Những Tổng thống Mỹ vắng mặt trong lễ nhậm chức của người kế nhiệm
Việc Tổng thống Donald Trump sẽ vắng mặt tại lễ nhậm chức của người kế nhiệm Joe Biden không phải là điều chưa từng có tiền lệ. Đã có một số ông chủ Nhà Trắng khác đưa ra quyết định tương tự.
Công tác chuẩn bị cho lễ tuyên thệ của ông Joe Biden. Ảnh: AP
Tổng thống Trump ngày 8/1 tuyên bố ông sẽ không dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm Joe Biden. Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết theo truyền thống, tổng thống sắp mãn nhiệm và người kế nhiệm sẽ cùng đến tòa nhà Quốc hội vào ngày diễn ra lễ tuyên thệ.
Các cựu Tổng thống Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton đều cho biết sẽ tham dự lễ tuyên thệ của ông Joe Biden.
Tổng thống thứ 2 của Mỹ John Adams đã không tham dự sự kiện truyền thống có từ thời George Washington này. Hội Lịch sử Nhà Trắng cho biết trên thực tế người kế nhiệm Thomas Jefferson đã không chính thức mời ông John Adams. Đây cũng là lần đầu tiên chuyển giao chính quyền giữa hai đảng đối lập.
Tổng thống thứ 6 của Mỹ John Quincy Adams đã rời Nhà Trắng vào tối 3/3/1829, chỉ một ngày trước lễ tuyên thệ của người kế nhiệm Andrew Jackson.
Đến năm 1869, Tổng thống đắc cử Ulysses S. Grant từ chối ngồi cùng xe người tiền nhiệm Andrew Johnson từ Nhà Trắng đến tòa nhà Quốc hội Mỹ để dự lễ tuyên thệ. Về phần mình, ông Andrew Johnson nói sẽ không tham dự lễ tuyên thệ và ở Nhà Trắng cùng bạn bè, đồng nghiệp đồng thời ký nốt một số văn bản.
Bà Barbara Perry tại Đại học Virginia cho biết việc Tổng thống sắp mãn nhiệm dự lễ tuyên thệ của người kế nhiệm mang tính biểu tượng quan trọng, nhấn mạnh quá trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
Quy trình chuyển giao quyền lực tổng thống Mỹ
Kể từ thời George Washington chuyển giao quyền lực tổng thống cho John Adams, quá trình này đã rất phức tạp, đôi khi căng thẳng, nhưng cuối cùng luôn kết thúc trong yên bình.
Trước ngày bầu cử, luật pháp Mỹ yêu cầu chính quyền đương nhiệm phải sẵn sàng giúp đỡ ứng viên tổng thống kế nhiệm tiềm năng, bắt đầu bằng việc chỉ định một điều phối viên chuyển giao quyền lực liên bang để giám sát quá trình này.
Một hội đồng Nhà Trắng có trách nhiệm lên kế hoạch và hướng dẫn quá trình chuyển giao, trong khi một hội đồng khác gồm những quan chức giàu kinh nghiệm từ các cơ quan liên bang sẽ chuẩn bị những thông tin quan trọng cần chia sẻ.
Video đang HOT
Tổng thống đắc cử Trump và Tổng thống Barack Obama (phải) tại lễ nhậm chức của Trump ở Washington ngày 20/1/2017. Ảnh: Reuters.
Cùng lúc, các ứng viên cũng lập một đội chuyên trách chuyển giao quyền lực từ trước cả khi họ nhận được đề cử chính thức của đảng. Nhóm này phối hợp với chiến dịch tranh cử nhưng làm việc độc lập, tạo dựng các ưu tiên, lên danh sách các ứng viên cho những vị trí cụ thể trong chính quyền tương lai và tìm cách biến những lời hứa tranh cử thành các đạo luật.
Đội ngũ chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Joe Biden hiện nay do thượng nghị sĩ Ted Kaufman đồng quản lý.
Sau hội nghị toàn quốc của đảng, các đội ngũ chuyển giao quyền lực của ứng viên sẽ được sử dụng văn phòng chính phủ, máy tính bảo mật cùng những hỗ trợ khác. Không gian làm việc của chính phủ dành cho đội ngũ của Biden phần lớn không được sử dụng vì đại dịch Covid-19.
Cuối cùng, chính quyền và nhóm chuyển giao quyền lực của ứng viên sẽ ký một "biên bản ghi nhớ" thỏa thuận cách họ sẽ làm việc với nhau.
Năm nay, tất cả những công đoạn trên đều diễn ra đúng như kế hoạch, không có nhiều xáo trộn.
Kể từ năm 1937, ngày bầu cử và ngày nhậm chức đều cách nhau khoảng 75 ngày, khoảng thời gian mà sẽ có nhiều thứ diễn ra không như ý muốn.
Trong hơn một thế kỷ, các ứng viên bại trận luôn phải kìm nén nỗi thất vọng để thừa nhận thất bại và chúc mừng người chiến thắng. Tuy nhiên, ngay cả khi đối thủ có nhận thua hay không, tổng thống đắc cử vẫn sẽ nhậm chức vào ngày đã định.
Khi lãnh đạo Cơ quan Dịch vụ Công Mỹ (GSA) xác nhận người chiến thắng, tổng thống đắc cử sẽ nhận được nhiều không gian văn phòng hơn, khoản ngân sách đầu tiên cho chính quyền của ông, thông tin tình báo và quyền tiếp cận các cơ quan chính phủ.
Gần như ngay lập tức sau khi truyền thông Mỹ "xướng tên" người chiến thắng, các lãnh đạo thế giới sẽ bắt đầu gọi điện chúc mừng tổng thống đắc cử. Thậm chí còn có hẳn một giao thức về thứ tự các cuộc gọi mà tổng thống đắc cử cần trả lời, trước tiên thường là các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và những đối tác thân cận.
Sau bầu cử, tổng thống đắc cử sẽ gửi hàng trăm người trong "nhóm đánh giá" đến hợp tác cùng các cơ quan liên bang. Hầu hết họ là những tình nguyện viên từng làm việc trong các cơ quan này nên họ biết những điều cơ bản nhưng cần thiết về các sự kiện sắp tới, hoạt động đang diễn ra và những vấn đề họ sẽ đối mặt.
