Nở rộ nghề chăn dắt trẻ em đi bán hàng rong
Khi tôi hỏi em đi xa thế này, lại lâu vậy em có nhớ nhà, nhớ bố mẹ không, em bảo “có nhớ, khóc đòi về nhưng lần nào cũng bị cô đánh nên không dám khóc nữa, giờ thì hết nhớ rồi”.
Sau nhiều đợt ra Hà Nội ra quân thu gom, xử lý, tình trạng chăn dắt trẻ em đi ăn xin đã có phần thuyên giảm. Nhưng những đối tượng chăn dắt xưa giờ đây chuyển sang một hình thức mới: chăn dắt trẻ em đi bán hàng rong.
Làm việc không ngày nghỉ
Khu vực hoạt động của những đối tượng này là những nơi tập trung đông người, như các tuyến phố du lịch (khu phố cổ Hà Nội), các hàng quán ăn nhậu (khu đường Trần Huy Liệu, Gia Văn Minh, Lý Văn Phúc…), hoặc những chỗ café, hóng mát (quanh hồ Văn Quán, khu vực Mỹ Đình…)
Hơn 7h tối, chúng tôi có mặt tại bờ hồ Văn Quán (khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội), không khó để bắt gặp bóng dáng những đứa trẻ bán hàng rong, trên tay cầm theo những vỉ kẹo cao su. Chúng lang thang quanh hồ, vào từng quán, đến từng bàn nải nỉ khách mua.
3 đứa trẻ bàn hàng rong đang chuẩn bị ngày làm việc mới. (Ảnh chụp tại hồ Văn Quán).
“Cô chú ơi mua giúp cháu” – một câu vừa để chào hàng, vừa cầu xin mọi người rủ lòng thường mua hộ chúng. Câu nói đã trở thành quen thuộc với nhiều người, mà có lẽ với chúng chẳng biết nói câu nào ngoài câu đấy. Gặp ai cũng thế, hôm nào cũng vậy, vẫn là câu đấy.
Tại khu vực hồ Văn Quán, có 5 em nhỏ đêm nào cũng có mặt để bán hàng. Trong đó, có 2 em bán bỏng ngô (1 em gái khoảng 7 tuổi và một em trai khoảng 10 tuổi), và 3 em gái khoảng 4, 5 tuổi bán kẹo cau su. Chúng làm không có ngày nghỉ, cuồi tuần là cơ hội tăng thu nhập vì khách ở các hàng quán cũng đông hơn.
Sự xuất hiện của chúng khiến nhiều người tỏ ra khó chịu, thậm chí “ghẻ lạnh” chúng. Không ai thèm để ý đến chúng, có lẽ ai cũng nghĩ chúng chỉ là công cụ kiếm tiền của người lớn – những kẻ chăn dắt.
Đến bàn nào chúng cũng dừng lại một lúc để van nài, chèo kéo khách, dù khách có mua hay không. Nên, để chúng nhanh đi chỗ khác nhiều người chấp nhận bỏ ra 10 nghìn đồng để mua cho chúng một vỉ kẹo, dù ai cũng biết vỉ kẹo đấy nếu mua ở các cửa hàng tạp hóa chỉ 5 nghìn đồng.
Hôm nay là 1/6, các em vẫn làm công việc như được lập trình sẵn. Chỉ có khác hơn là những khách hàng ở các quán ven hồ, khi xuất hiện nhiều hơn những đứa trẻ ăn mặc sặc sỡ, em nào cũng có một món đồ chơi, đi cùng bố mẹ ra đây liên hoan.
Trong số những đứa trẻ bán hàng rong ở đây, đứa bé mặc quân áo màu xanh luôn gây được sự chú ý đặc biệt của tôi, vì em là đứa nhỏ nhất, ngày nào em cũng xuất hiện với bộ quần áo đấy, và thường đi sau những “đồng nghiệp” khác.
Video đang HOT
Đặc biệt, hôm nay tôi thấy em khác lạ hơn, dù dưới ánh đèn điện yếu ớt, nhập nhặng sáng tối, nhưng tôi vẫn nhận ra một điều hễ đến bàn có đứa trẻ trạc tuổi mình, trông em vẻ bối rối, em nói câu quen thuộc “cô chú ơi mua hộ cháu” âm lượng như bé hơn bình thường, và thường bị đứt đoạn, mắt nhìn chân nhiều hơn. Mất đi vẻ mạnh bạo, ranh mãnh được người lớn chỉ dạy và rèn luyện từ nhiều tháng hành nghề.
