Nỗi lo của sinh viên khi trường đại học mở lại

Đã đăng ký nhưng chưa đến lượt tiêm, Thúy Nga hiểu rằng nếu chưa có mũi vaccine nào, cô sẽ chưa thể trở lại Hà Nội nhập học.

Từ đầu tháng 5, khi Đại học Thương mại chuyển sang học trực tuyến , Hoàng Thúy Nga, 21 tuổi, sinh viên năm ba, về quê tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn . Lúc đầu, cô chỉ nghĩ về 2-3 tháng như các đợt dịch trước, thế nhưng, gần nửa năm trôi qua, Nga vẫn chưa thể quay lại học trực tiếp. Đến nay, Nga chưa được tiêm mũi vaccine nào.

Tại Bắc Kạn, dân số trên 18 tuổi là hơn 222.000 người. Theo Cổng thông tin tiêm chủng, đến 18/10, tỉnh này nhận gần 180.000 liều vaccine, trong đó đã tiêm được 142.000 liều, tỷ lệ người đã tiêm ít nhất một mũi là 63,97%.Khoảng 1-2 tháng trước, xã của Nga tổ chức một đợt tiêm vaccine nhưng số lượng hạn chế.

Nga cũng đã đăng ký nhưng chưa thấy có đợt tiêm mới và “không rõ bao giờ có đủ vaccine để em được tiêm”. “Hỏi chuyện một số bạn ở lại Hà Nội trong đợt dịch này, các bạn đều đã được tiêm nên em khá lo lắng”, nữ sinh chia sẻ.

Nỗi lo của Nga là có cơ sở. Từ cuối tháng 9, đại diện Đại học Thương mại cho biết trường lên kế hoạch đón sinh viên trở lại vào cuối tháng 11 với “yêu cầu bắt buộc là các em đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và có xét nghiệm âm tính”.

Trường cũng tính tìm nguồn vaccine cho sinh viên nhưng “quá khó”. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh và tỷ lệ tiêm vaccine cho sinh viên ở các địa phương không giống nhau. Với những lý do này, ngay cả khi Hà Nội đã nới lỏng các biện pháp chống dịch, các đại học vẫn dè dặt trong việc mở cửa học trực tiếp vì nhiều sinh viên từ các tỉnh thành chưa được tiêm vaccine.

“Nhà trường phải tính kỹ, không thể vội vàng, nếu không hậu quả sẽ rất lớn. Không thể để các em khăn gói trở về Hà Nội rồi được một thời gian ngắn rồi lại học online”, vị này nói.

Nỗi lo của sinh viên khi trường đại học mở lại - Hình 1

Từ tháng 5 khi về Bắc Kạn, Thúy Nga phải học online. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chưa được tiêm vaccine cũng là nỗi thấp thỏm với Nguyễn Trang, 22 tuổi, quê Đăk Lăk. Theo Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, đến 18/10, địa phương này thuộc nhóm có tỷ lệ tiêm thấp nhất cả nước (tính theo số mũi tiêm trên tổng vaccine được phân bổ), chỉ 60,52%. Dân số trên 18 tuổi của Đăk Lăk gần 1,36 triệu nhưng tỉnh mới tiêm được 309.000 liều vaccine.

Là sinh viên năm cuối của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trang đã gần như hoàn thành chương trình, chỉ còn đợi học cải thiện môn cuối cùng để có kết quả tốt nghiệp tốt hơn. Tuy nhiên, do ít sinh viên, lớp học của Trang vẫn chưa được tổ chức, “khả năng cao phải đợi đến cuối kỳ I”. Ngoài ra, nữ sinh vẫn cần quay lại trường để hoàn thành giấy tờ, chờ lấy bằng tốt nghiệp để xin việc.

