Những nông dân thời @
Những năm gần đây, các điển hình nông dân làm giàu xuất hiện ngày càng nhiều. Họ là những con người năng động nắm bắt tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất. Chính những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm, sự chịu khó tìm tòi, học hỏi của người nông dân đã xua đói nghèo, vươn lên no ấm, góp phần tạo nên diện mạo mới cho quê hương.
Đến thăm trang trại của chị Nguyễn Thị Trâm, thôn Nhất Trai, xã Minh Tân, huyện Lương Tài, chúng tôi ấn tượng về quy mô trang trại của gia đình chị một thì ấn tượng về chủ nhân mười. Trái với hình ảnh người nông dân “chân lấm tay bùn”, chị Trâm mang dáng dấp của một doanh nhân với tác phong rất… công nghiệp.
Trang trại lợn nái của gia đình ông Ngô Văn Tốn.
Được biết, chị Trâm sau khi học xong Đại học Giao thông vận tải, lập gia đình về đất Lương Tài, sẵn có người nhà ở Úc, trong khi còn chờ việc làm, chị đầu tư thuê 1ha đất trồng măng tây xanh xuất khẩu. Năm 2013, chị mạnh dạn thành lập Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong để tiện cho việc xuất khẩu nông sản. Sau một thời gian thấy hiệu quả, chị nhận thầu khu đất rộng hơn 4ha, nâng tổng số diện tích trong trang trại của gia đình chị lên trên 5ha để trồng măng tây xanh, rau màu theo kỹ thuật công nghệ cao, hướng tới tiêu chuẩn Vietgap.
Với sự nhạy bén, sau khi nhận bàn giao đất, chị Trâm chủ động đi tham quan rất nhiều mô hình trang trại trồng trọt khác trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, tích cực tham gia các buổi tập huấn khoa học – kỹ thuật, cách phòng trừ sâu bệnh… do các cấp Hội Nông dân, Hội Làm vườn và địa phương tổ chức. Chị sử dụng mạng internet để tự học hỏi, trau dồi kiến thức cho bản thân, tham gia nhiều diễn đàn về trồng trọt trên các trang mạng, mỗi khi cần tìm hiểu thêm vấn đề gì đó chị đều lên diễn đàn đặt câu hỏi và chắt lọc câu trả lời để áp dụng vào thực tiễn tại trang trại của mình. Đến nay, trang trại của gia đình chị sản xuất ổn định, mỗi năm doanh thu hơn 1 tỷ đồng, đảm bảo cho 5-6 lao động thường xuyên với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng, không kể ngày vụ lên tới hàng chục người.
Chị Trâm chia sẻ: “Trong khi chờ đợi việc làm thì cũng muốn làm một việc gì đó để sinh sống và tạo việc làm cho bà con, họ hàng ở quê. Ở nông thôn, ngoài mùa vụ hầu hết thời gian nhàn rỗi không có việc làm rất lãng phí. Nghĩ là làm, sau một thời gian thấy có hiệu quả lại càng quyết tâm hơn. Trong thời gian tới, gia đình tôi cũng có nhiều dự định trong việc phát triển và mở rộng việc trồng rau màu theo tiêu chuẩn VietGap, đảm bảo an toàn thực phảm để xuất ra thị trường trong và ngoài nước nên cũng cần nguồn vốn lớn để ổn định sản xuất”.
Video đang HOT
Rời trang trại của gia đình chị Trâm, chúng tôi tìm đến trang trại của gia đình ông Ngô Văn Tốn ở thôn Lai Hạ, xã Lai Hạ, Lương Tài. Vốn là người thành phố nhưng ông Tốn lại trở thành ông vua lợn trên mảnh đất này. Trang trại của ông tại xã Lai Hạ rộng trên 4ha với 10 chuồng quy mô 5 nghìn con lợn nái. Đâu chỉ là 1 trong số 7 trang trại của ông tại tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Nói đến ông Tốn “lợn” chắc hẳn khắp các tỉnh phía Bắc ai cũng biết đến vì ông gắn bó với nghề chăn nuôi này gần 20 năm nay, cũng như quy mô, hiệu quả chăn nuôi của gia đình. Không qua một trường lớp nào, xuất thân từ nông dân nhưng với sự năng động, sáng tạo, ông Tốn gây dựng cho mình thương hiệu trong sản xuất chăn nuôi. Doanh thu mỗi năm trên 10 tỷ đồng.
Được biết chị Trâm, ông Tốn cũng chỉ là 2 trong số rất nhiều nông dân trong tỉnh đang mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa chuyên canh… Những người nông dân ấy là hình mẫu mà hiện các cấp Hội Nông dân, Hội Làm vườn trong tỉnh đang tích cực xây dựng, nhân rộng.
Khi chuyển sang kinh tế thị trường với mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng, cùng với nhiều ngành kinh tế khác, hội nhập đem lại cho nông nghiệp nước ta nhiều điều kiện thuận lợi và cơ hội phát triển nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức.
Sản phẩm nông nghiệp ngày càng đòi hỏi phải đạt các tiêu chuẩn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Chính vì vậy, ngoài tâm huyết, gắn bó với nông nghiệp, người nông dân phải hướng tới chuyên nghiệp, nông dân không chỉ biết tổ chức lại sản xuất, mà còn phải chuyên nghiệp trong vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, kết nối với doanh nghiệp; nắm bắt được thông tin, chủ động tham gia thị trường…
Hiện toàn tỉnh có khoảng trên 3.200 trang trại và gia trại sản xuất thu hút trên 60 nghìn người lao động, cho sản lượng gần 100 tấn. Thời gian qua, các cấp Hội Làm vườn trong tỉnh tích cực đóng vai trò là “bà đỡ”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phát huy nội lực, tích cực học tập, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi các mô hình kinh tế nhỏ lẻ, manh mún sang các mô hình sản xuất hàng hoá tập trung…
