Những việc đại sự phải lấy ý kiến nhân dân
Dân chủ trực tiếp được đặc biệt nói đến như một phương thức thực hiện “quyền lực nhân dân” khi QH thảo luận về Hiến pháp sửa đổi. Lao Động trao đổi với Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo (ảnh).
Thưa ông, dân chủ trực tiếp không phải là mới, chỉ là chưa được thực hiện đầy đủ. Vì sao lại như vậy?
- Vấn đề dân chủ trực tiếp, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không mới. Bản chất của Hiến pháp là khế ước xã hội, sự đồng thuận của nhân dân, giao Nhà nước quyền lực của mình, nhưng giao quyền gì, đến đâu thì phải có cơ chế để cơ quan nhà nước (được) trao quyền đó thực hiện đúng, không được lạm quyền, còn lại thì người dân được sử dụng trực tiếp quyền lực chính trị của mình. Tinh thần là thế, nhưng trước đây chúng ta chưa coi trọng nguyên tắc đó. Bây giờ xây dựng nhà nước pháp quyền với bản chất là tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp là văn bản thể hiện sự trao quyền lực của nhân dân. Nhân dân chỉ trao đến mức độ Nhà nước thay mặt nhân dân điều hành XH. Trước đây ta hiểu trao hết cho QH, nhưng hiểu thế không đúng lắm.
Nhưng thưa ông, việc quy định về các quyền tự do dân chủ của người dân lại không phải do người dân quyết định?
- Quyền lực nhân dân trao cho Nhà nước, và cũng có quyền nhân dân giữ lại cho mình được trực tiếp sử dụng. Đó là lý do vì sao phải đề cao quy định việc trưng cầu ý dân. Theo tôi, những chương về quyền con người, trong đó có quyền tự do hội họp, biểu tình, lập hội… và quyền công dân trong Hiến pháp sửa đổi lần này phải thể hiện bằng luật và phải có luật trưng cầu ý dân. Trong đó, phải xác định rõ nội dung nào, công việc nào phải trưng cầu, ví dụ những vấn đề quan trọng của quốc gia, những vấn đề đặc biệt quan trọng của địa phương. Nhưng cũng cần xác định rõ việc nào cần làm, chứ không phải tất cả mọi việc. Theo tôi, đối với những vấn đề quan trọng của quốc gia thì trưng cầu ý dân cả nước. Vấn đề của địa phương, trưng cầu ý dân địa phương đó. Thậm chí, liên quan 2 địa phương thì phải trưng cầu cả hai. Đây không chỉ phát huy quyền làm chủ của dân, mà cũng là giúp Nhà nước thực hiện quản lý xã hội hiệu quả.
Thưa ông, hình thức dân chủ trực tiếp nhất là bầu cử. Hội đồng Bầu cử quốc gia có phải là một thiết chế mới có thể đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp này?
- Bầu cử là dân chủ trực tiếp, người được bầu ra là gián tiếp, và quyền bầu cử là quan trọng nhất, trên cả trưng cầu dân ý. Điểm mới nhất của Hiến pháp lần này là việc đưa ra thiết chế Hội đồng Bầu cử quốc gia độc lập để tổ chức bầu cử khách quan. Trước đây, hội đồng do UBTVQH đứng ra lo việc này, từ hội đồng ở TƯ xuống địa phương. Nhưng vấn đề có những bất cập bởi trong đó, có những người là ứng cử viên. Sang đến giai đoạn thừa nhận tư cách đại biểu thì bản thân thành viên hội đồng cũng là đại biểu, bản thân chưa được thẩm tra lại đi thẩm tra tư cách người khác. Điều đó là không hợp lý, nên lần này lập hội đồng độc lập, thành viên hội đồng không phải là ứng cử viên xem xét cho đến khi báo cáo QH phê chuẩn. Và sau bầu cử, hội đồng vẫn tồn tại để theo dõi hoặc giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Video đang HOT
Theo laodong
Làm rõ hơn vị trí nguyên thủ quốc gia
TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khẳng định dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã làm rõ quyền của chủ tịch nước với vị trí là nguyên thủ và làm rõ hơn quyền của người dân
*Phóng viên: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục quy định chủ tịch nước là chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, tuy nhiên, phạm vi phong hàm tướng lĩnh đã rộng hơn, việc điều chỉnh này có phải nhằm làm rõ vị trí nguyên thủ và điều chỉnh lại nhiệm vụ này của thủ tướng, thưa ông?
- TS Đinh Xuân Thảo:
