Những phim kinh điển không thể bỏ lỡ dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Trong những ngày cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những bộ phim về chiến tranh Việt Nam trở thành cầu nối đưa khán giả trở về những năm tháng hào hùng.
Điện ảnh cách mạng Việt Nam đã sớm ý thức được vai trò của mình trong việc ghi lại những trang sử bi hùng của dân tộc. Ngay từ những năm tháng chiến tranh ác liệt, các nhà làm phim đã dấn thân vào lửa đạn, mang đến những thước phim quý giá, phản ánh chân thực cuộc sống và chiến đấu của quân và dân ta ở miền Nam.
Những bộ phim này không chỉ là tư liệu lịch sử vô giá mà còn là những tác phẩm nghệ thuật lay động lòng người, truyền lửa cho các thế hệ mai sau về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng hòa bình.
“Nổi gió” (1966) – Tiếng chuông đầu tiên của điện ảnh cách mạng về đề tài chiến tranh miền Nam
Nổi gió (1966) của đạo diễn Huy Thành chuyển thể từ vở kịch cùng tên của nhà văn Đào Hồng Cẩm, có một vị trí đặc biệt trong lịch sử điện ảnh Việt Nam.
Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng lấy bối cảnh cuộc chiến tranh ở miền Nam. Câu chuyện phim xoay quanh bi kịch gia đình của 2 chị em Vân (cố NSND Thụy Vân) và Phương (cố NSND Thế Anh).
NSND Thụy Vân trong một cảnh đốt 10 đầu ngón tay gây ám ảnh nhất phim “Nổi gió” (Ảnh: Chụp màn hình).
Vân là một cán bộ cách mạng kiên trung, hoạt động trong lòng địch, trong khi Phương lại là một Trung úy quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Sau nhiều năm xa cách, cuộc gặp gỡ tình cờ của họ không mang lại niềm vui đoàn tụ mà lại khơi dậy những mâu thuẫn sâu sắc về ý thức hệ và lựa chọn con đường.
Khi biết em trai phục vụ cho phía địch, Vân đã đau đớn đuổi Phương đi. Bi kịch nối tiếp bi kịch khi Vân và con trai bị bắt vào trại tập trung.
Tại đây, chị đã kiên cường đấu tranh, chịu đựng những đòn tra tấn dã man và chứng kiến cảnh con trai bị sát hại. Nỗi đau tột cùng tưởng chừng quật ngã người phụ nữ ấy, nhưng Vân đã vượt qua, giả điên để tiếp tục hoạt động cách mạng trong tù.
Sau khi ra tù, Vân đã bằng sự kiên trì và tình yêu thương, cảm hóa được người em trai và nhiều binh lính Việt Nam Cộng hòa, thức tỉnh họ về chính nghĩa dân tộc.
Hình ảnh cuối phim khi Trung úy Phương cúi xuống rửa mặt trên dòng sông trong ánh bình minh, nghe tiếng reo hò của nhân dân và nhìn nụ cười trìu mến của người chị đã trở thành một biểu tượng về sự thức tỉnh và hòa giải.
Với diễn xuất tài năng của Thế Anh và Thụy Vân, Nổi gió đã chạm đến trái tim của hàng triệu khán giả, giành giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất và trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
“ Cánh đồng hoang” (1979): Tinh thần “dựa vào sức dân mà đánh Mỹ”
Cánh đồng hoang của đạo diễn, NSND Hồng Sến đưa khán giả đến với vùng Đồng Tháp Mười trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ.
Sau gần nửa thế kỷ kể từ khi ra mắt vào năm 1979, bộ phim với kịch bản của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và âm nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn giữ nguyên sức hút mãnh liệt.
Tác phẩm tập trung vào cuộc sống của vợ chồng nông dân Ba Đô (cố NSND Lâm Tới) và Sáu Xoa (Thúy An) cùng đứa con nhỏ trong một căn chòi giữa mênh mông nước.
Họ được cách mạng giao nhiệm vụ giữ đường dây liên lạc, một công việc thầm lặng nhưng vô cùng nguy hiểm.
Trong một trận càn, Ba Đô bị trực thăng Mỹ bắn trúng. Để trả thù, vợ anh cùng du kích bắn rơi chiếc trực thăng, tạo nên khoảnh khắc kịch tính khó quên.
Điểm nhấn nhân văn là cảnh tấm ảnh vợ con phi công Mỹ rơi ra khi anh ta bị bắn. Dù có ý kiến đề nghị cắt, đạo diễn Hồng Sến vẫn giữ lại để nhấn mạnh: Lính Mỹ cũng là con người, có gia đình, nhưng chiến tranh buộc họ phải xa rời tất cả.