Tôi chọn ngồi cạnh bàn một gia đình có hai em nhỏ, trong đó có một bé gái khoảng 6 tuổi, mặc váy trắng với nhiều đường chỉ tinh xảo, tóc thắt bím buộc nơ rất cầu kỳ, tay đang mân mê từng sợi tóc con búp bê mà tôi đoán là vừa được bố mẹ tặng. Khi tôi vừa ngồi yên vị, thì em bé bán kẹo cũng bước tới bàn bên cạnh. Lúc em xuất hiện cả gia đình gần như dừng mọi câu chuyện, bé gái cũng thôi mân mê tóc con búp bê.
Cũng đưa kẹo ra để xin khách rủ lòng thương mua giúp em, khi đã lướt qua nhìn một lượt tất cả mọi người, nhử để xem đâu là con mồi ngon nhất, dựa vào việc ai sẽ là người rút ví. Nhưng bất chợt, em dừng cái nhìn trong chốc lát với con búp bê bé gái đang cầm.
Chúng lang thang khắp quanh hồ để xin mọi người rủ lòng thương.
Người đàn ông cất tiếng hỏi “bao nhiêu?”, khiến em hơi giật mình, và rời mắt khỏi con búp bê, em trả lời cũng cụt lủn “10 ngàn”. Người đàn ông nghiên nghười để rút ví, mắt em tập trung hoàn toàn vào chiếc ví. Một tờ 10 ngàn được rút ra, người đàn ông đưa sang cho đứa con gái, để nó trả, đứa bé gái cầm tiền nhưng chưa đưa ngay mà hơi lưỡng lự, chỉ đưa khi bố mẹ nó dục “đưa đi, cho nó đi chỗ khác”.
Cầm tiền, em đưa vỉ kẹo ra giao cho khách, nhưng người đàn ông bảo “thôi, không cần, đi đi”, nhưng nó chưa kịp để vỉ kẹo vào mũ thì người phụ nữ đã kịp đưa tay ra giật lại “mất tiền rồi tội gì không lấy”. Rồi em lặng lẽ bức về phía bàn của tôi, nhưng được vài ba bước em lại quay nhìn con búp bê lần nữa.
Số phận sau vài câu nói
Em đứng trước mặt tôi, đưa hộp kẹo ra cũng với câu nói ấy “chú ơi mua hộ cháu”, để không gây chú ý tôi cũng hỏi giá bao nhiêu, tay rút ví để lấy tiền, nhưng chưa vội đưa tiền cho em, tôi mời em uống nước.
Em hơi lưỡng lự đôi chút, mắt nhìn tôi dò xét rồi lại nhìn ra xung quanh như tìm thứ gì đó, thấy những “đồng nghiệp” của mình đã đi khá xa ở cuối hồ em mới dám ngồi. Chẳng phải để tôi gọi hộ, em tự gọi phục vụ đến rồi yêu cầu một cốc xoài dầm, kèm theo câu nhắc “nhanh hộ cháu”.
Qua những câu hỏi, và những câu trả lời ngắn gọn đến mức cụt lủn của em, tôi biết được em năm nay 6 tuổi, em chỉ biết quê mình ở Thanh Hóa, ở nhà em còn một đứa em đang tập đi. Em cũng không biết mình ra Hà Nội được bao lâu, chỉ biết là ra được một thời gian thì về quê ăn tết, sau đấy lại ra ở tới giờ. Tối nào em cũng ra đây bán kẹo, chỉ những hôm trời mưa mới được ở nhà xem ti vi.
Khi tôi hỏi em đi xa thế này, lại lâu vậy em có nhớ nhà, nhớ bố mẹ không, em bảo “có nhớ nhớ, khóc đòi về nhưng lần nào cũng bị cô đánh (đối tượng chăn dắt – PV), nên không dám nữa, giờ hết rồi”, vừa nói em vừa xúc từng miếng xoài bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến, để rớt cả nước vào quần áo.
Đôi lúc tôi thấy em lơ đễnh nhìn sang con búp bê của cô bé bên cạnh. Tôi hỏi em có biết hôm nay là ngày gì, em chỉ lắc lắc đầu, và cũng không tỏ vẻ gì quan tâm, hay tò mò đến câu hỏi của tôi, chủ yếu tập trung vào cốc xoài.
Chẳng mấy chốc em đã ăn hết cốc xoài, em nghiêng cốc ngậm cái ống hút hút rụt một cái thật kêu, rồi đứng dậy lấy tay xoa xoa vào những chỗ bị nước rớt vào. Trước khi đi em vẫn không quên nài tôi mua hộ vỉ kẹo.