Hiến pháp sửa đổi làm rõ hơn việc phân công, kiểm soát của chủ tịch nước. Chủ tịch nước không nắm 1 trong 3 nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) mà là một thiết chế, là người đứng đầu Nhà nước về đối nội, đối ngoại cho nên có các quyền của 3 nhánh. Theo đó, Hiến pháp sửa đổi có điểm mới là xác định quyền cụ thể trong lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cụ thể, trong hành pháp, việc chủ tịch nước là thống lĩnh lực lượng vũ trang được cụ thể hóa bằng việc phong hàm cấp tướng nói chung, trong khi trước đó chỉ phong hàm cấp thượng tướng trở lên, còn thủ tướng ở cấp thấp hơn. Nay đã thống nhất về một đầu mối.
Về vị trí thống lĩnh lực lượng vũ trang và chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh thì tại Hiến pháp sửa đổi nội hàm cụ thể hóa hơn. Ví dụ, khi có sự việc đặc biệt nằm trong thẩm quyền như liên quan đến quốc phòng an ninh, chủ tịch nước có quyền yêu cầu thủ tướng triệu tập cuộc họp nội các và chủ tịch nước chủ trì cuộc họp này.
Về đối ngoại cũng xác định chủ tịch nước được trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế. Tất nhiên, cũng có quy định cụ thể từng trường hợp có quyền. Hay việc trách nhiệm đóng góp nghĩa vụ quốc tế như gửi quân đến vùng chiến sự, Chủ tịch nước có quyền ký sắc lệnh.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 làm rõ hơn quyền của chủ tịch nước trong vị trí thống lĩnh lực luợng vũ trang.
Trong ảnh: Bộ đội Truờng Sa tổ chức huấn luyện tại đảo Ðá Nam Ảnh: THẾ DŨNG
*Xin ông nói rõ thêm về quy định chủ tịch nước có quyền triệu tập họp Chính phủ trong những vấn đề trọng đại của quốc gia?
- Về nguyên tắc, thủ tướng do chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu. Do vậy, vị trí của chủ tịch nước rõ ràng cao hơn. Lẽ ra chủ tịch nước có quyền đề nghị chọn thì đương nhiên có quyền đề nghị bãi miễn. Có ý kiến đề nghị chủ tịch nước có quyền triệu tập các phiên họp của Chính phủ. Vì vậy, chỉ khi có những trường hợp quan trọng, đặc biệt của đất nước như liên quan tới đối ngoại: chiến tranh, hòa bình, kinh tế đất nước quá khó khăn (kiểu như Hội nghị Diên Hồng) thì chủ tịch nước phải đề nghị Chính phủ triệu tập một hội nghị đặc biệt mà chủ tịch nước chủ trì.
Khi đất nước lâm nguy, Thường vụ Quốc hội không triệu tập được thì vai trò cá nhân giao cho chủ tịch nước là người có quyền cao nhất đất nước về đối nội, đối ngoại để ra một tuyên bố trước quốc dân đồng bào. Nếu không, lỡ tình huống cấp bách xảy ra thì không biết phải làm như thế nào, ai làm, lúng túng thì sao? Tuy nhiên, không chỉ riêng chủ tịch nước mà từng nhánh quyền lực cũng được thể hiện rõ nét hơn. Ví dụ như quyền lập pháp, vai trò của Quốc hội trong việc quyết định thì trước đây dàn trải, có khi quyết định 15, 17 vấn đề nhưng chưa chắc như thế đã là mạnh, có khi chỉ cần gút lại vài cái thôi nhưng thể hiện sức mạnh hơn.
Đồng thời quy định về quyền của thủ tướng, không phải như trước đây thụ động chờ Quốc hội nữa mà chủ động đề xuất chính sách, như vậy là mạnh hơn. Tất cả đều mạnh hơn, tự khắc sẽ thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị.
*Hiến pháp sửa đổi làm rõ hơn quyền của người dân ở điểm nào, thưa ông?
- Đây được xem là bước tiến của Hiến pháp sửa đổi vì ngoài quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp hiện hành thì còn quy định thêm quyền công dân. Ý ở đây được hiểu là quyền con người nằm ngoài quyền cơ bản công dân, quyền tự nhiên vốn có của nó, bao gồm cả người Việt Nam và không có quốc tịch Việt Nam nhưng đang sinh sống tại Việt Nam. Quy định này nằm trong những điều ước, công ước quốc tế về quyền con người như dân sự, chính trị, văn hóa - xã hội... Tất cả các quyền công dân được gom vào một chương trong Hiến pháp và biện pháp bảo đảm công dân được thực hiện các quyền của mình.
Theo Tinmoi
Quốc hội nghe báo cáo sửa đổi Hiến pháp Sáng nay 29.10, QH nghe tờ trình về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về nội dung này. QH cũng nghe các báo cáo về dự luật mới, trong đó có nội dung sửa đổi luật Đất đai 2003 thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn

Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray

Buộc doanh nghiệp nộp lại 740 triệu đồng do khai thác khoáng sản trái phép

Visual cực phẩm: Vợ Bùi Tiến Dũng thả dáng chiếm trọn ống kính giới truyền thông

Thót tim cảnh người phụ nữ mắc kẹt trong thang máy phòng gym ở TP HCM

Cảnh tượng trăm khối rác đổ về gây áp lực thân cầu phao Phong Châu

Vụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Thượng tá công an tham gia chữa cháy bị thương

Đường mới làm nứt toác ở Tây Ninh: "Không khác gì con đường đất đổ tạm"
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 3 món ngon "cân" tất cả những ai khó tính
Ẩm thực
17:16:32 14/05/2025
Cắm trại ở Mũi Trèo: Ngắm bãi đá đặc biệt, ăn uống chỉ từ 10.000 đồng
Du lịch
17:15:58 14/05/2025
Apple dùng AI cải thiện thời gian sử dụng pin cho iPhone
Thế giới số
17:14:57 14/05/2025
2 tiểu thư chính hiệu của Vbiz: Bố là thiếu gia tập đoàn nhựa giàu nức tiếng, mẹ là ca sĩ top đầu
Sao việt
17:14:14 14/05/2025
Chú rể 'nóng' nhất Ấn Độ: biến lễ cưới thành võ đài, thái độ cô dâu bất ngờ hơn
Netizen
17:11:17 14/05/2025
Loạt xe Lada của Nga cập cảng, chuẩn bị ra mắt khách hàng Việt
Ôtô
17:08:29 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Quyên xuất hiện cực ngầu tuyên bố trả nợ cho Huấn
Phim việt
16:57:04 14/05/2025
Người phụ nữ liên tiếp sinh con để hoãn ngồi tù rồi tranh thủ lừa thêm tiền tỷ
Pháp luật
16:56:31 14/05/2025
Con gái hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ trở thành ứng viên "hoa khôi", 17 tuổi xinh đẹp phổng phao, chiều cao còn ấn tượng hơn
Sao thể thao
16:54:41 14/05/2025
"Muối mặt" nhất Cannes ngày 1: Sao nữ 9X Trung Quốc mặc "phá luật" liên tục bị đuổi khỏi thảm đỏ!
Sao châu á
16:47:27 14/05/2025