Nỗi khổ của giáo viên cuối học kỳ
“Chị ơi, chắc em tắt máy, không dám nghe điện thoại…” – cô bạn đồng nghiệp chung tổ phát đi cho tôi một tin nhắn trên Zalo. Tôi gọi lại cho bạn, nghe xong chuyện lại lo biết đâu sẽ đến lượt mình.
Ảnh minh họa
Và, câu chuyện được kể (có lẽ cũng giống với “hoàn cảnh” của nhiều giáo viên sau mỗi một kỳ thi) là bị phụ huynh (hoặc cả đồng nghiệp của mình) gọi điện năn nỉ xin thêm điểm cho con/em/cháu của họ.
Vốn dĩ, trước ngày diễn ra kỳ thi học kỳ 1, các cột điểm, các bài kiểm tra theo quy định đã cơ bản hoàn thành, chỉ chờ kết quả thi nữa là học sinh biết điểm trung bình môn học của mình; chúng tôi đều thông báo với học sinh là điểm kiểm tra miệng, nếu thấy hơi thấp, báo với thầy/cô trước thi học kỳ để có thể cho kiểm tra thêm lần nữa, nhằm tăng cơ hội cải thiện điểm số, đừng để biết kết quả rồi, thấy ảnh hưởng xếp loại học lực rồi đi… “xin xỏ”, sẽ không được giải quyết. Chưa kể là điểm số của các em đã được cập nhật trên hệ thống liên lạc điện từ, sau khi biết kết quả thi, bất ngờ số lần kiểm tra miệng tăng lên (ví dụ học sinh đã có 2 cột điểm miệng, giờ sửa thành 3) thì chỉ có cách là ‘cấy điểm”…
Cô bạn đồng nghiệp kể lại là người “xin” điểm đầu tiên là một đồng nghiệp trong trường, xin cho cháu, người thứ đến là phụ huynh học sinh, năn nỉ, thuyết phục không xong thì chuyển sang… đổi giọng. Với trường hợp cháu của người đồng nghiệp, câu trả lời của cô bạn là gia đình thử làm đơn phúc khảo điểm số xem sao. Với vị phụ huynh nọ, bạn ấy định… tắt điện thoại!
Vài ba hôm sau, câu chuyện từ một người đồng nghiệp (khác trường) mà tôi nghe được cũng là bức xúc về việc xin điểm của phụ huynh học sinh. Trường hợp này “đặc biệt” hơn. Em học sinh nọ học… yếu đều, thậm chí, có môn không đạt được 2,0 nên học lực xếp loại Kém. “Động tác” quan trọng của phụ huynh học sinh là lập tức (thông qua ban giám hiệu nhà trường) chuyển tặng cho giáo viên bộ môn của lớp con mình học mỗi giáo viên 1 cuốn lịch treo tường rất xịn. Dẫu vậy, trong số hơn 10 giáo viên của lớp có em học sinh và vị phụ huynh “đặc biệt” nọ, đã có người từ chối nâng điểm, từ chối quà tặng. Theo lời kể, vị phụ huynh nọ có thể thông qua “cấp trên” để tác động đến giáo viên vì đó là người có địa vị xã hội. Vậy nên, nhiều giáo viên “nói không” với thành tích đều tỏ ra bất bình, họ đặt dấu hỏi rằng liệu những phụ huynh làm công việc lao động phổ thông như phu hồ, bốc vác… có dám gọi điện cho giáo viên hoặc nhờ cấp trên can thiệp để có điểm số như ý cho con em?
Trở lại với những điểm số ở các lớp học mà tôi tham gia giảng dạy, cũng may, không có một học sinh hay phụ huynh hoặc đồng nghiệp nào lên tiếng nhờ mình chỉnh sửa. Một phần, bản thân tôi rất cương quyết với các em: Nếu muốn có kết quả như ý mà không cải thiện điểm trước khi kỳ thi học kỳ điễn ra, thì các em phải đầu tư nhiều hơn cho việc ôn luyện ở nhà, vào phòng thi là tự tin với vốn kiến thức của mình để có điểm số mong đợi; cũng có thể có bạn gặp may nhờ hỏi bài nhưng số đó không nhiều, phải đi bằng đôi chân của mình mới vững được!
