Nợ công của Đức tăng lên mức kỷ lục
Ngày 29/6, Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý đầu tiên của năm 2023, chạm mức kỷ lục 2.406,6 tỷ euro (tương đương 2.628,4 tỷ USD).
Nợ công của Đức tăng lên mức kỷ lục. Ảnh: Getty Images
So với cuối năm 2022, nợ công của Đức trong quý I/2023 đã tăng thêm 38,8 tỷ euro, chủ yếu do nhu cầu tài chính gia tăng của chính phủ liên bang nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng . Để giảm bớt tác động của giá năng lượng leo thang, Chính phủ Đức đã thành lập một Quỹ bình ổn kinh tế vào tháng 11/2022 và đến nay đã huy động được 52,4 tỷ euro, đồng thời áp dụng thêm mức giá trần cho điện và khí đốt nhằm “hạ nhiệt” lạm phát giá năng lượng.
Giá năng lượng tăng vọt sau cuộc khủng hoảng Ukraine vốn là nguyên nhân chính đẩy lạm phát tại Đức trong năm 2022 lên cao, khiến chính phủ phải nhanh chóng tìm biện pháp xoa dịu. Theo số liệu chính thức mới nhất, giá tiêu dùng năng lượng của Đức trong tháng 5 vừa qua đã giảm 2,6%.
Video đang HOT
Thời gian qua, Chính phủ Đức có xu hướng chi tiêu mạnh tay cho các biện pháp kiềm chế lạm phát, song họ dự định sẽ trở lại cân bằng ngân sách vào năm 2023. Để đạt được trạng này, chính sách “phanh nợ” – một biện pháp hạn chế các khoản vay mới – sẽ được khôi phục lần đầu tiên kể từ năm 2020.
Trong một tuyên bố hồi đầu tháng, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nhấn mạnh chính sách “phanh nợ” có ý nghĩa quan trọng trên cơ sở một lý do kinh tế, rằng chính sách tài chính và tiền tệ cần được kết hợp hài hòa để chống lạm phát và tránh trường hợp hai chính sách này bị mâu thuẫn.
Năm 2020, Chính phủ Đức đã dỡ bỏ chính sách “phanh nợ” nhằm tạo điều kiện hỗ trợ trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, việc khôi phục chính sách này hiện đang là ưu tiên hàng đầu của Bộ Tài chính vào thời điểm nền kinh tế hàng đầu châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine.
Thâm hụt ngân sách năm 2023 của Đức tiếp tục tăng do khủng hoảng năng lượng
Thâm hụt ngân sách của Đức sẽ tăng lên mức 3,25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2023, cao hơn so với mức dự báo 2% đưa ra trước đó và cao hơn mức 2,5% dự báo trong năm 2022.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo ngày 16/12 của Bộ Tài chính Đức cho biết một trong những nguyên nhân khiến thâm hụt ngân sách gia tăng là do nước này chi tiêu quá nhiều để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner cảnh báo: "Năm 2023 chúng ta sẽ chứng kiến mức thâm hụt công là 3,25%, thậm chí con số này có thể lên tới 4,5% GDP tùy thuộc vào quy mô chi tiêu để giúp chống lại giá điện và khí đốt tăng vọt."
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc "bình thường hóa tài chính công" sẽ đạt được vào năm 2024. Bộ trưởng Lindner nói: "Chúng tôi đã rất nỗ lực rất để giảm bớt gánh nặng hay sự gián đoạn về nguồn cung năng lượng cho người dân và doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra." Ông nhấn mạnh nền kinh tế Đức đã chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc xung đột Nga - Ukraine, với chi phí năng lượng leo thang đẩy ngành công nghiệp, vốn là "xương sống" của nền kinh tế rơi vào tình cảnh khốn đốn và sức mua của người tiêu dùng giảm chưa từng có.
Chính phủ Đức đã công bố gói hỗ trợ trị giá 200 tỷ euro (210 tỷ USD) để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng, trong đó có việc giảm giá khí đốt cho các doanh nghiệp và hộ gia đình. Tuy nhiên, nền kinh tế Đức dự báo có thể giảm 0,4% vào năm 2023 và khoản vay ròng mới trong năm tới sẽ tăng lên 45,6 tỷ euro, cao hơn gấp đôi so với ước tính ban đầu là 17,2 tỷ euro. Giới phân tích cho rằng gói cứu trợ của chính phủ đủ lớn để làm chậm lại đà sụt giảm của nền kinh tế cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của cuộc suy thoái. Tuy nhiên, theo họ, gói kích thích kinh tế của chính phủ đến quá muộn để có thể ngăn chặn được nền kinh tế suy thoái trong quý IV/2022 và những quý đầu của năm 2023.
Hiện Đức đang lên kế hoạch khôi phục chính sách "phanh nợ" (một trong những điều khoản khẩn cấp được quy định trong hiến pháp) vào năm 2023, theo đó giới hạn khoản vay mới hàng năm ở mức 0,35% GDP.
Đức phải đối mặt với lạm phát tăng chóng mặt trong vài tháng qua. Mặc dù đã giảm từ 10,4% trong tháng 10/2022 xuống 10% trong tháng 11/2022, lạm phát vẫn ở mức 2 con số và đáng báo động.
Cái giá khổng lồ Đức phải trả để đối phó khủng hoảng năng lượng Chính phủ Đức sẽ phải phân bổ hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030 để đối phó với những rủi ro và thách thức phát sinh từ cuộc khủng hoảng năng lượng. Các tua-bin gió được xây dựng tại Đức. Ảnh: EPA-EFE. Đức đã dành hơn 260 tỷ euro (275 tỷ USD) để đối phó với những rủi ro trước mắt của cuộc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cuộc thử nghiệm bộc lộ sự tụt hậu đáng lo ngại của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí hiện đại