Một cảnh trong phim “Cánh đồng hoang” (Ảnh: Hãng phim Giải phóng).
Đạo diễn Hồng Sến đã sử dụng ngôn ngữ điện ảnh đầy tính biểu tượng và tương phản để truyền tải những giá trị nhân văn sâu sắc. Diễn xuất tuyệt vời của Lâm Tới và Thúy An đã hóa thân trọn vẹn vào vai vợ chồng Ba Đô, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc.
Cánh đồng hoang không chỉ là một lát cắt lịch sử về cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam tại Đồng Tháp Mười, mà còn là khúc hùng ca đậm chất thơ về sự kiên cường của con người Việt Nam.
Tác phẩm từng giành giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1980 và Huy chương vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Moskva 1981, khẳng định dấu ấn của điện ảnh Việt Nam trên trường quốc tế và truyền đi thông điệp mạnh mẽ về khát vọng hòa bình.
“ Ván bài lật ngửa” (1982-1987) – Bi hùng khúc tráng ca về người anh hùng thầm lặng
Ván bài lật ngửa là một loạt phim đen trắng gồm 8 tập, được sản xuất bởi Xí nghiệp Phim Tổng hợp TPHCM (nay là Hãng phim Giải phóng), trong giai đoạn 1982-1987, đã trở thành một tượng đài của điện ảnh Việt Nam về đề tài tình báo.
Kịch bản phim do nhà văn, nhà biên kịch tài ba Nguyễn Trương Thiên Lý (bút danh Trần Bạch Đằng) chắp bút, đạo diễn Khôi Nguyên (Lê Hoàng Hoa).
Nguyễn Chánh Tín vai Nguyễn Thành Luân phim “Ván bài lật ngửa” (Ảnh: Hãng phim Giải phóng).
Bộ phim xoay quanh cuộc đời đầy sóng gió và những chiến công thầm lặng của Nguyễn Thành Luân (Chánh Tín đóng) – nguyên mẫu từ anh hùng liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo, một chiến sĩ tình báo xuất sắc – hoạt động trong lòng địch.
Với trí thông minh, lòng dũng cảm và sự kiên trung tuyệt đối, Nguyễn Thành Luân đã nhiều lần lật ngược thế cờ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Bên cạnh nhân vật chính, bộ phim còn khắc họa những hình ảnh đẹp về tình đồng đội, tình yêu đôi lứa trong khói lửa chiến tranh, đặc biệt là mối tình sâu sắc giữa Nguyễn Thành Luân và vợ – nữ điệp viên Thùy Dung (Thúy An thủ vai).
Ván bài lật ngửa được xem là đỉnh cao điện ảnh Việt Nam, giành Giải đặc biệt (1983), Bông Sen Bạc và Nam diễn viên chính xuất sắc (Nguyễn Chánh Tín) tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1985.
Tác phẩm không chỉ hấp dẫn bởi những tình tiết ly kỳ, những màn đấu trí căng thẳng mà còn lay động trái tim người xem bởi những hy sinh thầm lặng vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Phát Video
“ Biệt động Sài Gòn” (1986) – Hào khí chiến công trong lòng địch
Biệt động Sài Gòn là bộ phim gắn liền với tên tuổi đạo diễn Long Vân. Tác phẩm kinh điển này được xem là một trong những thành công chói sáng của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Bộ phim gồm 4 tập ( Điểm hẹn, Tĩnh lặng, Cơn giông, Trả lại tên cho em), ra mắt năm 1986, là tác phẩm duy nhất tái hiện một cách sống động và chân thực những chiến công oanh liệt của lực lượng biệt động Sài Gòn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Thành công lớn nhất của phim Biệt động Sài Gòn không chỉ dừng lại ở những chiến công lẫy lừng của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn bắt được “nhịp cầu lòng dân” từ thời chiến sang thời bình.
“Biệt động Sài Gòn” do Lê Phương, Nguyễn Thanh viết kịch bản và được Long Vân làm đạo diễn là tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam (Ảnh: Xưởng phim truyện Việt Nam).
Tác phẩm không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả bởi những cảnh hành động gay cấn mà còn bởi diễn xuất tài năng của dàn diễn viên như Quang Thái (vai Tư Chung), Thương Tín (Sáu Tâm), Thanh Loan (ni cô Huyền Trang)…
Bộ phim đã lập kỷ lục phòng vé vào thời điểm đó và cho đến nay vẫn là một trong những tác phẩm điện ảnh được yêu thích nhất về đề tài chiến tranh Việt Nam.
