Nội khối Đông-Tây EU bất hòa
EU bàn bạc kích hoạt Điều 7 về trừng phạt quốc gia thành viên Ba Lan vì các cải cách pháp luật và từ chối nhận người di cư.
( Tin tức 24h ) – EU đang chuẩn bị thủ tục trừng phạt lần đầu tiên áp dụng đối với một quốc gia thành viên-Ba Lan.
Liên minh châu Âu (EU) hôm 20/12 đã kích hoạt Điều 7.1 Hiệp ước EU về cơ chế áp đặt lệnh trừng phạt đảm bảo khả năng phòng ngừa khi xuất hiện vi phạm các giá trị chung nhằm vào Ba Lan.
Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu đã kích hoạt Điều 7 trên, mang biệt danh “lựa chọn hạt nhân” nhằm đối phó với chương trình cải cách pháp luật của Ba Lan.
Đây là điều khoản được kích hoạt lần đầu tiên ở EU nhằm vào một thành viên trong khối.
3 tháng nữa Ba Lan sẽ được quyết định có nhận lệnh trừng phạt từ EU hay không.
Các biện pháp trừng phạt hiếm hoi trong lịch sử đã được đưa ra vì căng thẳng kéo dài 2 năm giữa EU và Ba Lan liên quan tới chương trình cải cách tư pháp của nước này.
Video đang HOT
Thượng viện Ba Lan đã thông qua phiên bản cuối cùng của đạo luật gây tranh cãi về Tòa án tối cao và Hội đồng tư pháp quốc gia, các dự án do Tổng thống Andrzej Duda đề xuất. Trong quá trình xem xét Thượng viện đã đưa vào những sửa đổi khác biệt đáng kể so với đề xuất của tổng thống và làm dấy lên sự chỉ trích từ phe đối lập.
Brussels đã cho Warsaw 3 tháng để giải quyết những lo ngại của EU, hứa hẹn xem xét lại quyết định trừng phạt này nếu chính quyền Ba Lan “thực hiện các hành động được đề nghị”.
Chương trình cải cách tư pháp gây tranh cãi của nước này vốn bị Brussels coi là “mối đe dọa” tới nguyên tắc pháp quyền.
Phó Chủ tịch EC Frans Timmermans cho biết EC buộc phải quyết định kích hoạt Điều 7.1 bởi thực tế đã khiến cơ quan này không còn sự lựa chọn nào khác. Với việc kích hoạt trên, Ba Lan có nguy cơ mất quyền bỏ phiếu trong Hội đồng châu Âu.
Theo ông Timmermans, 13 đạo luật được Chính phủ Ba Lan thông qua trong vòng 2 năm nay đã giúp chính phủ Ba Lan “có thể can thiệp một cách có hệ thống về mặt chính trị vào thành phần, quyền, việc thi hành và chức năng của giới chức tư pháp.
Trong khi đó, Tân Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nói rằng đất nước này “cống hiến cho pháp quyền như phần còn lại của EU” và kêu gọi các đối tác của EU đối thoại cởi mở và thành thật.
“Tôi tin rằng chủ quyền của Ba Lan và ý tưởng của Liên hiệp châu Âu có thể được hòa giải” – Thủ tướng Morawiecki chia sẻ trên Twitter. “Ba Lan không cần đến sự đồng ý của Liên minh châu Âu để cải cách pháp luật trong nước”.
Song đáng chú ý là chính sự thay đổi về mặt luật pháp trên đã khiến chính người dân Ba Lan phản ứng.
Đầu năm nay, các cuộc biểu tình nổ ra liên miên, đòi thay đổi hệ thống tư pháp. Các đảng đối lập, các nhóm quyền, Hội đồng châu Âu, Uỷ ban châu Âu và các nước châu Âu bao gồm Đức và Pháp cũng cho biết những thay đổi được đề xuất sẽ làm giảm tính độc lập của tư pháp khi Ba Lan muốn đưa Tòa án hoạt động dưới sự kiểm soát trực tiếp của Chính phủ.
Ba Lan đã từ chối việc nhận hạn ngạch người di cư của châu Âu.
Ba Lan và EU còn có mâu thuẫn về vấn đề di cư.
Mới đây, Warsaw đã từ chối chấp nhận người di cư từ các nước châu Âu như một phần của hệ thống phân hạn ngạch của EU.
Theo lời Reuters, hôm thứ Tư, theo sau tuyên bố của Điều 7, người phát ngôn của Đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đã nói rằng các hành động của EU có thể liên quan đến sự phản đối của Warsaw đối với việc chấp nhận người tị nạn Hồi giáo.
Theo Ngọc Dương
Báo đất việt
Tòa án Mỹ "bật đèn xanh" cho sắc lệnh cấm di trú của Tổng thống Trump
Tòa án tối cao Mỹ ngày 4/12 đã ra phán quyết cho phép sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với 6 quốc gia chủ yếu là người dân Hồi giáo có hiệu lực hoàn toàn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Theo BBC, 7 trong tổng số 9 thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ hôm qua đã chấp thuận dỡ bỏ các lệnh của tòa án cấp thấp nhằm đóng băng sắc lệnh cấm di trú của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Lệnh cấm nhập cảnh này có hiệu lực đối với công dân của 6 nước gồm Iran, Libya, Syria, Yemen, Somalia và Chad.
Đây vốn là phiên bản thứ ba của chính sách di trú gây tranh cãi mà Tổng thống Trump đưa ra ngay sau khi nhậm chức. Ông Trump ban hành sắc lệnh hạn chế di trú đầu tiên nhằm vào một số nước với đa số dân là người Hồi giáo vào tháng 1. Tiếp đó, đến tháng 3, sau khi sắc lệnh đầu tiên bị thách thức tại tòa án liên bang, chính quyền của ông ban hành thêm một sắc lệnh sửa đổi. Sắc lệnh này hết hạn vào tháng 9 sau một cuộc tranh cãi dài ở tòa án và đã được thay thế bằng phiên bản hiện tại.
Sắc lệnh này ngoài nhằm vào các quốc gia với đa số dân Hồi giáo còn nhằm vào Triều Tiên, Venezuela.
Phán quyết của tòa án tối cao đánh dấu một thắng lợi cho Tổng thống Trump sau các cuộc chiến pháp lý dai dẳng liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh gây tranh cãi. Ông Trump cho rằng, các sắc lệnh như vậy là cần thiết để đảm bảo an ninh cho Mỹ trước các mối đe dọa như khủng bố.
Minh Phương
Theo BBC
Biểu tình rúng động Barcelona phản đối bắt giam hai lãnh đạo ly khai Catalonia Hàng trăm nghìn người đã xuống đường ở Barcelona để tham gia cuộc biểu tình phản đối giới chức Tây Ban Nha bắt giam hai lãnh đạo ly khai của Catalonia, BBC cho biết ngày 17/10. Biểu tình nổ ra sau vụ chính quyền trung ương Tây Ban Nha bắt giữ 2 lãnh đạo ly khai của Catalonia. (Ảnh: Reuters) Tòa án tối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025