Những thủ phạm khiến bạn không thể tập trung khi học
Có thể bạn ít khi để ý đến những điều này nhưng nó lại rất có hại đến sự tập trung của bạn lúc học. Hãy nghía qua để biết những thủ phạm nào khiến bạn mất tập trung này nhé!
1. Dùng điện thoại di động trong lúc học
Lúc học, bạn vẫn thường để điện thoại di động bên mình để tiện liên lạc, thỉnh thoảng lại ngó xem mấy giờ hay một vài tin nhắn đến rồi đi. Bạn không để ý tới nó bởi bạn vẫn có thể học tiếp nên bạn cho rằng nó không có ảnh hưởng gì tới mình. Tuy nhiên, phần nào sự tập trung trong bạn đã bị phân tán vào những tin nhắn ấy rồi, thay vào đó bạn hãy để điện thoại ra một góc khác, khi nào học xong thì hãy nhắn tin với bạn bè, tránh tình trạng vừa học vừa nhắn tin.
2. Vừa học vừa nghe nhạc
Một số bạn cho rằng vừa học vừa nghe nhạc sẽ rất hiệu quả, tuy nhiên không phải ai cũng thích ứng được với cách đó. Nhiều bạn vì thấy bạn bè mình học kiểu đó nên cũng bắt chước nhưng nó không những không đem lại hiệu quả mà thậm chí còn phản tác dụng. Bạn không thể tập trung khi học bởi trong đầu luôn hiện ra câu từ, nhịp điệu bài hát và miệng thì lẩm nhẩm một cách vô thức theo nhạc. Đầu óc bị phân tán nên bạn không thể hiểu sâu được bài.
3. Học trên mạng
Học trên mạng hiện nay đang là một trào lưu. Tuy nhiên, không phải ai học trên mạng cũng có kết quả tốt. Đa số mọi người khi online thường để nick chat nên ngay cả khi đang học bạn cũng bị phân tán ít nhiều do một số người BUZZ, thêm vào đó, bạn thường có xu hướng vừa học vừa lướt web bởi nhiều thông tin trên mạng rất có sức hút. Vừa học, vừa chat, vừa lướt web, hậu quả sẽ là bạn không thể tập trung vào bất cứ việc nào cả, đặc biệt là học.
4. Học nhiều môn cùng lúc
Bạn cho rằng để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể học nhiều môn cùng lúc. Trong lúc rảnh môn này thì nghía qua môn kia một chút, học nhiều môn cùng lúc cho đỡ chán. Tuy nhiên, học như vậy không những không tiết kiệm thời gian mà còn khiến bạn mất thêm nhiều thời gian để nhớ lại xem bạn đã học được những gì ở môn kia để tiếp tục. Không chỉ vậy, đầu óc do phải căng ra để tiếp thu nhiều loại kiến thức cùng lúc nên luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, rất dễ dẫn đến tình trạng ức chế.
Video đang HOT
5. Vừa học vừa “nhớ”
Bạn có thể nhớ những kỉ niệm vui, buồn xoay quanh bạn và những người bạn xung quanh. Những kỉ niệm vui khiến bạn mỉm cười và ngược lại những chuyện buồn khiến bạn phiền lòng. Bạn nghĩ rằng những chuyện đó chỉ thoáng qua trong đầu nên không vấn đề gì, tuy nhiên, cảm xúc cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tập trung của bạn trong khi học. Do đó, hãy học cách để cảm xúc sang một bên, trong lúc học chỉ nên chú tâm vào bài.
6. Học ở phòng khách
Nhiều bạn không có phòng riêng khép kín nên phải học ở phòng khách hay nơi có người qua lại. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tập trung của bạn, làm sao bạn có thể tập trung học trong khi mọi người đang nói chuyện. Hãy tìm cách khắc phục ngay vấn đề đó bằng cách bố trí một chỗ học khác yên tĩnh hơn hoặc yêu cầu mọi người phải nói nhỏ và không mở ti vi khi bạn đang học.
Chắc hẳn, ít nhiều các bạn đều mắc phải một trong những thủ phạm phá hoại sự tập trung của mình trong khi học như trên, vậy thì ngay từ bây giờ hãy học cách khắc phục chúng để đạt được hiệu quả cao trong khi học nhé.
Theo Kênh14
Để tập trung hơn khi lên đại học
Phần lớn sinh viên thú nhận khi học rất dễ mất tập trung, và luôn cảm thấy uể oải. Đâu là nguyên do và giải pháp khắc phục?
Vì sao sự tập trung giảm dần khi lên đại học?
Vào đại học luôn là mục tiêu lớn nhất của đa số các học sinh trung học phổ thông. Nhưng khi đã trở thành sinh viên rồi, họ mới hiểu rằng, để ngồi được trên giảng đường 4 năm và tốt nghiệp với một tấm bằng loại khá đôi khi gian nan hơn việc thi đại học rất nhiều.