“Giải phóng Sài Gòn” (2005) – Bản hùng ca 30/4
Được sản xuất nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải phóng Sài Gòn của đạo diễn Long Vân là một bộ phim hoành tráng tái hiện những sự kiện lịch sử trọng đại trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Bộ phim tập trung khắc họa vai trò lãnh đạo tài tình của Đảng và các nhà lãnh đạo cách mạng như Tổng Bí thư Lê Duẩn (cố nghệ sĩ Hà Văn Trọng đóng), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (NSND Khương Đức Thuận), Bí thư Trung ương Cục miền Nam Phạm Hùng (Hoàng Quân Tạo thủ vai)… trong giai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến.
Phim “Giải phóng Sài Gòn” được sản xuất nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (Ảnh: Hãng phim Giải phóng).
Với sự đầu tư lớn về kinh phí (12,3 tỷ đồng) và thời gian sản xuất (13 năm), Giải phóng Sài Gòn đã tái hiện một cách chân thực và sống động khí thế tiến công thần tốc của quân và dân ta trên khắp các mặt trận, đặc biệt là cuộc tiến công vào Sài Gòn.
Những cảnh quay hoành tráng, không sử dụng kỹ xảo đã mang đến cho khán giả những thước phim bi tráng và hào hùng về chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
“Đừng đốt” (2009): Lòng trắc ẩn giữa chiến tranh
Đừng đốt (2009) do NSND Đặng Nhật Minh đạo diễn và viết kịch bản, dựa trên cuốn nhật ký nổi tiếng của nữ bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
Bộ phim không tập trung vào những trận chiến ác liệt mà đi sâu vào thế giới nội tâm phong phú, khắc họa vẻ đẹp tâm hồn, lòng nhân ái và tinh thần kiên cường của một người phụ nữ Việt Nam trong khói lửa chiến tranh.
Qua những trang nhật ký được tái hiện trên màn ảnh, khán giả cảm nhận được sự lạc quan, tình yêu thương con người và khát vọng hòa bình cháy bỏng của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Phân cảnh gây xúc động trong phim “Đừng đốt” (Ảnh: Chụp màn hình).
Diễn xuất đầy cảm xúc của Minh Hương trong vai nữ bác sĩ đã chinh phục trái tim của hàng triệu khán giả. Đừng đốt không chỉ là một bộ phim về chiến tranh mà còn là một tác phẩm về vẻ đẹp của tâm hồn Việt Nam, về sự bao dung và khả năng hàn gắn những vết thương chiến tranh.
Bộ phim đã giành nhiều giải thưởng cao quý trong nước và quốc tế như Bông Sen Vàng (2009), 6 giải Cánh Diều Vàng (2010), giải Khán giả bình chọn tại Liên hoan phim Fukuoka (Nhật Bản), và được chọn dự Oscar 2010.
Tác phẩm là lời nhắc nhở về giá trị hòa bình và sức mạnh của lòng nhân ái.
Những diễn viên nổi tiếng nhờ một vai diễn
Nếu trước đây điện ảnh Việt Nam từng có nhiều diễn viên chỉ thành công với một vai diễn, được gọi là "vai để đời", ngày nay, nhiều người trẻ đã nổi danh chỉ có một vai diễn.
Những diễn viên nổi tiếng với một vai diễn "để đời"
NSND Huy Thành đánh giá: "Với người diễn viên chỉ cần có được một vai diễn thật hay, thật ấn tượng là đủ cho cả một đời làm nghệ thuật". Gần 40 năm trôi qua nhưng nhắc đến NSND Lan Hương, nhiều khán giả vẫn nhớ đến vai cô bé Hà Nội với đôi mắt to đen láy nổi bật giữa bom rơi, đạn nổ trong phim Em bé Hà Nội (giải Bông sen vàng tại LHPVN 1975). Khi ấy Lan Hương khoảng 10 tuổi, sau này dù tham gia rất nhiều bộ phim khác nhưng chị mãi vẫn là "Em bé Hà Nội".
Năm 13 tuổi, NSƯT Tố Quyên vào vai cô bé Nga trong bộ phim Con chim vành khuyên (giải Bông sen vàng tại LHPVN 1973). Khi trưởng thành, Tố Uyên đóng thêm nhiều bộ phim khác nhưng vẻ ngây thơ, trong sáng của cô bé Nga khiến khán giả nhớ mãi. Với vai Nết trong Đến hẹn lại lên, NSND Như Quỳnh đoạt giải Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP VN năm 1975. Đến tận bây giờ, trong gia tài gồm hàng trăm vai diễn trong phim điện ảnh và truyền hình của NSND Như Quỳnh khán giả vẫn nhớ mãi đến Nết.
