Nỗi niềm giáo viên vùng cao
A Lưới là một trong những huyện khó khăn của TT- Huế. Chứng kiến cuộc sống, trực tiếp lắng nghe tâm sự của những người giáo viên nơi đây, chúng tôi cảm nhận được sự gian khổ, thiệt thòi của họ.
Dẫu điều kiện dạy học, ăn ở khó khăn nhưng thầy cô giáo ở vùng cao A Lưới luôn quyết tâm bám trường, bám lớp.
Nỗ lực bám trường, bám lớp
Nói về tình hình trường lớp, điều kiện học tập của địa phương, thầy Trần Viết Văn – Phó Trưởng phòng GD-ĐT H. A Lưới, cho biết: Hiện nay, mạng lưới trường học trên địa bàn được phát triển mở rộng, với 5 trường trung học cơ sở (THCS) , 3 trường Tiểu học (TH) và THCS, 18 trường TH và 21 trường mầm non. Nhờ có mạng lưới trường lớp tới tận các thôn, làng nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em học sinh đến trường học tập. Tuy nhiên, hầu hết học sinh đều thuộc con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên điều kiện học tập còn nhiều thiệt thòi. Đời sống đội ngũ cán bộ, giáo viên, người lao động các trường học còn khó khăn, thiếu thốn.
Đến thăm một số trường học trên địa bàn A Lưới, chúng tôi chứng kiến những hình ảnh đẹp của thầy, cô giáo đang công tác nơi đây. Đó là những buổi lao động làm vệ sinh trường lớp, hay đến tận nhà, lên rẫy chở học sinh đi học. Thầy Lê Văn Bôn – Phó Hiệu trưởng Trường TH – THCS Hương Nguyên, cho hay: Địa bàn xã Hương Nguyên có 4 thôn, bản, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, chính vì vậy mà điều kiện học tập của con em học sinh có phần thiệt thòi. Để duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng dạy học, thầy cô giáo phải thường xuyên đến từng nhà, thôn bản vận động học sinh đến trường.
Video đang HOT
Với hơn 90% học sinh toàn huyện là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nên công tác tăng cường năng lực tiếng Việt cho học sinh được các trường học xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Cô Trần Thị Nghiêu – Hiệu trưởng Trường mầm non Hồng Bắc, : Nhà trường luôn xác định việc dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Để giúp trẻ học tốt môn tiếng Việt, công tác giảng dạy được nhà trường tổ chức hết sức linh hoạt và sinh động. Để có những bài giảng hay, hiệu quả, các cô giáo phải sưu tầm đồ dùng dạy học gần gũi với cuộc sống của trẻ, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm hình ảnh minh họa sinh động, thông qua các tiết kể chuyện bằng tiếng Việt. Qua những tiết học như vậy, trẻ hứng thú hơn với việc học tiếng Việt, tự tin giao tiếp với cô giáo và các bạn trong lớp. Nhờ vậy mà sau khi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, hầu hết các trẻ đều có tâm thế sẵn sàng bước vào lớp 1.
về công tác dạy học tiếng Việt cho học sinh ở trường mình, cô giáo Lê Thị Hồng Hội – Hiệu trưởng Trường TH Bắc Sơn, cho biết: Với học sinh dân tộc thiểu số, khi đến trường các em phải làm quen với một ngôn ngữ khác hoàn toàn tiếng mẹ đẻ nên trong quá trình học tập cũng bị ảnh hưởng không ít. Để trang bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số bước vào lớp 1, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo các thầy cô giáo khắc phục những hạn chế từ năm học trước, xác định được vấn đề trọng tâm, lựa chọn nội dung, kiến thức dạy phù hợp; có phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết kết hợp tổ chức hoạt động ngoài giờ.
