhật thực nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới, theo thống kê của trang Live Science:
Nhật thực Ugarit
Là một trong những lần nhật thực sớm nhất trên thế giới từng được ghi nhận, nhật thực Ugarit đã khiến bầu trời đột nhiên tối sầm lại trong 2 phút, 7 giây vào năm 1374 trước Công nguyên. Các nhà sử học thuộc nền văn minh Lưỡng Hà (Mesopotamia) tại Ugarit, một thành phố cảng ở phía bắc Syria, từng viết, Mặt trời đã “bị đẩy vào thế hổ thẹn” trong suốt thời gian xảy ra nhật thực này.
Video đang HOT
Nhật thực ở Trung Quốc thời kỳ đầu
Năm 1302 trước Công nguyên, các nhà sử học Trung Quốc đã ghi chép một vụ nhật thực toàn phần khiến Mặt trời bị Mặt trăng che khuất hoàn toàn trong 6 phút và 25 giây. Vì Mặt trời là biểu tượng của hoàng đế nên nhật thực được coi là lời cảnh báo đối với nhà cầm quyền. Sau mỗi lần nhật thực, vị hoàng đế đương nhiệm sẽ ăn chay và tiến hành các nghi lễ cầu cúng nhằm giải cứu Mặt trời, theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Journal of Astronomical History and Heritage năm 2003.
Nhật thực Assyria
Năm 763 trước Công nguyên, ở đế chế Assyria (có phạm vi chiếm đóng là Iraq ngày nay), đã xảy ra nhật thực toàn phần trong 5 phút. Các ghi chép từ đó có đề cập rằng, hiện tượng nhật thực toàn phần này xảy ra cùng thời điểm với một cuộc khởi nghĩa ở thành phố Ashur. Điều này cho thấy, người cổ đại có thể đã gán cho 2 sự kiện này một sự ràng buộc liên ứng nào đó.
Chúa Jesus bị đóng đinh
Các sách phúc âm của Cơ đốc giáo viết rằng, bầu trời đã bị tối sầm lại trong nhiều giờ đồng hồ sau khi Chúa Jesus bị đóng đinh lên cây thánh giá – hiện tượng mà các nhà sử học xem như một chuyện lạ hoặc điềm báo về thời kỳ đen tối đang đến. Viện dẫn thiên văn học, các nhà sử học sau này đã đề cập tới sự cố này như một sự ám chỉ về cái chết của Chúa. Trong khi một số nhà sử học gắn việc Chúa bị đóng đinh với một vụ nhật thực hoàn toàn kéo dài trong 1 phút 59 giây, xảy ra vào năm 29 sau Công nguyên, thì số khác lại nhắc tới lần nhật thức thứ 2, khi Mặt trời bị Mặt trăng che khuất hoàn toàn trong 4 phút, 2 giây vào năm 33 sau Công nguyên, như thời điểm đánh dấu ngày về trời của Chúa.
Sự ra đời của đấng tiên tri Mohammed
Kinh Koran có đề cập đến một hiện tượng nhật thức trước khi nhà tiên tri Mohammed chào đời. Các nhà sử học sau đó gắn sự kiện này với 1 lần nhật thực toàn phần kéo dài 3 phút, 17 giây vào năm 569 sau Công nguyên. Mặt trời cũng biến mất trong 1 phút, 40 giây sau cái chết của Ibrahim – con trai của nhà tiên tri Mohammed. Tuy nhiên, tín đồ Hồi giáo đầu tiên của thế giới đã không tin nhật thực là một điềm báo của Chúa trời. Thay vào đó, theo các văn tự của Hồi giáo có tên gọi là Hadith, nhà tiên tri Mohammed từng tuyên bố: “Mặt trăng và Mặt trời không bị che khuất vì cái chết hay sự ra đời của bất kỳ ai”.
Nhật thực vì vua Henry
Khi vua Henry I của nước Anh qua đời năm 1133, sự cố này xảy ra trùng hợp với một hiện tượng nhật thực toàn phần kéo dài trong 4 phút, 38 giây. Sử sách từng ghi rằng, “bóng tối đáng sợ” bao trùm trái tim của những người dân. Sau cái chết của vua Henry I, một cuộc tranh giành quyền lực và ngai vàng đã đẩy vương quốc này vào rối loạn và nội chiến.
Nhật thực của Einstein
Trong khi người xưa coi nhật thực là điềm báo cho các hành động phi thường của Chúa trời, các nhà vật lý coi nhật thực năm 1919 là một thắng lợi của khoa học. Trong lần nhật thực chấn động năm 1919, trong đó, Mặt trời bị che khuất hoàn toàn trong 6 phút, 51 giây, các nhà khoa học đã đo được chỗ cong của ánh sáng từ các ngôi sao khi chúng dịch chuyển gần Mặt trời. Các kết quả thu được đã xác thực thuyết tương đối rộng của Einstein, vốn mô tả lực hấp dẫn là sự uốn cong của không gian – thời gian.
Theo 24h
Những điều chưa biết về khoảng tối của Mặt trăng
Dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm, ta cũng chỉ nhìn thấy một phần duy nhất của mặt trăng, phần còn lại không thể quan sát được gọi là 'khoảng tối'.
Sự khác biệt giữa 2 mặt của mặt trăng.
Các nhà khoa học chỉ có thể chụp ảnh và nghiên cứu phần tối của mặt trăng dựa vào những vệ tinh chuyên dụng, được phóng lên để quan sát vệ tinh duy nhất của trái đất.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất nằm phía khoảng tối mặt trăng chính là miệng núi lửa khổng lồ được biết đến với cái tên Ocean of Storms (đại dương của những cơn bão) chính là tàn tích của một vụ va chạm cực mạnh giữa tiểu hành tinh nào đó với mặt trăng.
Các nhà thiên văn học tin rằng, vụ va chạm thời tiền sử tạo ra trên mặt tối trong hố đen khổng lồ, rộng tới 3.000 km trên bề mặt mặt trăng. Lý giải này góp phần giải thích vì sao lại có sự khác biệt lớn về cấu trúc giữa hai mặt của mặt trăng.
Cũng theo nhóm chuyên gia thiên văn người Nhật Bản, những người nêu ra giả thuyết trên phỏng đoán, thiên thạch tạo ra hố khổng lồ trên bề mặt mặt trăng có đường kính lên tới 290 km. Vụ va chạm xảy ra cách đây 3,9 tỷ năm trước. Tuy thiên thạch khổng lồ không đủ sức phá hủy mặt trăng nhưng nó tạo ra biển nham thạch rộng tới 3.000 km và sâu hàng trăm km.
Các nhà khoa học cũng tin rằng, sức mạnh từ vụ va chạm làm biến đổi hoàn toàn vật chất tại khu vực va chạm, tạo ra loại vật chất mới hoàn toàn tên bề mặt vệ tinh duy nhất của trái đất. Sau khi lớp đất đá nóng chảy nguội dần, nó tạo ra sự khác biệt cực lớn về vật chất giữa các mặt sáng tối của mặt trăng.
Vệ tinh giám sát mặt trăng Kaguya/Selene của Nhật Bản cũng cung cấp những dữ liệu về thành phần cấu tạo khoảng tối mặt trăng. Theo đó, khu vực Ocean of Storms có thành phần cấu tạo của những hợp chất "lạ", được hình thành do quá trình tan chảy của bề mặt mặt trăng.
Theo xahoi
Phát hiện hành tinh "kim cương" khổng lồ Hình ảnh mô phỏng hành tinh kim cương 55 Cancri e Hành tinh 55 Cancri e, quay quanh một ngôi sao giống Mặt trời trong chòm sao Cancer, có bề mặt được bao phủ bởi than chì và kim cương. Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Pháp và Mỹ đã phát hiện thấy một hành tinh lớn gấp 2...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ-Trung Quốc xác nhận chuẩn bị đàm phán thương mại

