Nợ ngoại tìm tiền nội
Định hướng chuyển dần phụ thuộc từ vay nước ngoài sang vay trong nước là đúng đắn nhưng…
Cơ cấu nợ của Chính phủ Việt Nam hiện nay là tỉ trọng dư nợ trong nước chiếm khoảng 60% và nợ nước ngoài khoảng 40%. Mới đây, ông Rodrigo Cabral, chuyên gia tài chính cao cấp của World Bank nhận định, định hướng chuyển dần phụ thuộc từ vay nước ngoài sang vay trong nước của Việt Nam là đúng đắn nhưng cần đa dạng hóa khả năng huy động vốn của Chính phủ.
Theo dự tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nợ công của Việt Nam năm 2018 lên tới 3,5 triệu tỉ đồng và tăng thêm 0,8 triệu tỉ đồng sau 2 năm nữa. Báo cáo của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho biết thêm, nợ nước ngoài có xu hướng tăng lên, dần tới trần cho phép là 50% GDP. Bức tranh tươi sáng cho nền kinh tế Việt Nam được mường tượng trong kịch bản nếu huy động được vốn vay trong nước, chúng ta không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nước ngoài, không phải chịu rủi ro về tỉ giá.
Vài năm trở lại đây, đã có nhiều ý kiến về việc huy động kho vàng được dự đoán khoảng 500 tấn hay khoản ngoại tệ tương đương 60 tỉ USD đang nằm trong dân. Thế nhưng, việc huy động tiền trong dân mới chỉ dừng lại ở những lời hô hào hoặc là một động thái rào trước để… đón sau. Thêm nữa, ngay sau động thái về một chiến lược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tập trung xây dựng thị trường vốn trong nước, khống chế mức vay nước ngoài, vay ODA… thì Việt Nam đã quyết định nới trần vay ODA thêm 60.000 tỉ đồng trong 3 năm tới. Điều này đặt ra một thực tế, hoặc là có những thách thức khác không thể hóa giải, hoặc là dân không giàu như vẫn tưởng.
Khả năng thứ hai lại được các vị chuyên gia đề cập đến đầu tiên. Trong một nghiên cứu mới đây, Tiến sĩ Bùi Trinh, Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam, đã chỉ ra nhiều căn cứ để kết luận rằng, với đa số người dân, không những họ không có tiền để dành mà còn phải đi vay để tiêu dùng. Thứ nhất, theo số liệu từ bảng cân đối liên ngành, thu nhập từ sản xuất bình quân toàn nền kinh tế chỉ bằng khoảng 94% tiêu dùng cuối cùng. Nếu trừ đi chi phí bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn, tỉ lệ này xuống dưới 90% tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, về bình quân, người dân Việt Nam làm không đủ tiêu.
Xét từ khía cạnh thu nhập, dựa vào bảng cân đối liên ngành, vị chuyên gia này ước tính, tỉ lệ thu nhập giữa sản xuất so với tổng thu nhập giảm từ mức khoảng 74-75% năm 2012 xuống còn 53% năm 2016. Nghịch lý ở chỗ, năm 2016, GDP bình quân đầu người là 2.188 USD; tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2016 khoảng 1.648 USD. So sánh với số liệu 2012, dù GDP bình quân đầu người tăng tới 25%, thu nhập từ sản xuất bình quân của người lao động chỉ tăng 1,2%. Điều này đồng nghĩa, người dân Việt Nam không hưởng lợi nhiều từ sự tăng trưởng GDP và thành phần kinh tế có thặng dư cao và để dành là khu vực đầu tư nước ngoài FDI.
Video đang HOT
Xét về mặt lý thuyết, lượng kiều hối chuyển về liên tục mỗi năm hơn 10 tỉ USD có thể tạo nên một khoản tích lũy lớn. Tuy nhiên, ngoài khả năng được đưa vào đầu tư mà theo tính toán của Tiến sĩ Bùi Trinh là khoảng 1,2-1,5 tỉ USD/giai đoạn 2016-2018, con số 33 tỉ USD chảy ra nước ngoài không hợp pháp trong giai đoạn 2008-2013 là rất đáng suy ngẫm. Tựu chung lại, nếu có, tiền để dành dường như tiền đó không nằm nhiều ở Việt Nam.
Về huy động vốn, ngoài hình thức trái phiếu, vốn luôn hấp dẫn các ngân hàng thương mại, không còn hình thức nào để có thể huy động các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ của người dân cho các mục tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng với số vốn lên tới cả ngàn tỉ đồng. Ngay cả khi áp dụng biện pháp này, sức hấp dẫn của nó cũng khó thẳng được những tai tiếng về đầu tư công chậm tiến độ, đội vốn, đầu tư lãng phí, dàn trải…
Tình trạng các nhà đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư chỉ có khoảng 10-20% vốn tự có, phần còn lại vay ngân hàng, thực chất, người dân mới là nhà đầu tư chính. Éo le thay, chính các ông chủ, bà chủ là người phải ngậm ngùi chịu mức thu phí không minh bạch của các dự án đường BOT, vì thế, họ có lý khi không tiếp tục… đầu tư.
