Ninh Thuận dạy tiếng Raglai cho con em đồng bào Raglai
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã ký ban hành quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Raglai 1 dành cho học sinh và sách hướng dẫn dạy tiếng Raglai dành cho giáo viên để triển khai dạy thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Phê duyệt sách giáo khoa tiếng Raglai 1 – THIỆN NHÂN
Ngày 23.9, Sở GD-ĐT Ninh Thuận cho biết Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 1839/QĐ-UBND phê duyệt sách giáo khoa tiếng Raglai 1 (SANAUT RADLAI 1) dành cho học sinh và sách hướng dẫn dạy tiếng Raglai dành cho giáo viên để triển khai dạy thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Video đang HOT
Tổ chức dạy thực nghiệm tiếng Raglai lớp 1 trong năm học 2021 – 2022 ở tất cả trường tiểu học vùng dân tộc Raglai – THIỆN NHÂN
Theo đó, sách giáo khoa tiếng Raglai 1 được biên soạn theo 6 chủ điểm: Trường em; Mỗi ngày của em; Gia đình em; Em tham gia giao thông; Người bản làng em và Thế giới xung quanh em – tương ứng với 6 chủ điểm gồm có 70 bài học được cấu trúc theo từng chủ điểm, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng dân tộc thiểu số.
Để triển khai dạy thực nghiệm, UBND tỉnh Ninh Thuận giao Sở GD-ĐT phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thủ tục in ấn và phát hành sách giáo khoa tiếng Raglai 1 dành cho học sinh và sách hướng dẫn dạy tiếng Raglai dành cho giáo viên theo quy định; đồng thời, chỉ đạo tổ chức dạy thực nghiệm tiếng Raglai lớp 1 trong năm học 2021 – 2022 ở tất cả các trường tiểu học vùng dân tộc Raglai theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26.12.2018 của Bộ GD-ĐT nếu đủ điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên đã được bồi dưỡng tiếng Raglai.
Tỉnh Ninh Thuận hiện có hơn 72.200 người Raglai, sinh sống chủ yếu ở các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Ninh Hải và Thuận Nam. Đồng bào Raglai có kho tàng di sản văn hóa phong phú, nhưng do nền văn hóa dân gian chủ yếu truyền miệng nên hiện nay còn rất ít người biết đọc, viết chữ của dân tộc mình.
Bộ chữ viết tiếng Raglai theo dạng tự La-tinh bao gồm 26 chữ cái, có 20 phụ âm, 6 nguyên âm. Trong đó, 20 chữ cái đọc như tiếng Việt, 6 chữ cái gồm C, D, J, W, Y, Z có quy ước đọc khác với tiếng Việt để phù hợp với âm vị học trong tiếng nói của người Raglai.
Ngoài ra, bộ chữ cũng quy định các chữ cái và dấu thanh không sử dụng trong tiếng Raglai để tiện phân biệt âm điệu giọng đọc lên, xuống trong tiếng Raglai, tạo thuận lợi cho người học.
Thêm một sách giáo khoa lớp 2 được phê duyệt đưa vào sử dụng
Thêm một sách giáo khoa lớp 2 vừa được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, bổ sung vào danh mục sách giáo khoa lớp 2 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Như vậy, tính đến nay, đã có tổng số 33 sách giáo khoa lớp 2 đã được phê duyệt.
Ảnh minh họa.
Sách giáo khoa mới nhất được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt bổ sung vào danh mục là cuốn Toán 2 của Nhà xuất bản Đại học Vinh do tác giả Trần Diên Hiển làm chủ biên. Theo TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, một năm Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phê duyệt sách giáo khoa hai lần. Lần một khoảng tháng 7 sẽ có thông báo tổ chức thẩm định và lần hai vào khảng tháng 12 cùng năm. Cả hai đợt thẩm định đều thực hiện tất cả các nội dung theo quy trình quy định như nhau.
Năm 2020 tổ chức thẩm định lần hai có thêm Nhà xuất bản Đại học Vinh nộp thẩm định sách giáo khoa lớp 2 môn Toán và Tiếng Việt. Qua quá trình triển khai đầy đủ các bước, Hội đồng thẩm định đã kết luận sách giáo khoa môn Toán đạt và được Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. sách giáo khoa môn Tiếng Việt không đạt. Như vậy, sách giáo khoa lớp 2 biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới có thêm một nhà xuất bản có sách giáo khoa được phê duyệt so với lớp 1.
Cũng theo TS Thái Văn Tài, hiện nay theo quy định của hoạt động thư viện trường học, quá trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, sách giáo khoa được triển khai đủ phục vụ cho công tác giảng dạy. Do đó, ngoài sách giáo khoa được lựa chọn dạy học chính thức thì những sách giáo khoa được phê duyệt trong danh mục sẽ được trang bị trong các nhà trường để giáo viên, học sinh tham khảo. Nhất là tổ bộ bôn các trường sẽ triển khai nghiên cứu các sách giáo khoa để xây dựng kế hoạch môn học một cách hiệu quả.











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025