Thông thường, để ra Hà Nội, Trang đi máy bay từ Pleiku, Gia Lai. Thế nhưng, nếu giờ muốn di chuyển bằng đường hàng không, Trang cần đi từ TP HCM, đảm bảo hai yêu cầu đã tiêm vaccine và xét nghiệm âm tính. Lựa chọn này bất khả thi với Trang vì em chưa được tiêm mũi vaccine nào.

Hôm qua, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất từ 20/10, chuyến bay từ các địa bàn có dịch dưới cấp độ 4 tới nơi khác chỉ cần đáp ứng một trong ba điều kiện: tiêm đủ liều vaccine, F0 đã khỏi bệnh hoặc xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Hiện, Đăk Lăk đạt cấp 2 về tình hình dịch bệnh (nguy cơ trung bình) nên nếu đề xuất này được thông qua, Trang cần có giấy xét nghiệm âm tính để đi máy bay ra Hà Nội.

Video đang HOT

Trong trường hợp di chuyển bằng xe khách, Trang cũng lo lắng cho chặng đường dài hơn một ngày khi xe dừng, đỗ tại các hàng ăn, đồng thời “không biết những người đi cùng mình có lịch sử dịch tễ như nào”. “Em thực sự mong sớm được tiêm vaccine để có thể hoàn thành việc học, sau đó là xin việc tại Hà Nội”, Thúy nói.

Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng Covid-19 lớn nhất, kéo dài tới hết tháng 4/2022 với mục tiêu bao phủ 70% dân số. Trong đó, giáo viên, học sinh, sinh viên là một trong 16 nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine theo kế hoạch do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long phê duyệt hồi tháng 7.

Tuy nhiên một số tỉnh thành kiểm soát dịch tốt, dân cư không quá đông, ít khu công nghiệp, chưa được phân bổ nhiều vaccine để tiêm cho toàn dân. Điều này dẫn đến ở nhiều địa phương, giáo viên cũng chưa được tiêm đầy đủ. Tương tự, sinh viên, những người trẻ, có sức khoẻ tốt chưa phải là nhóm ưu tiên hàng đầu.

Nỗi lo của sinh viên khi trường đại học mở lại - Hình 2

Sinh viên các đại học đã phải học online gần nửa năm từ khi Covid-19 bùng phát vào cuối tháng 4. Ảnh: Thanh Hằng

May mắn hơn Nga, Trang và nhiều sinh viên khác, Đức Bình, 18 tuổi, quê Phú Thọ, đã có lịch tiêm vaccine trong tuần này. Nhưng Bình có nỗi lo khác. Cậu sợ không kịp chuẩn bị nơi ăn chốn ở khi học trực tiếp nếu trường không thông báo sớm kế hoạch học lại.

Trở thành tân sinh viên Cao đẳng FPT Polytechnic từ đầu tháng 9 nhưng chưa một lần được “nhìn thấy trường một cách trực tiếp”. Mỗi ngày, Bình phải học theo một lịch khác nhau, có hôm 7-9h, hôm lại 12-14h.

Là tân sinh viên, chưa biết đường đi lối lại, vị trí trường ở đâu, cũng chưa thuê được nhà trọ để rồi tìm hiểu xem đi học bằng phương tiện gì, Bình cũng “ nóng ruột”. Cuối tuần trước, việc đi lại giữa Phú Thọ và Hà Nội dễ dàng hơn khi chỉ cần khai báo y tế, không cần thêm giấy đi đường hay kết quả xét nghiệm, Bình đã định cùng bố mẹ xuống nhà người thân chơi rồi xem trước vị trí trường và tìm khu trọ phù hợp. Thế nhưng, Phú Thọ lại vừa xuất hiện chuỗi lây nhiễm, khiến kế hoạch bị lỡ dở.

“Với tình hình này, em nghĩ có thể mình còn phải học trực tuyến lâu dài hơn. Nhưng khi có kế hoạch mở cửa, em mong trường sẽ báo sớm để bọn em kịp chuẩn bị”, Bình nói.