Hẳn là câu chuyện về điểm số sẽ còn làm khó cho giáo giới khi mà học và thi là đi cùng, có học thì có thi. Vấn đề còn lại là tâm thế của những người trong cuộc. Việc không nâng điểm học sinh hoặc không đi xin điểm thầy cô là ứng xử của những người tự trọng, trung thực. Dẫu biết rằng sẽ luôn tồn tại nhiều mặt khi xem xét, đánh giá ai đó, việc nào đó, nhưng với giáo dục, câu chuyện về điểm số chính là câu chuyện về việc nêu gương của giáo viên và phụ huynh trước học sinh.
Video đang HOT
Mai Ngọc
Theo Dân trí
Phụ huynh xin điểm dễ từ chối, đồng nghiệp xin biết làm sao đây?
Cho điểm thì áy náy lương tâm khi không công bằng với nhiều học sinh khác. Không cho thì khó nhìn mặt đồng nghiệp khi "vào đụng, ra chạm" hằng ngày.
Gần kết thúc học kỳ 1, giáo viên thường nói vui: "Lại đến mùa xin điểm". Nhiều thầy cô cho biết, đôi khi lâm vào tình trạng khó xử bởi người xin điểm lại chính là đồng nghiệp của mình.
Mùa thi cũng là mùa nhiều người xin điểm (Ảnh minh họa VTV)
Cho điểm thì áy náy lương tâm khi không công bằng với nhiều học sinh khác. Không cho thì khó nhìn mặt đồng nghiệp khi "vào đụng, ra chạm" hằng ngày.
Có muôn vàn lý do để xin điểm, xin hạnh kiểm. Người nói rằng cần học bạ "sạch" để con có cơ hội xét tuyển đại học.
Người lại chỉ cần con đỗ tốt nghiệp để cho con đi du học. Có người lại cần con được khen thưởng cho bằng chị bằng em với một lý do vô cùng thực dụng là công ty của chồng, cơ quan của mẹ trao giải cho mỗi giấy khen là 1 triệu đồng...
Thầy H. giáo viên toán một trường phổ thông trung học cho biết: "Phụ huynh xin điểm thầy rất dễ dàng từ chối. Nhưng chính đồng nghiệp mở lời xin "chiếu cô em A. em C. dùm mình với" thì vô cùng khó xử.
Người nói đó là chỗ bà con thân thiết, có em lại là cháu trong nhà...dù khó chịu nhưng bản tính cả nể, thầy H. nói mình cũng đành làm công việc bất đắc dĩ khi mình không muốn.
Nếu phụ huynh đứng ra xin điểm, giáo viên có thể lấy lý do nhà trường quản lý điểm chặt nên khó thực hiện.
Nhưng với giáo viên trong nghề thì chuyện cho khống vài con điểm miệng, sửa vài con điểm kiểm tra 15 phút cứ dễ như trở bàn tay.
Ở bậc tiểu học thường là giáo viên chủ nhiệm đi xin giáo viên bộ môn, không phải điểm mà là nhận xét. Ví như học sinh A. (lớp 2), kiểm tra hai môn Toán, tiếng Việt được 9 và 10 điểm.
Các môn còn lại đánh giá bằng nhận xét Hoàn thành Tốt sẽ đạt học sinh xuất sắc.
Thế nhưng có em môn Thể dục chỉ được giáo viên ghi Hoàn thành là xem như mất ngay danh hiệu xuất sắc.
Nhiều khi phụ huynh chẳng biết để xin nhưng chính thầy, cô chủ nhiệm làm điều này vì muốn lớp mình có nhiều học sinh xuất sắc.