New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Mỹ đẩy mạnh kế hoạch tinh giản, cắt giảm ngân sách

Trung Quốc đẩy nhanh tham vọng tàu sân bay

Iran chỉ trích Mỹ yêu cầu phi thực tế

Khai mạc mật nghị bầu giáo hoàng

Đức chính thức có thủ tướng mới

Tài sản tỉ phú Warren Buffett mất gần 9 tỉ USD sau tuyên bố nghỉ hưu

Israel tiếp tục không kích, vô hiệu hóa sân bay thủ đô Yemen

Chính quyền Myanmar công bố lệnh ngừng bắn mới sau thảm họa động đất

Thế giới 24h: Ấn Độ tấn công Pakistan bằng loạt tên lửa

Hamas không còn quan tâm đàm phán ngừng bắn với Israel
Có thể bạn quan tâm

Cách nấu 5 món ăn thải độc, làm sạch gan vừa rẻ vừa dễ làm
Ẩm thực
11:16:51 07/05/2025
Tại sao ngôi sao Erling Haaland dán băng dính kín miệng khi ngủ? Chuyên gia lên tiếng
Sao thể thao
11:16:08 07/05/2025
Hà Nội: Ghi nhận trường hợp mắc Rubella đầu tiên trong năm
Sức khỏe
11:12:14 07/05/2025
Nghỉ việc ở nhà chăm con toàn thời gian, ông bố 9X bị chẩn đoán trầm cảm, viêm khớp
Netizen
11:06:31 07/05/2025
Kiểu áo hợp mặc cùng chân váy dáng dài
Thời trang
11:01:44 07/05/2025
Bức ảnh triệu view chứng minh người Nhật tinh tế nhất thế giới
Lạ vui
11:00:36 07/05/2025
Nóng: Louis Vuitton lên tiếng vụ Lisa (BLACKPINK) mặc trang phục thêu hình mặt người ở vị trí nhạy cảm
Sao châu á
10:57:17 07/05/2025
Căng nhất Met Gala 2025: Miley Cyrus đụng mặt tình cũ từng "cắm sừng" mình, có thái độ cực gắt gây bàn tán
Sao âu mỹ
10:51:19 07/05/2025
Nửa cuối tháng 5, ai là "con cưng" của Thần Tài? Tử vi tiết lộ 3 tuổi trúng mánh lớn, đổi đời sau một đêm
Trắc nghiệm
10:44:09 07/05/2025
Duyên Quỳnh 'lén' đăng clip giữa lúc Võ Hạ Trâm được tung hô, hành xử chia rẽ?
Sao việt
10:35:53 07/05/2025