Các ứng viên tổng thống có thể yêu cầu Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác minh lý lịch những nhóm này trước ngày bầu cử để họ sẵn sàng làm việc ngay sau khi tổng thống đắc cử được xác nhận.
"Khi tổng thống và đội ngũ của ông ấy nhập cuộc là lúc họ bước chân lên một đoàn tàu đang di chuyển", Martha Joynt Kumar từ Dự án Chuyển giao Quyền lực Nhà Trắng, bình luận. "Hoạt động chính phủ diễn ra không ngừng, nó liên tục tiếp diễn và bạn muốn biết điều gì chờ mình phía trước".
Luật yêu cầu tổng thống đắc cử phải được báo cáo về các mối đe dọa lớn tới an ninh quốc gia, các hoạt động quân sự bí mật và những thông tin tương tự càng sớm càng tốt sau ngày bầu cử.
Tổng thống sắp mãn nhiệm cũng có truyền thống chia sẻ các báo cáo tình báo hàng ngày với tổng thống đắc cử, dù điều này không được quy định trong luật. Họ có thể làm điều đó trước cả khi GSA xác nhận tổng thống đắc cử.
Trong cuộc bầu cử năm 2000, tổng thống Bill Clinton đã chấp thuận để ứng viên George W. Bush nhận được báo cáo tình báo mật hai tuần trước khi GSA xác nhận Bush là người chiến thắng.
Vợ chồng tổng thống George W. Bush (trái) đón tiếp vợ chồng tổng thống Barack Obama tham quan Nhà Trắng 6 ngày sau khi Obama đắc cử hồi năm 2008. Ảnh: Washington Post.
Không lâu sau bầu cử, các tổng thống sắp mãn nhiệm còn có truyền thống mời vợ chồng tổng thống đắc cử tới tham quan Nhà Trắng. Người tiền nhiệm và người kế nhiệm còn có một cuộc thảo luận riêng tại Phòng Bầu dục.
Chỉ vài ngày sau khi có kết quả bầu cử, tổng thống đắc cử sẽ công bố việc bổ nhiệm các nhân sự chủ chốt trong Nhà Trắng và ứng viên cho những vị trí hàng đầu trong nội các.
Nhiều ứng viên nội các sẽ ra điều trần trước Thượng viện trong tháng một để họ có thể đảm nhận trọng trách ngay sau lễ nhậm chức. Các quan chức Nhà Trắng được Tổng thống bổ nhiệm mà không cần Thượng viện phê duyệt.
Ủy ban 9/11 từng chỉ ra rằng quá trình chuyển giao quyền lực ngắn của tổng thống George W. Bush, với chỉ 37 ngày, đồng nghĩa với việc ông có ít thời gian bổ nhiệm các vị trí chủ chốt, khiến bộ máy an ninh quốc gia rơi vào tình trạng lấp lửng và dễ bị tổn thương ở vào giai đoạn khủng bố đang hoành hành.
Luật liên bang yêu cầu việc kiểm tra lý lịch đối với các ứng viên cho những vị trí quan trọng hàng đầu trong bộ máy chính quyền phải được hoàn thành sớm để những người này có được giấy phép an ninh trước lễ nhậm chức.
Trước khi có bất kỳ hành động nào, tổng thống đắc cử thường mở một buổi họp báo thông báo về những ưu tiên của mình, đồng thời tổ chức các cuộc họp chính sách, gặp gỡ các thành viên quốc hội, quan chức bang và địa phương, đại diện ngành công nghiệp...
Một bữa ăn tiền nhậm chức tại Nhà Trắng lâu nay đã trở thành truyền thống, thường là một buổi tiệc trà hoặc bữa ăn trưa nhẹ trước khi tổng thống đắc cử và tổng thống sắp bãi nhiệm lên xe tới Đồi Capitol. Đây là hoạt động thân mật giữa hai lãnh đạo, song không phải quy định bắt buộc.
Tổng thống Andrew Jackson và người kế nhiệm Martin Van Buren đã đi chung một chiếc xe từ Nhà Trắng đến Đồi Capitol để tiến hành lễ nhậm chức cho Van Buren vào năm 1837. Hành động này đã khởi đầu cho một truyền thống mà hầu hết các tổng thống đắc cử và tổng thống sắp mãn nhiệm sau này đều làm theo, dù đôi khi họ không hài lòng.
Ngoại lệ duy nhất là sự việc vào năm 1869, khi tổng thống đắc cử Ulysses S.Grant không đi chung xe với người tiền nhiệm Andrew Johnson. Hành động này khiến Johnson quyết định không tham dự lễ nhậm chức của Grant. Ông là tổng thống thứ ba trong lịch sử Mỹ từ chối chứng kiến người kế nhiệm tuyên thệ nhậm chức. Trước đó, tổng thống John Adams (1801) và John Quincy Adams (1829) đã rời Washington sớm để tránh dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm.
Kể từ thời Ronald Reagan, các tổng thống mãn nhiệm đều để lại một bức thư tay cho người kế nhiệm mình tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng.
Tổng thống Trump tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1/2017. Ảnh: AP.
Vào ngày 20/1 sau mỗi cuộc bầu cử, tổng thống đắc cử sẽ tuyên thệ nhậm chức, hứa "gìn giữ, bảo vệ và che chở Hiến pháp Mỹ". Thời khắc này, người tiền nhiệm, dù muốn hay không, sẽ trở thành cựu tổng thống.
"Câu hỏi là bạn muốn rời ghế tổng thống theo cách nào, đàng hoàng như lúc bạn bước chân đến hay tốt hơn thế?", Kumar từ Dự án Chuyển giao Quyền lực Nhà Trắng cho hay. "Chúng ta chưa từng có tổng thống nào từ chối rời ghế".
3 cựu Tổng thống Mỹ tuyên bố "chơi lớn" giữa đại dịch Covid-19 Các cựu Tổng thống Mỹ - Barack Obama, George W. Bush và Bill Clinton - đều hy vọng hành động của họ sẽ giúp nhiều người dân Mỹ đặt niềm tin hơn vào vaccine phòng đại dịch Covid-19. 3 cựu Tổng thống Mỹ, Barack Obama (trái), George W. Bush (phải) và Bill Clinton, muốn tạo niềm tin cho người dân vào vaccine Covid-19....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Tổng thống Mỹ đồng ý tăng thuế người giàu, nhưng cảnh báo hậu quả chính trị