Trao đổi với NCĐT, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lê Cao Đoàn, nguyên cán bộ Viện Kinh tế Việt Nam, thể hiện một góc nhìn cởi mở hơn. Với kim chỉ nam là lợi ích của nền kinh tế, ông Đoàn cho rằng, khi vẫn còn tận dụng được nguồn vay ODA với lãi suất thấp, không có lý do gì để Việt Nam từ chối. Quan trọng là chúng ta phải từ bỏ tâm lý sử dụng tiền ưu đãi thoải mái, không tính toán hiệu quả xảy ra trong những năm vừa qua.
Về phía doanh nghiệp trong nước, phải tự tăng cường nội lực, một mặt, hợp tác sòng phẳng với nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác, tạo niềm tin cho gần 100 triệu nhà đầu tư Việt Nam. Vì chắc chắn không ai muốn bỏ tiền vào những địa chỉ không sinh lời.
Theo nhipcaudautu.vn
Ông Cấn Văn Lực đề nghị có 4 mức rủi ro cho vay bất động sản
Theo ông Cấn Văn Lực, nếu tính cho vay mua nhà, sửa chữa nhà... vào cho vay bất động sản cần phân chia hệ số rủi ro cho phù hợp, không nên tính chung là 200%.
Ảnh minh họa.
Ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết hiện trong cơ cấu tăng trưởng GDP, tiêu dùng chiếm 68%, mỗi năm tăng trưởng của lĩnh vực này 10%, do đó tiêu dùng tại Việt Nam vẫn còn rất tiềm năng và nhu cầu vay mượn cho tiêu dùng rất lớn trong tương lai. Điều này cũng thể hiện ở tỷ trọng cho vaytiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam mới chỉ chiếm 18%, so với Trung Quốc tỷ lệ này là 21%, ASEAN 35%, Úc 36%, Mỹ là 51% (nếu tính cả cho vay mua nhà), Singapore gần 40%, Malaysia khoảng 55%, Indonesia và Thái Lan là 30%...
Nguồn: BBVA Reasearch, Bloomberg Data, BI, BSP, BoT (Cấn Văn Lực)
Đối với dư nợ cho vay theo hộ gia đình so với GDP của một số nước trong khu vực ASEAN năm 2016 cho thấy, Malaysia chiếm tỷ trọng cao nhất tới 88% GDP, tiếp đến là Thái Lan khoảng 83%GDP, Singapore là 78% GDP...
Thống kê về lĩnh vực ngân hàng bán lẻ cho thấy thu nhập bán lẻ của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2018 ước đạt 4 tỷ USD, mức tăng trưởng 25%/năm những năm gần đây và đến năm 2020 đạt doanh số 6,5 tỷ USD.
Ông Cấn Văn Lực cho biết tốc độ tăng trưởng của tín dụng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam tới 60%, nếu tách riêng tín dụng tiêu dùng và cho vay nhà ở riêng biệt thì cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 12% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.
Việc bóc tách rõ ràng giữa cho vay tiêu dùng và cho vay bất động sản để quản trị rủi ro, theo ông Lực nếu tính cho vay nhà là cho vay bất động sản và áp theo hệ số rủi ro 200% các ngân hàng không dám cho vay nhiều, khiến cho nhu cầu vay mua nhà, sửa chữa nhà của người dân bị hạn chế. Lúc đó, nên phân chia cho vay bất động sản thành 04 phân khúc tương ứng với hệ số rủi ro khác nhau: 100%, 125%, 150% và 200% để công bằng hơn trong cho vay bất động sản, giải quyết nhu cầu đa dạng về vốn cho người dân.
Nguồn: WB 2018 (Cấn Văn Lực)
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2017, Úc là quốc gia có tỷ lệ người lớn vay tiền mua nhà rất cao tới 38%, tiếp đến là Mỹ ở mức 34%, Hàn Quốc là 26%, EU là 25%, Singapore là 20%, Malaysia là 18%, Việt Nam là 9%, mức bình quân của thế giới là 11%... Vẫn còn nhiều dư địa trong cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà tại Việt Nam.
LAN ANH
Theo bizlive.vn
Nợ công là vấn đề đáng lo ngại đối với kinh tế toàn cầu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz ngày 1/12 đã bày tỏ quan ngại về tình trạng nợ công và thất nghiệp liên tục gia tăng tại một số nước. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz. (Nguồn: AFP/TTXVN) Đồng thời, ông cũng hối thúc các nước tiếp tục nâng cao cảnh giác cũng như...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt đẹp "như tiên nữ giáng trần", nổi tiếng vượt biên giới
Hậu trường phim
23:54:32 22/05/2025
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt
Pháp luật
23:38:53 22/05/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dễ nấu lại trôi cơm vô cùng
Ẩm thực
23:34:13 22/05/2025
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh
Tin nổi bật
23:33:07 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
Sao việt
23:31:54 22/05/2025
Miss World phá lệ, hoa hậu Anh đang thi thì bỏ về, nghi mang thai, Á hậu thế chỗ
Sao châu á
23:19:07 22/05/2025
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng
Nhạc quốc tế
23:15:02 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025