Hội đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả các dịch vụ, tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh. Gắn công tác tuyên truyền, vận động với các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề và hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập; hướng dẫn nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể, liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế…
Ông Nguyễn Xuân Vững, Phó Chủ tịch thường trực Hội Làm vườn tỉnh cho biết: “Hiện nay, toàn tỉnh đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ các hộ làm kinh tế vườn phát triển như: hỗ trợ 150 triệu đồng/1ha đối với sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Gap; 100% giá cây quả; hỗ trợ kho lạnh bảo quản rau củ quả; 50% giá cây ăn quả sản xuất đại trà, trong đó ưu tiên sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Gap; hỗ trợ 300-400 triệu đồng trên 1ha cây ăn quả; 3-4,5 tỷ đồng đối với các mô hình từ 100-150ha…
Tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân, xây dựng thương hiệu nâng cao giá trị cây ăn quả, giúp nông dân nâng cao kiến thức, trình độ ứng dụng trong sản xuất đạt hiệu quả cao, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm”.
Bằng sự năng động, nhạy bén nắm bắt với thị trường, những người nông dân như ông Tốn, chị Trâm… đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Bắc Ninh phát triển, từng bước hội nhập. Những thành quả mà họ đạt được là hiện thực hóa những ước mơ làm giàu của người nông dân thời @. Và chính họ là những người đã và đang tạo nên điểm nhấn trong bức tranh kinh tế của tỉnh Bắc Ninh hôm nay.
Theo Khánh Lộc (Đài PTTH Bắc Ninh)
Biến vùng đất phèn thành trại nuôi trù phú
Từ bỏ cây lúa năng suất thấp trên vùng đất nhiễm phèn, 10 năm sau ngày chuyển sang nuôi lợn, thả cá, ông Hà Văn Sáu (huyện Bình Chánh, TP.HCM) luôn đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố trong nhiều năm liền.
Từ bỏ cây lúa năng suất thấp trên vùng đất nhiễm phèn, 10 năm sau ngày chuyển sang nuôi lợn, thả cá, ông Hà Văn Sáu (huyện Bình Chánh, TP.HCM) luôn đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố trong nhiều năm liền. Ông Sáu kể, địa bàn ấp 1, xã Bình Lợi, (huyện Bình Chánh) vốn là đất bị nhiễm phèn. Nước từ kênh mương thường xuyên tràn bờ bao gây úng ngập nên năng suất lúa không cao. Từ khi thành phố khuyến khích chuyển đổi mô hình kinh tế, ông theo học các lớp tập huấn ngay tại huyện.
Nhờ chịu khó và ham học hỏi, mô hình thả cá, nuôi lợn của ông không những giúp đời sống gia đình khấm khá mà các hộ xung quanh cũng học hỏi làm theo. Hiện ông sở hữu 4 ao nuôi cá với diện tích mặt nước khoảng 2ha. Để tận dụng các tầng nước và thức ăn trong ao, ông thả nuôi nhiều loại cá khác nhau như cá mùi, cá mè, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá tra.
Ông Sáu bên mô hình chuồng lợn và ao cá của mình. Ảnh: V.N
Nguồn thức ăn cho cá chủ yếu là thức ăn thừa từ các công ty, các quán ăn, nhà hàng thay vì thức ăn công nghiệp để giảm thiểu chi phí. Sau 10 tháng, ông thu hoạch 2 ao cá trước nhà trung bình khoảng 10 tấn cá. Với giá bán 20.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, ông còn lãi được gần 100 triệu đồng. Thêm 2 ao nuôi phía sau, tính tổng cộng, mỗi năm ông thu được 17 - 18 tấn cá.
Đặc điểm nổi bật nhất khi vào khu trại nuôi của ông Sáu là có rất nhiều dừa. Ông kể vì năm nào cũng phải đắp kè, nạo ao, ông nghĩ ra cách trồng 300 gốc dừa xung quanh để vừa giữ đất, chống sạt lở lại có thêm thu nhập.
Ngoài nuôi cá, ông Sáu còn đầu tư vào trại lợn với 43 nái đẻ; cùng với lợn thịt, lợn cai sữa toàn đàn hơn 300 con. Trước đây, trong vùng có khá nhiều hộ dân nuôi lợn nhưng dịch bệnh liên miên nên bà con bỏ chuồng, dỡ trại, chuyển nghề khác. Riêng ông vẫn bám trụ được với nghề nhờ kinh nghiệm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để cách ly mầm bệnh.
Vì trại nuôi nằm sâu trong ấp nên khó khăn chính vẫn là vận chuyển. Tiền thức ăn khoảng 6.000 đồng/kg thì vào đến trại nuôi lên tới 10.000 đồng. Mua bán cá có thể chở bằng xe máy nhưng với lợn thì phải chuyển lên ghe. "Hiện con đường trước nhà đang sửa chữa. Khi giao thông thuận tiện hơn cho việc vận chuyển xe bốn bánh, tôi sẽ đăng ký chuyển lên mô hình chăn nuôi VietGAP" - ông Sáu chia sẻ.
Theo Dantri
Tiêu chết hàng loạt ở nhiều nơi: 10 người trồng, 9 người ôm nợ Như Báo NTNN - Dân Việt đã phản ánh, rất nhiều nông dân ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phải hứng chịu "quả đắng" vì cây hồ tiêu chết hàng loạt. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là hệ quả của việc trồng tiêu một cách ồ ạt, phá vỡ quy hoạch của ngành chức năng... Mất kiểm soát việc trồng tiêu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

