Những nguyên nhân gây đau lưng
Tư thế ngồì chưa đúng, ngủ trên nệm quá cũ… là những nguyên nhân có thể làm cho bạn bị đau lưng, theo Prevention.
Tránh đeo giỏ xách quá nặng và nên thay đổi vai đeo thường xuyên – Ảnh: Shutterstock
Tư thế ngồi lái xe trong thời gian dài có thể làm giảm năng lượng và làm cho bạn mệt mỏi hơn, chưa kể cơn đau xảy ra ở lưng và cổ.
Đau lưng là căn bệnh số một trong những căn bệnh mà các tài xế thường than phiền, theo bác sĩ Darran W. Marlow, giám đốc chuyên trách bộ phận khớp xươngtại một bệnh viện chuyên chữa trị các chứng bệnh về lưng tại Texas (Mỹ).
Tư thế ngồi làm việc
Tư thế ngồi đặt áp lực nhiều hơn tới 40% vào cột sống của bạn, so với tư thế đứng. Tuy vậy, đó là điều không thể tránh vì thường thì người ta ngồi làm việc là chính.
Do đó, duy trì tư thế thích hợp là điều cần làm trước tiên. Sau đó là dùng gối hỗ trợ cho cột sống được giữ thẳng. Ngoài ra, nên tăng cường sử dụng cơ lưng để nó không bị mất chất bôi trơn do lâu ngày bị “quên” sử dụng.
Để làm được điều này, theo các chuyên gia, duy trì thói quen tập thể thao đều đặn là tốt nhất.
Bỏ bữa tập thể dục
Video đang HOT
Hãy vận động để giảm bớt đau nhức và phục hồi cơn đau lưng nhanh. Nghiên cứu cho thấy 40% số người ít hoạt động sau cơn đau lưng lại càng có xu hướng trì hoãn việc phục hồi sau cơn đau lưng hoặc thậm chí làm cho tình trạng đau lưng tệ hơn.
Ngủ trên nệm quá cũ
Tuổi thọ của tấm nệm chỉ khoảng 9 – 10 năm, theo Hiệp hội nghiên cứu về giấc ngủ (Mỹ). Do đó, cần xem xét việc thay thế nệm sau mỗi 5 – 7 năm để không bị đau lưng và ngủ ngon hơn.
Một nghiên cứu tại Đại học bang Oklahoma (Mỹ) tìm thấy rằng hầu hết những người thay nệm mới sau 5 năm ngủ ngon hơn và ít bị những cơn đau tái phát trở lại.
Bỏ hết đồ cần thiết vào giỏ xách
Một chiếc túi xách nhồi nhét nhiều vật dụng cá nhân có thể gây hại cho lưng. Hiệp hội nghiên cứu tầm quan trọng của việc cân bằng tư thế tại Mỹ khuyến cáo, chiếc túi chỉ nên có cân nặng ít hơn 10% trọng lượng cơ thể và nên thay đổi luân phiên vai phải với vai trái để không làm mất cân bằng cho khung xương.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Tác hại tới cơ thể từ cách bạn dùng điện thoại
Có thể bạn không biết tư thế dùng điện thoại của bạn cũng có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ cơ thể.
Bạn có thể bỏ qua tiếng chuông báo tin nhắn không? Bạn có phải là người nhắn tin nhiều hơn là giao tiếp trực tiếp?
Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Pew tại Mỹ, 90% người trưởng thành tại Mỹ sử dụng điện thoại di động và 80% trong số đó dùng điện thoại để nhắn tin.
Trung bình mỗi ngày một người gửi và nhận 50 tin nhắn, như vậy bạn sẽ gửi và nhận khoảng 2,19 tỷ tin nhắn mỗi năm. Đó còn chưa tính đến thời gian bạn dùng điện thoại vào những mục đích khác như nói chuyện điện thoại, lướt web hay trải nghiệm vô vàn các ứng dụng. Hẳn bạn sẽ thấy nhu cầu và tần suất sử dụng điện thoại của con người thật khủng khiếp.
Tuy nhiên, tư thế khi nhắn tin và sử dụng điện thoại lại đem tới những ảnh hưởng "không tốt đẹp gì" cho cơ thể bạn.
Bạn sẽ mô tả tư thế nhắn tin qua điện thoại của bạn như thế nào? Nghiêng người về phía trước, đầu hơi cúi xuống, lưng hơi cong và các đốt ngón tay thì được vận dụng để cầm và bấm phím?
Hoặc bạn có thể thấy được tư thế nhắn tin và sử dụng điện thoại của đa số mọi người qua hình ảnh sau:
Các nghiên cứu cho thấy tư thế như thế hoặc tương tự như thế sẽ đem lại những ảnh hưởng xấu tới một số bộ phận trên cơ thể.
Bàn tay
Trước tiên là bàn tay và các ngón tay giữ điện thoại, các ngón tay lại ở trạng thái co khụm lại, cong trong thời gian dài. Điều này sẽ gây ra các chấn thương như viêm gân hoặc tê bàn tay.
Vì thế khi dùng điện thoại bạn nên thường xuyên làm các động tác để co giãn bàn tay và các ngón tay.
Ngón tay cái
Ngón cái có thể nói là ngón được sử dụng nhiều nhất trong 5 ngón tay. Ảnh hưởng tới ngón cái không hẳn là một chấn thương; nhưng khi cầm nắm điện thoại sẽ làm hẹp sợi dây gân co.
Ngón cái là ngón bị ảnh hưởng nhiều nhất so với 4 ngón còn lại do nó không linh hoạt như các ngón khác, vì thế khi nhắn tin hoặc chơi game... quá lâu sẽ thấy đau và đôi khi còn nghe thấy tiếng "khập" ở khu vực tiếp nối giữa ngón cái và cổ tay. Chức năng cầm nắm của ngón cái cũng bị giảm đi.
Giải pháp cho bạn: Thay vì nhắn tin thủ công bằng tay, hãy sử dụng các chức năng gửi tin nhắn thoại để giảm bớt tần suất dùng ngón cái.
Đau cổ và đau lưng
Theo nghiên cứu năm 2014 của bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình Kenneth Hansraj, tư thế cúi đầu xuống khi dùng điện thoại gây ra áp lực nguy hiểm lên cột sống. Đầu của người trưởng thành nặng khoảng 4,5 - 5,4 kg, vì thế khi bạn cúi đầu hoặc đưa đầu về phía trước sẽ tạo ra áp lực lên tới 27kg ở góc 60 độ. Điều này dẫn đến hiện tượng đau cổ và đau lưng.
Vì thế hãy giơ cao điện thoại lên ngang tầm vai bạn để không gặp vấn đề đau cổ và lưng.
Vấn đề về hô hấp
Tư thế cong người gây cản trở hô hấp. Đầu cúi, vai cong sẽ khiến hơi thở nặng nề và khó khăn hơn. Không chỉ vậy xương sườn của bạn cũng không cử động đúng với tư thế này và làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động chức năng của phổi và tim. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nhiều người nín thở hoặc thở gấp hơn khi nhắn tin bằng điện thoại hoặc dùng máy tính, điều này có thể làm tăngstress và tăng nhịp tim.
Để phòng tránh và giảm những vấn đề về hô hấp bạn nên tạo cho mình thói quen hít thở chậm, sâu và nghỉ ngơi sau mỗi giờ sử dụng điện thoại hay máy tính nhé.
Nguồn: Experience Life
Theo PNO
Phòng chống đau lưng Đau lưng gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt và hiệu quả làm việc của con người. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng như do viêm xương khớp, béo phì, căng thẳng, ngồi quá nhiều, phụ nữ trong kỳ có kinh hoặc có thai... Sử dụng những thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiến lược 'hồi sinh' các mẫu ô tô phân khúc Sedan cỡ C?