NSND Như Quỳnh - vai Nết trong phim Đến hẹn lại lên.
Trước phim Sao tháng tám (1976), NSƯT Thanh Tú vốn rất thành công ở những nhân vật thị thành. Hóa thân rất thuyết phục vai chị Nhu - một cán bộ Việt minh xuất thân từ bần cố nông, chịu khó chịu khổ hy sinh cho cách mạng trong bộ phim kinh điển này, Thanh Tú đã được trao giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất ở LHP VN 1977. Đạt đến đỉnh cao của vinh quang trong nghề nghiệp, nhưng cái bóng của vai diễn này quá lớn, đến nỗi Thanh Tú đã quyết định chia tay với điện ảnh khi nhan sắc và tài năng đang rực rỡ nhất.
Cố NSND Phương Thanh có một vai diễn để đời, hằn sâu trong ký ức bạn nghề và những người yêu phim Việt là Hiền "Cá sấu" trong phim Tội lỗi cuối cùng. Vai diễn mang về cho Phương Thanh giải Nữ diễn viên xuất sắc trong LHP VN 1979.
Không được đóng vai đẹp, thậm chí phải hy sinh cả nhan sắc thật ở ngoài đời và chỉ đóng một bộ phim duy nhất nhưng NSƯT Đức Lưu vẫn rất nổi tiếng với vai Thị Nở trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy. Hóa thân xuất sắc, thậm chí đẩy nhân vật Thị Nở lên hàng nhân vật kinh điển của điện ảnh Việt Nam, Đức Lưu "chết" danh hơn 30 năm nay với cái tên Thị Nở. Từ khi phim công chiếu, đi đâu khán giả cũng gọi Đức Lưu là Thị Nở, đến con của bà cũng bị đùa là "con của Thị Nở"...
Gần 30 năm nay, với bao thế hệ khán giả yêu thích bộ phim Biệt động Sài Gòn (4 tập, từng gây sốt vé kỷ lục những năm giữa thập niên 1980) NSƯT Thanh Loan luôn là "ni cô Huyền Trang" với gương mặt đẹp thánh thiện, đôi mắt buồn thẳm sâu vời vợi. Vai diễn này thực sự là "đỉnh cao mà tôi không bao giờ vượt qua được", NSƯT Thanh Loan tâm sự.
Sau đó, Thanh Loan chuyển hẳn qua làm truyền hình nhưng khán giả vẫn chỉ nhớ đến ni cô Huyền Trang, thậm chí còn thêu dệt nhiều câu chuyện ly kỳ quanh sự vắng mặt của Thanh Loan trên màn ảnh sau này.
NSƯT Nguyễn Chánh Tín trong Ván bài lật ngửa.
30 năm đã trôi qua, NSƯT Nguyễn Chánh Tín vẫn nói vui rằng, bộ phim Ván bài lật ngửa đã "lật ngửa" cuộc đời cho ông. Là một ca sĩ, diễn viên nổi tiếng của thập niên 1970 nhưng tên tuổi của Nguyễn Chánh Tín chỉ thực sự tỏa sáng và bước đến đỉnh cao của vinh quang là khi ông may mắn nhận được vai Đại tá tình báo Nguyễn Thành Luân trong series phim Ván bài lật ngửa (1982 - 1987). Từ đấy, Nguyễn Thành Luân trở thành vai diễn để đời của NSƯT Nguyễn Chánh Tín, vượt qua tất cả những vai diễn trước và sau này của ông. Tại LHPVN năm ngoái, khi NSƯT Nguyễn Chánh Tín bước trên thảm đỏ, rất nhiều khán giả vẫn gọi ông bằng tên nhân vật trong Ván bài lật ngửa năm nào.
Những diễn viên nổi tiếng với một vai diễn "để đời" của điện ảnh Việt Nam còn có: NSND Lý Huỳnh với vai Hai Cũ trong phim Vùng gió xoáy, NSƯT Thùy Liên với vai Sáu Linh trong phim Mùa gió chướng, NSND Lâm Tới vai Ba Đô trong phim Cánh đồng hoang... vẫn ghi ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả đến mãi sau này.
Đến những diễn viên trẻ chỉ có một vai diễn
Những diễn viên trẻ như Minh Thư, Minh Anh, Đỗ Nguyễn Lan Hà, Minh Hương, Ninh Dương Lan Ngọc... được khán giả biết mặt biết tên, thậm chí được trao giải thưởng nhờ một vai diễn. Song thực chất giải thưởng mang tính động viên, khích lệ diễn viên trẻ đúng hơn là ghi công cho tài năng diễn xuất với một vai diễn thực sự ấn tượng mạnh trong lòng khán giả. Bởi vậy, gọi họ là những diễn viên chỉ có một vai diễn chính xác hơn.
Dịp Tết 2003, bộ phim Gái nhảy đã trở thành hiện tượng được ví như một sự đột phá tạo nên bước ngoặt lớn về doanh thu của điện ảnh Việt bước từ bao cấp sang cơ chế thị trường. Thủ vai nữ chính tên Hạnh trong phim, nữ diễn viên trẻ Minh Thưtừ đó chết danh "Minh Thư Gái nhảy". Sau đó, cô được "chọn mặt gửi vàng" cho một loạt phim thương mại khác nhưng vẫn không vượt qua được Gái nhảy. Bộ phim được "thiên thời địa lợi" với chiến dịch PR, tiếp thị hoành tráng và đề tài câu khách, mới lạ khiến người xem tò mò kéo nhau đi xem, không phải nhờ tài năng diễn xuất của diễn viên.