Cố chờ đợi khách “đổi ý” mua cho chúng vỉ kẹo.
Em đi được một đoạn thì tôi cũng lặng lẽ bám theo. Trong một đêm, những đứa trẻ bán kẹo ở hồ Văn Quán đi được khoảng 4 vòng quanh hồ, mỗi lần đi hết một vòng, các em lại tìm bóng cây khuất sáng, vắng người để ngồi nghỉ, xếp tiền và cất thật kỹ vào ví, chiếc ví được giấu cẩn thận dưới đáy mũ.
Đến gần 11h tối, khi các hàng quán khách đã vãn, các em bắt đầu tụ tập về góc hồ (phía đường Nguyễn Khuyến, quận Hà Đông), ngồi xếp lại tiền, kiểm kê số kẹo còn lại. Bất ngờ, đúng ra là tôi không thể tin vào mắt, tai mình khi chính em gái khi nãy tôi nói chuyện rút từ trong túi ra chiếc điện thoại di động, bấm nút “alo… cháu đợi ở góc hồ rồi”, cháu tắt máy bỏ lại điện thoại vào túi, rồi tiếp tục xếp tiền.
Chỉ chưa đầy 5 phút sau, một người phụ nữ khoảng 50 tuổi, đi xe máy tới. Toàn bộ tiền các em kiếm được, và số kẹo còn lại được bỏ vào một túi ni lông treo lên xe, rồi hai em gái leo thoắt lên xe, người phụ nữ kéo ga chạy thẳng. Một đứa bé còn lại cũng chỉ phải đợi ít phút, để một thanh niên khoảng 17 tuổi đạp xe đạp đến đón về.
Theo VTC
Sống 'nhảy', đu với 'tử thần' giữa những làn xe
Những người này đánh đu với "tử thần" bằng cái nghề nguy hiểm trên đường Xuyên Á, quốc lộ 1A, xa lộ Hà Nội đi qua TP HCM. Lọt thỏm giữa làn xe tải, xe khách, họ vẫn với tay hoặc nhảy lên cabin, cửa sổ xe để mời chào...
"Câu cơm" mạo hiểm
Cánh tài xế thường xuyên qua lại cung đường này chẳng lạ lẫm gì với họ, thậm chí trong mắt họ, dù có cảm thông bao nhiêu thì cũng không giấu được sự bực dọc khi nhắc đến những người bán hàng rong này.
Anh Trương Thế Công, một tài xế xe containner cho biết: "Tụi tui ớn nhất là mấy ông, mấy bà này, luồn lách từ xe này sang xe kia, rồi đu bám lên xe, mời mua đồ. Lúc xe đang chạy mà mấy bà còn chạy theo mời mọc. Nói thiệt, nếu về cái khoản liều mạng thì mấy bà này là số 1. Lỡ không để ý mấy bà đi tùm lum ở dưới, rồi nhấn ga "chẹt" vô thì cả mình cũng chết".
Đúng như lời anh tài xế xe này nói, những hình ảnh mà chúng tôi ghi nhận được là cả "đội quân" bán dạo cứ vô tư luồn lách giữa quốc lộ, mặc cho những chiếc xe có trọng tải lớn đang lăn bánh chậm chạp qua đoạn đường đông đúc.
Chị Nguyễn Thị Lụa, quê ở Cà Mau, là một người bán báo dạo trần tình: "Tụi tui biết chạy ra giữa đường là nguy hiểm chứ, nhưng không làm nghề này thì chẳng biết làm nghề gì nữa. Tui học đến lớp 3 là nghỉ học, bây giờ có vào làm công nhân thì phải hết cấp 2, có công ty còn tuyển công nhân phải học hết cấp 3 nữa. Trước đây, tui có đi làm phụ hồ thì lại bị mấy ông cai thầu "quỵt" tiền. Ra đây làm nghề tự do, tuy nguy hiểm nhưng còn sống được".
Họ chỉ tập trung buôn bán khi đoạn đường này bị ùn tắc giao thông, ngoài ra một cách "làm ăn" khác nữa là "nhảy" xe khách.
Chị Trần Thị Sáu cho biết: "Tụi tui tập trung khu vực mấy xe dù hay dừng đón khách thì "nhảy" lên bán hàng cho hành khách. Lỡ xe chạy, tụi tui theo luôn, tới điểm khác lại "nhảy" xuống rồi kiếm xe khác quay về. Vậy chứ thu nhập mỗi ngày cũng được cả trăm ngàn nhưng bị mấy ông tài xế, lơ xe chửi hoài à. Mà chửi riết rồi cũng quen mấy chú ơi. Mình nghèo, không có học chữ thì biết làm gì bây giờ".