6 dấu hiệu cảnh báo biến chứng thận do tiểu đường

Những điều cần biết về virus RSV

Nhận diện loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Ho, đau rát họng là bệnh gì và cách chữa hiệu quả

Người mắc tiểu đường, suy thận, gout nên ăn uống như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm khi nào cần mổ?

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon
Có thể bạn quan tâm

Đốt bộ thẻ Pokemon giá gần 50 triệu, TikToker khiến cộng đồng game thủ giận dữ, lên án mạnh mẽ
Mọt game
09:02:53 26/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 43: An - Nguyên lén lút hẹn hò, bị cả nhà bắt quả tang
Phim việt
08:58:51 26/05/2025
Nadia Melliti - Từ diễn viên tay ngang đến ngôi sao sáng tại Cannes 2025
Hậu trường phim
08:56:12 26/05/2025
Mẹ phản đối bạn trai tôi chỉ vì đã "nhắm" cho con người khác
Góc tâm tình
08:52:25 26/05/2025
Danh sách thiết bị Xiaomi, Redmi và POCO được cập nhật Android 16
Thế giới số
08:49:38 26/05/2025
Apple mất ngôi vương vào tay Xiaomi - 'Apple của Trung Quốc'
Đồ 2-tek
08:45:44 26/05/2025
Đông Nhi - Ông Cao Thắng: 16 năm ngọt ngào, có 2 con vẫn như "lúc mới yêu"
Sao việt
08:35:35 26/05/2025
Sang tháng 5 Âm lịch, 4 con giáp này "vận đỏ như son", gặp nhiều may mắn, không bon chen vẫn bùng nổ tài lộc
Trắc nghiệm
08:03:26 26/05/2025
Siêu xe Mercedes-Benz SLR Stirling Moss trở lại với dáng vẻ hiện đại
Ôtô
07:40:50 26/05/2025
5 tựa phim Hàn Quốc đáng xem nhất mùa hè: Bộ số 4 chắc chắn sẽ khiến bạn khóc sưng mắt
Phim châu á
07:25:36 26/05/2025