Mong muốn nhận thông báo sớm của trường cũng là nguyện vọng của nhiều sinh viên, không chỉ năm nhất như Bình. Nhiều em đã trả phòng trọ khi rời Hà Nội để về nhà học trực tuyến trong thời gian dài. Vì chưa biết khi nào sẽ trở lại trường, các em cũng chưa tìm và thuê chỗ ở mới. Do đó, nhiều sinh viên cho rằng nếu có kế hoạch, các trường cần thông tin sớm, trước khoảng 1 – 2 tuần, về thời điểm mở cửa để các em kịp tìm và ổn định nơi ở.

Đợt Covid-19 thứ tư bùng phát cuối tháng 4, rơi vào thời điểm các trường hoàn thành học kỳ II và tuyển sinh đại học. Ngoài việc duy trì học online trong thời gian dài, nhiều trường phải hủy kỳ thi riêng như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Bách khoa Hà Nội, các lễ khai giảng, bế giảng và nhập học đều được tổ chức trực tuyến.

Đến nay, sau gần 6 tháng tạm dừng đến trường, tuy chưa có đại học nào mở cửa trở lại, nhưng một số trường đã có dự kiến. Tuần trước, Đại học Kinh tế Quốc dân cũng xây dựng kế hoạch cho sinh viên trở lại, đồng thời dự định đăng ký tiêm vaccine cho các em.

Sinh viên học trực tuyến thời Covid-19: "Cái khó ló cái khôn"

Dịch Covid-19 phức tạp, một lần nữa quay trở lại "giảng đường online", nhiều sinh viên cảm thấy thoải mái nhưng một số khác lại thấy bất tiện vì một vài vấn đề nảy sinh.

Thuận tiện cho sinh viên

Chia sẻ về cảm xúc khi một lần nữa quay trở lại với hình thức học trực tuyến, Mai Thị Bích Phượng (sinh viên năm 3, trường Đại học Dược Hà Nội) cho biết: "Mình nhận thấy việc học online trong mùa dịch Covid-19 là rất hợp lý, giúp đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của sinh viên nói riêng và cộng đồng nói chung.

Phương pháp học này còn giúp mình tiết kiệm khá nhiều thời gian. Mình không cần phải dậy sớm vào mỗi buổi sáng để chuẩn bị quần áo, sách vở tới trường".

Làm quen với những khóa học trực tuyến từ những ngày ôn thi đại học, Trần Thị Kim Ngân (sinh viên năm 2 trường Đại học Thương mại) tỏ ra vô cùng hào hứng khi được học tập bằng phương pháp này.

"Cá nhân mình rất thích học online bởi hình thức học này đem lại nhiều sự thuận tiện. Mỗi khi đến tiết học, mình chỉ cần chuẩn bị một góc nhỏ, kiểm tra lại webcam, mic, wifi là có thể học bài một cách thoải mái" - Ngân chia sẻ.

Sinh viên học trực tuyến thời Covid-19: Cái khó ló cái khôn - Hình 1

Một buổi học trực tuyến của sinh viên Mai Thị Bích Phượng.

Tự nhận bản thân là một người hơi lười ghi chép, Bùi Thị Hà Anh - sinh viên Đại học Bách Khoa cho rằng, phương pháp học trực tuyến giúp đỡ cô rất nhiều trong việc ghi lại kiến thức bởi sinh viên có thể xem lại bài giảng sau khi kết thúc buổi học.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thầy và trò không thể gặp nhau trực tiếp trên giảng đường, thì học trực tuyến được coi là phương án linh hoạt, tối ưu. Không chỉ giúp giảm thiểu khả năng lây lan của dịch bệnh, hình thức học này còn đem lại cho sinh viên một tâm thế thoải mái, đồng thời giúp các bạn hoàn thành chương trình học đúng hạn.