Bộ phim Những cô gái chân dài (2004) đã phát hiện và lăng xê một loạt ngôi sao mới cho phim Việt sau này. Trong đó, thủ vai nam chính là Minh Anh - một hot boy thế hệ 8X đời đầu với gương mặt điển trai, nụ cười hút hồn và thân hình lý tưởng của một siêu mẫu. Từ đó đến nay, nhắc đến Minh Anh khán giả vẫn chỉ nhớ đến Hoàng của Những cô gái chân dài, dù anh đóng thêm nhiều phim khác và cả ca hát, làm người mẫu.
Đỗ Nguyễn Lan Hà lần đầu đến với điện ảnh năm 13 tuổi với vai Gianh trong phim Đời cát và giành giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc tại LHPVN lần thứ 13. 7 năm sau, Lan Hà đóng vai chính tên Mai trong phim Trái tim bé bỏng của Nguyễn Thanh Vân và được giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của Cánh diều vàng 2007 và LHPVN 2009...
Sau những vinh quang này, Lan Hà trở về quê nhà học tập và trở thành giảng viên của Học viện Âm nhạc Huế và lập gia đình. Nhắc đến cô, người ta vẫn tiếc cho một tài năng trẻ không có cơ hội để đi tiếp với điện ảnh nhưng cũng có thể, nếu đi tiếp, chưa chắc Lan Hà đã bước qua được "cái bóng" của Trái tim bé bỏng, theo thời gian khán giả sẽ đòi hỏi ở cô diễn viên tay ngang khả năng diễn xuất trưởng thành hơn.
Nữ diễn viên Minh Hương cũng được nhiều người biết đến chỉ nhờ một vai nữ chính Đặng Thùy Trâm trong bộ phim điện ảnh Đừng đốt (2010). Được trao giải Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP về lòng yêu nước thời chiến - Volokolamsk lần thứ 8 tại Nga và Nữ diễn viên chính xuất sắc tại Cánh diều vàng 2010, nhưng sau phim này, cô chưa có thêm vai diễn nào khác để khẳng định tài năng diễn xuất.
Sự may mắn của Minh Hương là ở hiệu ứng lan tỏa của Đừng đốt (dựa trên tác phẩm Nhật ký Đặng Thùy Trâm), bất cứ nữ diễn viên nào thủ vai nữ bác sĩ cũng nhận được sự ưu ái hơn từ khán giả và giới làm nghề.
Minh Hương trong phim Đừng đốt.
Năm 2011, Ninh Dương Lan Ngọc đã trở thành "ngọc nữ" mới của điện ảnh Việt nhờ vai Nương trong phim Cánh đồng bất tận. Sở hữu vẻ đẹp trong sáng, tươi tắn, cô được giới chuyên môn và truyền thông đánh giá cao ở diễn xuất tự nhiên, chân thật.
"Cơn mưa" giải thưởng từ Mai vàng, Cánh diều vàng, Bông sen vàng... đã trở thành "rào cản" khiến Lan Ngọc đến giờ vẫn chỉ là Nương và bị "đóng khung" trong một vài vai diễn mờ nhạt. Liệu cô có rơi vào trường hợp như Lan Hà, Minh Hương... chỉ được nhớ đến với một vai diễn khi tuổi đời còn quá trẻ, tài năng diễn xuất chưa kịp chín?
Ninh Dương Lan Ngọc trong phim Cánh đồng bất tận.
Trong danh sách những diễn viên trẻ từng chỉ có một vai diễn, có thể kể đến Đỗ Hải Yến với vai nữ chính trong Chuyện của Pao, Thế Lữ với vai nam chính trong Mùa len trâu, Ngô Thanh Vân và Johnny Trí Nguyễn trong Dòng máu anh hùng,Thái Hòa với vai Hội trong Để Mai tính, Nhật Kim Anh vai nàng Cầm trong Long thành cầm giả ca... Không vượt qua được chính mình sau một vai diễn ít nhiều trở thành "hiện tượng" là thực trạng chung của nhiều diễn viên trẻ hiện nay.
Thái Hòa vai Hội trong Để Mai tính.
Nhật Kim Anh trong phim Long thành cầm giả ca.
Theo Điện ảnh Việt Nam
Những bộ phim kinh điển về Giải phóng miền Nam đáng xem dịp này Những bộ phim lịch sử dịp 30/4 như "Nổi gió", "Cánh đồng hoang", "Biệt động Sài Gòn", "Mùi cỏ cháy",... tái hiện chân thực cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Nổi gió (1966) Bộ phim Nổi gió của đạo diễn Huy Thành được chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Đây là tác phẩm đầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