Theo chị Sáu, làm nghề này phải nhanh tay lẹ mắt và có chút "lì lợm", không dám nhảy ra giữa đường thì khó bán được hàng.
Cũng như bao nghề phải "đổ máu để kiếm tiền" khác, những người sống "nhảy" biết rằng đó là công việc nguy hiểm, vi phạm nghiêm trong quy định về an toàn giao thông nhưng vì cuộc sống mưu sinh, họ vẫn phải bám nghề này.
Anh Bùi Văn Tuấn, chạy xe ôm khu vực phường Tam Bình, quận Thủ Đức cho biết: "Mấy người này liều mạng lắm, xe ôtô đang chạy rà rà vậy mà dám nhảy xổ ra mời mua nước. Hồi tháng 12 năm ngoái, một bà cũng bán buôn kiểu này bị chiếc xe máy va vào, trầy xướt khắp người".
Mơ ngày... về quê
Họ đều là những người sống ở các vùng quê nghèo, những công việc ở quê nhà không đủ để họ lo cho bản thân và gia đình nên họ đã chấp nhận làm những việc với những nguy hiểm luôn rình rập.
Anh Nguyễn Văn Bé, 38 tuổi, một người bán hàng rong, quê ở Hậu Giang tâm sự: "Nhà cũng có vài công ruộng, đông anh em nên rất khó khăn. Lớn lên, tui lập gia đình, ruộng của cha mẹ chia ra cho anh em chẳng có được bao nhiêu, trồng lúa thì lỗ triền miên, nợ nần "ngập" đầu. Nên cách đây 5 năm, 2 vợ chồng kéo hết lên thành phố kiếm sống, để lại 2 đứa nhỏ đang còn đi học ở với ông bà dưới quê.
Ở quê tui, người dân nghèo lên thành phố mưu sinh nhiều lắm, làm đủ thứ nghề. Riêng vợ chồng tui chỉ có một mơ ước, làm sao có sức khỏe để kiếm tiền lo cho xấp nhỏ học hành đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm đàng hoàng. Sau đó, vợ chồng tui lại về quê sống với ruộng vườn".
Điều mà anh Bé, cũng như những người bán hàng rong khác nói lý do vì sao phải mưu sinh bằng cái nghề nguy hiểm này. Quả đúng như vậy, thực tế mà chúng tôi đã tận mắt chứng kiến trong chuyến đi về các tỉnh miền Tây trước đây, đã cho thấy, cái nghèo đang bao trùm lên một bộ phận dân cư không nhỏ của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, một nơi là vựa lúa lớn nhất cả nước.
Trước đây, với đất đai màu mỡ, phù sa bồi đắp, thiên nhiên đã cho họ nguồn lợi dồi dào, bước chân ra đồng là có cá, có tôm... Chính vì vậy mà người dân miền Tây luôn hài lòng với cuộc sống của mình, họ nghĩ rằng không cần học nhiều, làm nhiều vẫn có thể đủ ăn. Nhưng nay thực tế đã thay đổi và ước mơ của anh Bé như là một minh chứng.
Trong số "đội quân" bán hàng rong khắp các cửa ngõ thành phố, còn có những người đến từ dải đất miền Trung đầy khắc nghiệt và cũng như bao người khác, họ phải bươn chải, liều mình với nghề "tự sinh, tự diệt" này. Nhưng cuối cùng tất cả cũng vì mưu cầu cho cuộc sống tốt hơn và mong sao con cái của họ có một tương lai tươi sáng hơn.
Theo TT & VH
Rùng mình: "Kỹ nghệ" tái chế đồ nhậu Những món nhâm nhi từ khô nai, trứng cút, chả thẻ, đậu phộng luộc... qua nhiều ngày ế ẩm nổi mốc, ôi thiu được trả ngược về "lò". Và chỉ qua vài thủ thuật "làm mới", chúng tiếp tục trở thành mồi ngon cho dân nhậu. Đường Rạch Bùng Binh, Q.3, TP.HCM la nơi tâp trung khá đông các "lò" chuyên cung cấp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân

Nhóm học sinh tắm suối ở Quảng Ninh bị lũ cuốn, tìm thấy 2 thi thể

Tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống tổng giá trị 34 tỷ đồng

Tài xế taxi bị đánh giữa giao lộ ở TPHCM

Cha cõng con trai bị tai nạn tổn thương cơ thể 90% đến tòa tìm công lý

Đang nhậu nổi hứng ra ruộng bắt rắn, bị điện giật chết

Cuộc gọi tiếp thị bán hàng: Cục A05 sẽ thu hồi giấy phép nếu vi phạm

Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM

DJ Ngân 98 nói mình bị hãm hại có tổ chức và tố giác hàng giả, hàng nhái

Nổ lớn tại nhà máy SGI Vina, 12 người nhập viện cấp cứu

Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước
Có thể bạn quan tâm

Nha Trang lọt top điểm đến 'du lịch chậm' hàng đầu châu Á
Du lịch
10:03:52 22/05/2025
Đầu tháng 6, 3 con giáp được Thần Tài yêu thương: Lộc lá tràn về, tiền bạc đầy kho, đổi đời ngoạn mục
Trắc nghiệm
09:59:11 22/05/2025
Mỹ điều tàu, máy bay đến Biển Đông tập trận với Philippines
Thế giới
09:35:38 22/05/2025
Quỳnh Lương "bóc phốt" chồng cũ, tung ghi âm cãi cọ căng thẳng: Anh động vào con tôi là anh sai rồi
Sao việt
09:35:09 22/05/2025
Mối quan hệ của HuyR và Jun Phạm sau 'Anh trai vượt ngàn chông gai'
Nhạc việt
09:32:10 22/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Huỳnh Hiểu Minh bàng hoàng khi Chu Viên Viên qua đời ở tuổi 51
Sao châu á
09:28:01 22/05/2025
Phát hiện đối tượng bí ẩn, hình cầu hoàn hảo nằm sâu trong vũ trụ
Lạ vui
09:23:52 22/05/2025
Sắp ra mắt tác phẩm cuối cùng của cố diễn viên Kim Sae Ron
Phim châu á
09:18:06 22/05/2025
7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)
Sức khỏe
09:15:16 22/05/2025
Tôi trốn ra thuê trọ bên ngoài sau khi nhìn thấy mẹ nhắn tin, gửi ảnh của mình cho người khác: 7 chữ của mẹ khiến tôi run rẩy
Góc tâm tình
09:14:19 22/05/2025