"Mình cảm thấy mệt mỏi khi phải nhìn vào màn hình máy tính liên tục"

Thừa nhận những lợi ích của việc học online, nhưng Hà Anh cũng cho rằng, phương pháp học tập này đôi khi còn gây ra những cảm xúc tiêu cực: "Điều dễ thấy nhất là vào những ngày phải học quá nhiều. Nếu như học ở trên lớp có thầy cô, bạn bè, tâm trạng mình cũng cảm thấy bớt nặng nề hơn.

Tuy nhiên, khi học trực tuyến, do không được giao tiếp cùng mọi người, cộng với việc phải nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính liên tục khiến mình mệt mỏi và vô cùng buồn chán".

Tương tự, Đỗ Gia Thành - sinh viên năm 4 trường Đại học Giao thông vận tải chia sẻ, khi học online, anh dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ, mất tập trung vì không có ai giám sát, nhắc nhở.

Sinh viên Mai Thị Bích Phượng cũng cho rằng, hình thức học trực tuyến vẫn còn tồn tại khá nhiều nhược điểm so với phương pháp học truyền thống. Điển hình là việc đường truyền thường xuyên bị lỗi, một số bạn tham gia lớp học mà không tắt mic khiến lẫn lộn tạp âm, gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiếp thu bài giảng.

"Đôi khi, mình còn có cảm giác căng thẳng khi phải thuyết trình online bởi mình không biết thầy cô, bạn bè có đang nghe được những điều mình truyền đạt hay không" - Phượng bày tỏ.

"Cái khó ló cái khôn"

Sinh viên Mai Thị Bích Phượng cho rằng, mặc dù còn tồn tại nhiều nhược điểm, nhưng nếu biết cách học đúng đắn, phương pháp học online vẫn sẽ mang lại cho các bạn sinh viên kết quả tích cực.

Để chuẩn bị tốt nhất cho việc học trực tuyến, Phượng đã chủ động tìm kiếm các tài liệu liên quan đến môn học, đồng thời tham khảo những chia sẻ của anh chị khóa trên để rút kinh nghiệm cho bản thân. "Những kỳ học online trước, kết quả học tập của mình đều rất ổn. Do đó, đối với mình, học bằng hình thức nào không quan trọng. Điều quan trọng nhất phụ thuộc vào ý thức tự giác của mỗi cá nhân", Phượng chia sẻ.

Là một sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật hóa học, thường xuyên phải thực hành ở phòng thí nghiệm; tuy nhiên, học online khiến Hà Anh không thể đến trường. Nhưng "trong cái khó ló cái khôn", Hà Anh và các bạn của mình đã nghĩ ra cách học rất thú vị khác: từ bài giảng của thầy cô, các bạn sẽ quan sát và thực hành ngay các cuộc thí nghiệm tại nhà.

Sau khi thu được kết quả, mọi người quay lại video và nhờ thầy cô nhận xét. "Bình thường mình hay lên phòng thí nghiệm nên những cuộc thí nghiệm tại gia thế này mới là lần đầu. Mình thấy khá là thú vị, như thể vừa học vừa chơi vậy" - Hà Anh nói.

Sinh viên học trực tuyến thời Covid-19: Cái khó ló cái khôn - Hình 2

Không thể đến trường, nhưng nhiều sinh viên vẫn tìm được cách học khác thú vị mà hiệu quả (Ảnh minh họa.)

Bí quyết "vàng" cho kỳ học online hiệu quả

Theo thầy Phạm Ngọc Thạch (giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam), kể từ khi nhà trường triển khai dạy online, nhiều sinh viên đã than thở không biết học sao cho đúng cách.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, thầy Thạch cho rằng, yếu tố tiên quyết tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính là tinh thần tự giác. "Trong quá trình học trực tuyến, hầu hết các giảng viên đều gửi bài giảng cho sinh viên trước buổi học. Do đó, các bạn hãy chịu khó đọc trước tài liệu, ghi lại những ý chính để dễ hiểu bài hơn".