"Cha tôi, người ở lại" tập 32: Đại biết Nguyên thích An

Phim Lý Hải mới chiếu đã áp đảo phòng vé, Victor Vũ sợ toát mồ hôi, nghi ôm lỗ?

Nam chính 'Trạm cứu hộ trái tim' tái xuất trong phim phá án

Mưa Đỏ hạ cánh sau thành công Địa Đạo, tái hiện thảm cảnh lịch sử, có đáng xem?

Mẹ biển - Tập 30: Quân bị chính bố đẻ chối bỏ

Những chặng đường bụi bặm - Tập 20: Ly quá tâm cơ, Nguyên quá đơn thuần nên chú Thuỵ ra tay

Mẹ biển - Tập 30: Quân nhận ra cha trong tình huống éo le

'Trò chơi bóng tối' có đủ các yếu tố đặc trưng: Kịch tính, chiều sâu tâm lý, ma mị và đầy nhân văn

Những chặng đường bụi bặm. - Tập 20: Linh Đan khuyên Nguyên nên tìm hiểu về Ly, Hậu rối bời sau khi biết sự thật

Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Ly sảy thai, Nguyên suy sụp vì mất con

Mẹ biển - Tập 29: Cuộc hội ngộ đầy nước mắt và oán hận

Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên hứa sẽ có trách nhiệm, tìm tên mới cho Phỏm
Có thể bạn quan tâm

Phùng Thế Văn: "Soái ca cảnh vệ" hot 1 thời, giờ diện mạo khó tin, vẫn độc thân
Netizen
21:29:03 29/04/2025
NSND Tự Long: Vợ con từng ngăn cản tôi tham gia 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Sao việt
21:22:54 29/04/2025
Xabi Alonso quyết định đến Real Madrid
Sao thể thao
21:18:54 29/04/2025
Xem phim "Sex Education" cùng con trai, một câu thoại khiến tôi rớm nước mắt, ôm chầm lấy con: Kỳ tích sẽ đến nếu người cha biết làm điều này
Góc tâm tình
21:16:22 29/04/2025
Điều gì khiến con gái 55 tuổi cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh 30.4?
Tin nổi bật
21:08:09 29/04/2025
Sở thú Hàn Quốc 'đau đầu' vì thú cưng của cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol
Lạ vui
21:04:14 29/04/2025
Lộ nguyên nhân khiến mỹ nhân The Glory biến mất khỏi sóng truyền hình, liên quan đến 1 "ông lớn"
Sao châu á
20:56:45 29/04/2025
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
Thế giới
20:55:05 29/04/2025
Giường ngủ khách sạn có 4 chiếc gối, thừa 2 gối chúng dùng để làm gì?
Trắc nghiệm
20:35:24 29/04/2025
Kẻ cướp ngân hàng VietinBank bị khởi tố 2 tội danh
Pháp luật
20:31:04 29/04/2025