Phần nữa nhiều giáo viên thấy thương trò vì môn nào học cũng tốt nhưng môn Âm nhạc lại bị khống chế và vuột mất cơ hội.
Nhiều giáo viên thường chọn giải pháp "cả nhà cùng vui"
Để tránh rắc rối, để đỡ trông thấy mặt nặng mày nhẹ với nhau nên một số giáo viên dạy môn chuyên thường chủ động hỏi giáo viên chủ nhiệm: "Có lưu ý em nào không?".
Hoặc thầy cô chủ nhiệm chủ động tìm để đưa danh sách những ứng viên sẽ có cơ hội dành danh hiệu xuất sắc.
Thầy cô giáo môn chuyên cũng căn cứ vào danh sách này lưu ý khi đánh giá xếp loại học sinh.
Thế là không bị mất lòng đồng nghiệp, học sinh vui vì được khen, giáo viên chủ nhiệm vui vì lớp có thêm học sinh nổi trội, phụ huynh vui vì thành tích của con và sự dạy dỗ tiến bộ nhiệt tình của thầy cô.
Giải pháp này nhiều thầy cô gọi là "cả nhà cùng vui".
Khâu đánh giá học sinh luôn được xem là khâu quan trọng nhất, đây chính là thước đo về chương trình, về sự dạy dỗ của giáo viên, sự tiến bộ của học sinh.
Dù chương trình có đổi mới thế nào nhưng chính mỗi thầy cô không chịu đổi mới cách nghĩ, cách làm thì việc đánh giá học sinh vẫn thường theo lối mòn cũ.
Trúc Mai
Theo giaoduc.net
Huyện Kỳ Anh xét tuyển 83 giáo viên tiểu học trong tháng 10/2019 Sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý chủ trương tuyển dụng giáo viên tiểu học, huyện Kỳ Anh đang khẩn trương chuẩn bị cho công tác tuyển dụng 83 giáo viên bậc tiểu học trên địa bàn. Cán bộ Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Anh tiếp nhận, xem xét các hồ sơ của các ứng viên Theo đó, trong...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Doremon xâm nhập VN, tín đồ Mèo Máy đổ bộ checkin Landmark, lộ chi tiết đáng ngờ
Netizen
16:10:52 22/05/2025
Lý Khải Hinh 'ngọc nữ' nhà nòi bị trợ lý cũ vu khống, tự minh oan đỉnh thế nào?
Sao châu á
16:09:08 22/05/2025
Phát hiện 100 kg vàng trong giếng cạn ở Trung Quốc
Lạ vui
16:01:34 22/05/2025
Cựu MGI mắc sai lầm như Thuỳ Tiên, liền xoá hết dấu vết, Mr Nawat lại đau đầu
Sao âu mỹ
15:50:16 22/05/2025
'Bộ 5 siêu đẳng cấp' và sự trở lại của ảnh đế Yoo Ah In trong bom tấn siêu nhiên chưa từng thấy
Phim châu á
15:44:21 22/05/2025
Điều gì đặc biệt ở 'Mang mẹ đi bỏ' khiến Tuấn Trần phải tự tay thiết kế tên phim?
Hậu trường phim
15:31:11 22/05/2025
Toyota ra mắt mẫu RAV4 tích hợp hệ thống phần mềm mới
Ôtô
15:28:00 22/05/2025
Honda lập kỷ lục về doanh số với hơn 20 triệu chiếc xe máy bán ra trong một năm
Xe máy
15:27:04 22/05/2025
Điện ảnh Việt 06 tháng cuối năm có gì đáng trông đợi?
Phim việt
15:10:33 22/05/2025
Awkwafina 'lầy lội' tái xuất trong 'The bad guys 2': Màn đối đầu kịch tính giữa Băng đảng và nhóm nữ quái
Phim âu mỹ
14:40:46 22/05/2025