Nhiều bạn sinh viên than thở: "Chỉ khi kì thi đến gần, mình mới học lấy học để. Còn bình thường, không hiểu sao mình chẳng thể nào tập trung được. Dù đã là sinh viên được hơn một học kì nhưng mình vẫn chưa thích nghi với môi trường học hiện tại"
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tập trung giảm dần:
* Lên đại học, các sinh viên phải tự tìm tòi nghiên cứu là chính. Nếu không được đốc thúc, không có động lực cụ thể, không ai động viên học tập, thì sẽ trở nên lười biếng và mất hứng thú học tập lúc nào không hay
* Chưa thích nghi với môi trường mới, ở xa nhà nên luôn nhớ về những kỉ niệm xưa cũ. Đôi khi chỉ cần một lời giảng rất đỗi bình thường của thầy cô cũng khiến tâm hồn họ "mơ về nơi xa lắm"
* Sinh viên luôn phải học liên tục hai, ba tiếng đồng hồ, chỉ nghỉ giải lao ngắn khoảng 15 20 phút. Việc học cao độ cộng với kiến thức tiếp thu quá nhiều trong đầu sẽ dẫn đến bão hòa và đuối, càng về sau càng không thể tập trung
* Cảm thấy chán, không hứng thú với môn đang học và tự hỏi không biết học để làm gì. Giảng viên phân tích quá sâu và quá kĩ trong khi sinh viên không đủ thời gian hệ thống hóa lại các kiến thức đã được tiếp thu
* Không hiểu sẽ dẫn đến chán, và chán sẽ khiến sinh viên mất tập trung. Càng mất tập trung lại càng không hiểu. Vòng luẩn quẩn cứ thế lặp lại và sự tập trung cứ thế mà giảm dần...
Cách khắc phục
Khi đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến mất tập trung thì ta hãy khắc phục ngay từ chính những nguyên nhân đó
Bằng cách:
Tạo động lực bằng việc thi đua với bạn bè, cố gắng đưa ra những mục tiêu và công khai cho mọi người thấy (khi bạn đã công khai thì mọi người đều chứng kiến, như thế bạn mới có thể phấn đấu đến nơi đến chốn): ghi những dòng quyết tâm lên status, bỏ Facebook, hạn chế tán gẫu tại các diễn đàn...
Hòa nhập hơn với bạn bè, lắng nghe họ, cười với họ và chia sẻ cùng họ những trải nghiệm, tâm sự của mình... Khi có nhiều bạn và cởi mở với họ, bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn rất nhiều và mỗi ngày lên giảng đường là một niềm vui đối với bạn
Khi đang nghe giảng nên tắt điện thoại và cất đi. Việc để điện thoại trên mặt bàn chỉ khiến bạn có xu hướng nhắn tin, lướt web, nghe nhạc...
Khi mệt mỏi, hãy nghỉ một chút. Không nên quá cầu toàn. Nhiều sinh viên thường cố gắng tập trung cao độ dẫn đến tinh thần mệt mỏi, nên thường chỉ tập trung được khoảng thời gian đầu, về sau đuối dần
Không nên mang laptop theo khi đi học. Đối với các môn thực hành, mang laptop là rất tốt, nhưng nếu chỉ học những môn liên quan đến lý thuyết, thì nên tập trung lắng nghe hơn. Ngồi bàn đầu và ngồi chung với những bạn chăm học. Nhìn xung quanh thấy ai cũng chăm chú, tự khắc bạn sẽ có hứng
Nên đọc sách trước ở nhà khi rảnh
Tìm hiểu thêm những thông tin, kiến thức bên ngoài để tích cực trao đổi, thảo luận trên lớp
Thay vì bỏ phí hàng giờ đồng hồ để lên mạng và rồi không biết mình phải làm gì tiếp theo, hãy hoàn thành những việc lặt vặt còn dang dở: lau bàn ghế, tưới cây, giặt quần áo... Tự khắc bạn sẽ bị cuốn vào những công việc đó và hăng say làm, hứng thú chơi bời sẽ giảm. Bạn sẽ dễ dàng ngồi vào bàn học hơn.
Tránh ghi chép quá nhiều. Chỉ cần ghi những điều không có trong sách vở và bạn cảm thấy đáng để nhớ. Ghi chép nhiều sẽ khiến bạn xao nhãng, và khi đã xao nhãng thì dù cố tập trung đến mấy vẫn không hiểu được giảng viên đang truyền đạt điều gì
Ghi ra những nỗi lo trong đầu của bạn, từ chuyện bạn bè, gia đình, tình cảm, quá khứ và tương lai... Ghi hết ra trong một tờ giấy và tự nhủ: "Sẽ giải quyết sau khi học xong". Đang học mà cứ nghĩ đến những chuyện không đâu, vừa mất thời gian, vừa không giải quyết được gì, lại còn làm cho năng suất học tập giảm sút
Hạn chế nhìn đồng hồ và đừng trông đợi, hy vọng những điều khó có thể xảy ra: trường cúp điện, giảng viên vắng mặt, được về sớm... Điều đó chỉ càng khiến bạn mất tập trung mà thô.
Theo Mực Tím
Học trò "quay" bằng điện thoại, thầy cô choáng Vừa nêu ra câu hỏi đã thấy học trò của mình lôi điện thoại ra hý hoáy một lúc rồi mới ngẩng đầu lên... Mãi sau, thầy Hùng ngỡ ngàng khi phát hiện ra, hễ ai tìm được đáp án thì gửi link cho cả lớp chép cùng. Trào lưu dùng điện thoại tìm đáp án có vẻ như đã trở nên quen...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Người mắc tiểu đường, suy thận, gout nên ăn uống như thế nào?
Sức khỏe
05:59:14 26/05/2025
Thực đơn 4 món bình dân chuẩn cơm ngon mẹ nấu
Ẩm thực
05:52:59 26/05/2025
Cặp đôi cổ trang đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc cuốn hơn chữ cuốn, chemistry đỉnh muốn xỉu
Phim châu á
05:51:59 26/05/2025
Cặp đôi phim giả tình thật tái hợp gây sốt MXH: Nhà trai đang nổi như cồn, nhà gái nhan sắc cực đỉnh
Hậu trường phim
05:51:12 26/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng
Tin nổi bật
22:04:51 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025