Bên cạnh đó, thầy còn nhấn mạnh: "Không chỉ học trên lớp mới có thể làm bài tập nhóm. Việc tạo nhóm trên zalo hay messenger... cũng là một bí quyết giúp quá trình học trở nên thú vị hơn.

Hình thức học nhóm rất có giá trị trong bối cảnh này vì thông qua học nhóm, sinh viên có thể chia sẻ bài vở, trao đổi thắc mắc và động viên nhau học tập theo đúng tiến độ và thời khóa biểu của lớp".

"Dù là học online hay offline thì việc chủ động của các bạn là vô cùng cần thiết. Đừng ngần ngại trao đổi với giảng viên những điều mình chưa biết hoặc chưa hiểu. Tôi tin rằng các giảng viên đều sẽ vui vẻ và hỗ trợ các bạn hết mình khi có yêu cầu", thầy gợi ý thêm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷToàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ
06:19:45 23/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi liên tục thất bại tại Miss WorldHoa hậu Ý Nhi liên tục thất bại tại Miss World
10:27:23 23/05/2025
Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!Gil Lê mê Xoài Non ra mặt, "đánh dấu chủ quyền" rõ rành rành thế này đây!
06:19:43 23/05/2025
Thầy ông nội khai nhận bùa phép với Diễm My, thay tên đổi họ gây xôn xaoThầy ông nội khai nhận bùa phép với Diễm My, thay tên đổi họ gây xôn xao
06:54:30 23/05/2025
Quỳnh Lương bị nói làm xấu mặt con trai vì phốt chồng cũ, lên tiếng đáp trả gắtQuỳnh Lương bị nói làm xấu mặt con trai vì phốt chồng cũ, lên tiếng đáp trả gắt
07:05:34 23/05/2025
Mỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữMỹ nhân có đôi mắt buồn nhất Việt Nam: Trầm cảm suốt 13 năm, U50 mà body bén như thiếu nữ
07:27:27 23/05/2025
Mẹ chồng mất tích 1 năm bỗng trở về nhưng người về lại không phải người tôi biếtMẹ chồng mất tích 1 năm bỗng trở về nhưng người về lại không phải người tôi biết
10:16:50 23/05/2025
Tôn Bằng xuất hiện trước cổng cơ quan chức năng sau gần 2 tháng Hằng Du Mục bị bắtTôn Bằng xuất hiện trước cổng cơ quan chức năng sau gần 2 tháng Hằng Du Mục bị bắt
10:41:29 23/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lexus ra mắt phiên bản đặc biệt của chiếc sedan hạng sang IS 500

Lexus ra mắt phiên bản đặc biệt của chiếc sedan hạng sang IS 500

Ôtô

13:19:49 23/05/2025
Khả năng phanh được nâng cấp nhờ hệ thống phanh Brembo với cùm phanh nhôm 6 piston sơn đỏ ở phía trước, kết hợp đĩa phanh lớn đường kính 380 mm.
"Cô dâu Thu Sao" live ăn uống, diện mạo hiện tại sốc nặng, hết tiền căng da?

"Cô dâu Thu Sao" live ăn uống, diện mạo hiện tại sốc nặng, hết tiền căng da?

Netizen

13:19:22 23/05/2025
Cuộc sống hiện tại của cô dâu Thu Sao và chồng trẻ vẫn nhận được sự quan tâm từ đông đảo dân tình. Sau 7 năm can thiệp dao kéo, nhan sắc hiện tại của người phụ nữ khiến netizen sốc nhẹ.
Hồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz Việt

Hồng Đào sau thông tin kết hôn ở tuổi 63 chiếm sóng MXH: Ngôi sao chưa từng "hết thời" của showbiz Việt

Sao việt

13:17:02 23/05/2025
Ở tuổi 63, Hồng Đào sống đúng với điều mà nhiều phụ nữ hiện đại mong ước: Không cần phải thuộc về ai, chỉ cần thuộc về chính mình.
Galaxy Z Flip7 được xác nhận dùng chip Exynos 2500