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn

Tổng thống Pháp thông báo cam kết của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn tại Ukraine

Tây Ban Nha: Hàng nghìn người phải ở trong nhà do khí độc

Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức

Đã có 6 ứng cử viên đăng ký tranh cử Tổng thống Hàn Quốc

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Hai bên để ngỏ khả năng cân nhắc hạ nhiệt

Thực hư vụ Pakistan phá hủy hệ thống S-400 của Ấn Độ

Nguy cơ Ấn Độ và Pakistan sử dụng vũ khí hạt nhân khi xung đột leo thang

Lũ quét ở miền Đông Afghanistan gây nhiều thương vong
Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành livestream nóng trận mưa gió giáng xuống concert Anh Trai Say Hi, hoang mang sợ sập lều!
Sao việt
23:56:04 10/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 114% chỉ sau 1 tập, cặp chính đẹp bất bại trong mọi khung hình
Phim châu á
23:40:26 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Ben Affleck khó chịu vì bạn thân Tom Cruise hẹn hò tình cũ Ana de Armas
Sao âu mỹ
22:47:59 10/05/2025
Hot girl 'Người ấy là ai', TikToker triệu view gây chú ý ở 'Gương mặt truyền hình'
Tv show
22:40:53 10/05/2025
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Chiến lược kỳ lạ nhưng hiệu quả?

NSX Anh Trai Say Hi bị tố làm việc cẩu thả, vì 1 lỗi sai mà nhạc sĩ phải "đi khắp MXH để sửa"
Nhạc việt
22:22:54 10/05/2025
Bắt tạm giam 22 đối tượng "bay lắc" tại bar Paris Night club
Pháp luật
22:02:09 10/05/2025