TP.HCM: Va chạm xe ôm công nghệ, 1 người tử vong tại chỗ

TP.Phan Thiết: Tạm đình chỉ chức vụ Chủ tịch UBND P.Mũi Né

Truy tìm chủ sở hữu chiếc xe ô tô đâm xe máy rồi bốc cháy

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông

Tông xe liên hoàn trên quốc lộ ở Đắk Nông, 2 người tử vong

Tài xế xe Mazda biển số Hà Nội va chạm xe Lexus rồi húc thẳng vào nhà dân

Sạt lở đất vùi lấp căn nhà ở Sa Pa, người phụ nữ tử vong

Mưa lớn quật đổ hàng loạt trụ điện ở Gia Lai

Trưởng công an cấp xã mới sẽ có thẩm quyền xử phạt như trưởng công an huyện

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác
Có thể bạn quan tâm

G-Dragon lần đầu lên tiếng về lùm xùm chất cấm: "Tất cả chỉ là hiểu lầm"
Sao châu á
21:59:09 15/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau đáu vì mảnh giấy kẹp trong vở học của con: Muốn con phát triển tốt, buộc phải tháo gỡ điều này
Góc tâm tình
21:58:26 15/05/2025
Johnny Trí Nguyễn lộ diện giữa ồn ào chia tay bạn gái 10 năm, visual khác lạ khiến cả cõi mạng quá sốc
Hậu trường phim
21:54:49 15/05/2025
Vĩnh Long: Bắt giữ bị can cướp tài sản trốn lệnh truy nã
Pháp luật
21:52:23 15/05/2025
Bạn có chắc bữa ăn hôm nay không gieo mầm ung thư?
Sức khỏe
21:33:30 15/05/2025
Apple phát triển công nghệ hỗ trợ điều khiển thiết bị bằng tín hiệu não
Thế giới số
21:24:46 15/05/2025
Chồng Hồ Quỳnh Hương chính thức lộ mặt, danh tính khiến cộng đồng mạng dậy sóng
Sao việt
21:22:18 15/05/2025
Lamine Yamal và đồng đội được thưởng lớn với chức vô địch La Liga
Sao thể thao
21:17:41 15/05/2025
Noo Phước Thịnh công bố tin sốc, cắt đứt với 1 người quan trọng đã gắn bó 15 năm
Nhạc việt
21:14:31 15/05/2025
Nhóm nữ đông dân hát nhép nguyên showcase: Cảm thấy phí thời gian khi phải tới xem!
Nhạc quốc tế
21:09:10 15/05/2025