Liên minh Mỹ - Nhật lung lay trước sức ép kinh tế và quân sự

Các tỉnh miền Nam Trung Quốc kích hoạt cảnh báo khẩn cấp do bão Wipha

Tổng thống Zelensky: Ukraine đề xuất đàm phán hòa bình với Nga vào tuần tới

Chuyên gia Trung Quốc nêu các yếu tố then chốt giải quyết ô nhiễm không khí

Đánh giá về phản ứng của Nga với 'tối hậu thư' từ Mỹ về xung đột ở Ukraine

Chia rẽ trong EU về 'cuộc chiến' ngân sách 2 nghìn tỷ euro

Lý do EU phản ứng dữ dội với cuộc tập trận Serbia - Trung Quốc

Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản khẳng định tìm kiếm kết quả có lợi đôi bên

Nội các Ukraine cải tổ lớn: Kỳ vọng đổi thay hay duy trì hiện trạng?

Một nước EU tiếp tục vận chuyển dầu Nga bất chấp lệnh trừng phạt mới

Căng thẳng tại Trung Đông: Chính quyền Syria tuyên bố ngừng bắn toàn quốc
Có thể bạn quan tâm

Vụ lật tàu ở Hạ Long: Trục vớt tàu tìm thấy thêm thi thể, 36 người tử vong, 10 người còn sống
Tin nổi bật
09:53:52 20/07/2025
Mộng thịt ở mắt không nên chủ quan
Sức khỏe
09:06:55 20/07/2025
Sancho đạt thỏa thuận đến Juventus
Sao thể thao
09:01:44 20/07/2025
Bộ ảnh con gái chụp bố mẹ khiến người xem bật khóc
Netizen
08:52:20 20/07/2025
Bốn lâu đài cổ tích ở Đức được công nhận Di sản Thế giới UNESCO
Du lịch
08:48:37 20/07/2025
Chỉ một sao T1 tránh được "bão" sau trận thua thảm AL
Mọt game
08:42:41 20/07/2025
Sợ flop sau 2 tháng "lặn không sủi tăm", nữ cosplayer tái xuất với màn trình diện khó rời mắt
Cosplay
08:39:51 20/07/2025
Lần đầu về quê chồng nghỉ hè, giữa trưa thấy cảnh tượng trong nhà tắm, tôi vội vã ôm con bỏ về luôn
Góc tâm tình
07:55:14 20/07/2025
Phim ngôn tình mới chiếu 10 phút đã chiếm top 1 rating cả nước, nam chính là "ông cố nội visual" không hot mới lạ
Phim châu á
07:02:53 20/07/2025
Hàn Quốc: Mưa lớn khiến 8 người thiệt mạng, 7.000 người phải sơ tán