Mong mỏi mái nhà công vụ
Đến thăm Trường TH – THCS Hương Nguyên, chúng tôi không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến cảnh sống chật hẹp, thiếu thốn của các thầy cô giáo. Căn phòng chừng 6m2, bàn ghế được xếp lại làm chỗ ăn nghỉ. Thức ăn, cơm hộp các thầy cô bới theo chủ yếu là đồ khô. Thầy Lê Văn Bôn – Phó Hiệu trưởng Trường TH – THCS Hương Nguyên, trăn trở: “Trường có 22 cán bộ, giáo viên thì chỉ có 2 người ở TT A Lưới, còn lại đều ở các địa bàn khác như Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Thủy và TP Huế. Từ trường ngược lên TT A Lưới phải vượt qua 2 đèo Tà Lương và A Co cách hơn 30km, ngược về Huế phải qua đèo Kim Quy cách gần 50km. Trước đây, ngành giáo dục đào tạo đã đầu tư xây dựng dãy nhà công vụ 5 – 6 phòng đặt tại xã Hồng Hạ dành cho giáo viên 2 địa bàn Hồng Hạ và Hương Nguyên. Do địa điểm từ Trường TH – THCS Hương Nguyên ngược lên Hồng Hạ phải vượt qua đèo Tà Lương rất cách trở, vả lại vị trí nhà công vụ cách xa trung tâm xã, cách xa chợ và hàng quán phục vụ ăn uống nên không phát huy hiệu quả sử dụng. Chính vì vậy, để đảm bảo công tác dạy học cũng như đi lại thuận lợi, các giáo viên đành ở lại trường, mặc dù điều kiện ăn ở tại trường hết sức khó khăn”.
Theo thầy Trần Viết Văn, năm học 2017 – 2018, toàn huyện A Lưới có 48 trường thuộc các cấp học mầm non, TH, THCS và có gần 60 điểm trường tại các thôn, bản, với tổng số gần 14 ngàn học sinh các cấp và 1.148 cán bộ, giáo viên. Đến nay, hệ thống cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy học, tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất của ngành GD-ĐT A Lưới là tình trạng thiếu nhà công vụ cho giáo viên tại các điểm trường, nhất là ở 2 xã Hồng Hạ và Hương Nguyên. Cùng với đó, có nhiều nhà công vụ cho giáo viên ở đây xuống cấp nhưng không có kinh phí sửa chữa, nâng cấp. Đứng chân dạy học trên vùng cao A Lưới, hầu hết giáo viên đều từ dưới xuôi lên công tác. Trường học lại phân bố thành nhiều điểm trường, có nơi phải đi gần 4 tiếng đồng hồ mới đến nơi, nên phần lớn thầy, cô giáo phải lưu trú thường xuyên để đảm bảo công tác giảng dạy.
Bởi vậy, điều mong muốn nhất của ngành GD-ĐT A Lưới là các cấp, các ngành cần quan tâm sớm giải quyết nhu cầu nhà công vụ cho giáo viên, để họ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục địa phương.
Theo Cadn.com.vn
Bắc Giang hướng dẫn tham gia các cuộc thi cho học sinh phổ thông
Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa có văn bản hướng dẫn tham gia các cuộc thi cấp quốc gia cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018.
ảnh minh họa
Theo đó, tiếp tục tham gia các cuộc thi cấp quốc gia theo các văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cụ thể:
Kỳ thi THPT quốc gia; thi chọn học sinh giỏi; thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông;
Hội khỏe Phù đổng toàn quốc (gồm các môn thể thao được dạy trong trường học, được tổ chức- 4 năm/lần); Cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Sở GD&ĐT cũng đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn của đơn vị, tham gia tổ chức tốt các cuộc thi: "Giao thộng học đường" do ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chủ trì;
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" do Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chủ trì; "Viết thư quốc tế UPƯ' do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.
Đối với các cuộc thi: Giải Toán và Vật lý trên mạng, tiếng Anh trên mạng, giải toán trên máy tính cầm tay, các đơn vị rà soát điều kiện thực tế, nguyện vọng và nhu cầu của học sinh tổ chức cuộc thi.
Yêu cầu đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả, không tạo áp lực cho học sinh, không thu kinh phí, không yêu cầu các trường thành lập đội tuyển, không xét giải cấp trường, cấp huyện, không lấy thành tích cuộc thi để đánh giá thi đua đối với các đơn vị tham gia.
Các đơn vị tham gia tổ chức các cuộc thi báo cáo Phòng GD&ĐT đối với các trường tiểu học và trường THCS; báo cáo Sở GD&ĐT đối với các đơn vị trực thuộc.
Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT căn cứ danh sách các trường đăng ký tổ chức cuộc thi bố trí cán bộ giám sát theo đúng quy định.
Theo Giaoducthoidai.vn
Bình Dương: Hướng dẫn thuyên chuyển, tiếp nhận công tác ngành Giáo dục Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương vừa thông báo về việc hướng dẫn công tác thuyên chuyển, tiếp nhận công chức, viên chức ảnh minh họa Căn cứ Công văn số 100/SGDĐT-TCCB ngày 21/1/2015 của Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương về việc hướng dẫn công tác thuyên chuyển, tiếp nhận công chức, viên chức, Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị thông báo rộng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách
Sức khỏe
23:01:31 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025