Galaxy Z Flip7 được xác nhận dùng chip Exynos 2500

Đồ 2-tek

13:12:33 23/05/2025
Các rò rỉ tiết lộ, Galaxy Z Flip7 có hỗ trợ sạc nhanh 25W với thiết kế giữ nguyên nhưng kiểu dáng mỏng hơn. Máy sẽ đi kèm các tính năng Galaxy AI mới để nâng tầm trải nghiệm sử dụng của người dùng.
Hồ Văn Cường công khai ảnh cưới

Hồ Văn Cường công khai ảnh cưới

Sao thể thao

13:05:21 23/05/2025
Mới đây, hậu vệ Hồ Văn Cường đang thi đấu cho CLB SLNA và U23 Việt Nam đã chính thức công khai ảnh cưới. Đây là tấm ảnh đầu tiên hậu vệ này công khai lên mạng xã hội dù đã tổ chức ăn hỏi và đám cưới tại nhà thờ.
Vì sao ông Putin bất ngờ đến Kursk khi Ukraine quyết không đầu hàng?

Vì sao ông Putin bất ngờ đến Kursk khi Ukraine quyết không đầu hàng?

Thế giới

12:57:32 23/05/2025
Tổng thống Vladimir Putin đã có chuyến thăm đến Kursk trong bối cảnh Nga có thể đang lên kế hoạch thiết lập vùng đệm ở biên giới Ukraine.
Khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng cách trụ sở UBND huyện 2km

Khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng cách trụ sở UBND huyện 2km

Pháp luật

12:55:02 23/05/2025
Trước thông tin phản ánh về vụ phá rừng xảy ra tại huyện Ia H Drai, Tỉnh ủy Kon Tum đã yêu cầu Đảng ủy UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra và xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân.
Trần Nghĩa tuổi 32: "Tôi vẫn ở nhà thuê, không còn mù quáng khi yêu"

Trần Nghĩa tuổi 32: "Tôi vẫn ở nhà thuê, không còn mù quáng khi yêu"

Hậu trường phim

12:52:29 23/05/2025
Trần Nghĩa chia sẻ rằng, sau hơn 10 năm đi đóng phim, anh vẫn ở nhà thuê, dù cuộc sống không dư giả, vẫn đủ cho người độc thân.
Vương Phi và Tạ Đình Phong đi "hâm nóng" tình cảm tại Nhật Bản

Vương Phi và Tạ Đình Phong đi "hâm nóng" tình cảm tại Nhật Bản

Sao châu á

12:49:04 23/05/2025
Giới săn tin vừa bắt gặp Vương Phi và Tạ Đình Phong tại sân bay ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Cặp tình nhân trò chuyện tình cảm khi trên đường ra máy bay rời Trung Quốc sang Nhật Bản đi du lịch.
Mỹ nhân Hà thành đóng vai bà mẹ phim 'Mặt trời lạnh' ở đời thực có sắc vóc 'hack' tuổi

Mỹ nhân Hà thành đóng vai bà mẹ phim 'Mặt trời lạnh' ở đời thực có sắc vóc 'hack' tuổi

Làm đẹp

12:46:23 23/05/2025
Thay vào đó, nữ diễn viên chọn cách ăn uống đầy đủ và làm việc nhiều để không tăng cân. Cô không ăn đồ béo, nhiều dầu mỡ nhưng luôn luôn ăn đủ chất.
Mẹ biển - Tập 45: Biển sắp trở về?

Mẹ biển - Tập 45: Biển sắp trở về?

Phim việt

12:43:45 23/05/2025
Lụa mong ước có một phép màu nào đó giúp anh Biển có thể trở về giống như bác Đại để mẹ Hậu có thể hồi tỉnh trở lại.