Nỗi niềm học sinh”học gửi”
Khi năm học mới bắt đầu, nhiều địa phương phía Nam vẫn đang thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19 lan rộng.
Những đứa trẻ không kịp về quê, bị kẹt lại ở TP.HCM phải học tạm ở những ngôi trường mới, lạ lẫm, chờ đến khi hết dịch rồi… tính tiếp.
Gian nan làm quen lớp mới
Sáng sớm, em Huỳnh Thị Thu Nga (học sinh lớp Bảy) thu dọn hai chiếc bàn ra hai góc nhà cách nhau vài mét để cùng em gái chuẩn bị vào lớp học online. Thu Nga lần đầu “ra mắt” lớp và bạn mới tại TP.HCM thay vì học online hoặc qua truyền hình với thầy cô ở tận Quảng Ngãi.
Nga là học sinh của Trường THCS Bắc Phong (H.Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi), cùng em gái là Huỳnh Phạm Tường Vi (học sinh lớp Ba) vào thăm ba mẹ đang làm việc tại H.Bình Chánh và kẹt lại từ hồi tháng Năm đến nay. Chị Nguyễn Thị Phượng, mẹ hai em, cho hay: “Mới đầu, gia đình tìm cách đưa các cháu về quê để kịp đi học nhưng đăng ký qua Hội đồng hương Quảng Ngãi hoài mà không được. Chẳng biết làm thế nào, tôi phải xin số của thầy hiệu trưởng để nhờ cho cháu vào học gửi. Đến nay, hai con đã học được hơn một tháng rồi”.
Video đang HOT
Học sinh Huỳnh Phạm Tường Vi đang “học gửi” tại một trường tiểu học ở H.Bình Chánh – ẢNH: SƠN VINH
Những ngày đầu vào lớp, Nga và Vi khá rụt rè vì các bạn “toàn nói giọng Sài Gòn”. Nhiều hôm được gọi phát biểu, Nga ngượng ngùng vì giọng “rặt Quảng”. Một vài từ giáo viên không thể nghe rõ, phải hỏi lại. Khác biệt ngôn ngữ vùng miền chính là cản trở lớn nhất của Nga trong quá trình “học gửi”. Chị Phượng chia sẻ: “Tôi hướng dẫn con sửa giọng ở một số từ có âm “a”, thay đổi một số từ địa phương. Chỉ sau một tuần là con dần quen với giọng Sài Gòn. Bên cạnh đó, cô giáo hỗ trợ nhiệt tình, động viên các con phát biểu. Bây giờ, mỗi lần phát biểu các con đã tự tin hơn rất nhiều”.
Khi thầy cô tại Trường THPT Phan Đăng Lưu (Q.Bình Thạnh) chấp nhận cho em Bùi Thanh Hiếu (học sinh lớp 11, quê Quảng Ngãi) vào học, điều em lo lắng nhất là chương trình và cả phương pháp dạy ở quê và TP.HCM không tương đồng. Vào học vài buổi, Hiếu thấy không có nhiều sự khác biệt, nên có thể bắt nhịp tốt. Nhưng, em tâm sự, học hành xa gia đình, bạn bè khiến em thấy trống vắng, và vẫn đau đáu được về quê tiếp tục việc học.
Còn em Lương Phi Hùng (học sinh lớp Sáu, quê Quảng Nam) và hai người bạn cùng xóm trọ cũng đang “học gửi” tại một trường THCS ở Q.Bình Tân. Cả ba đều là con em của công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Tân Tạo. Hồi đầu kỳ nghỉ hè, các em vào thăm ba mẹ rồi mắc kẹt lại ở TP.HCM cho đến giờ. Chị Lê Thị Phụng, mẹ em Phi Hùng, thở dài kể: “Trò chuyện với cô giáo, tôi biết, trong ba cháu thì có một cháu học lực rất yếu, chưa bắt nhịp kịp cùng bạn bè. Con tôi học lực trung bình và tôi rất lo về việc đánh giá học lực, điểm số. Học qua online, học trò quê đâu có quen. Rồi không biết sẽ thi cử thế nào”.
Làm mọi cách để học sinh hòa nhập
Nhiều thầy cô đang dạy các lớp có học sinh ngoại tỉnh học tạm cho biết, rất cố gắng để kéo các em hòa nhập vào nhịp độ học cũng như sinh hoạt của lớp. Ngoài giáo viên bộ môn thì giáo viên chủ nhiệm cũng thường xuyên nhắc nhở tất cả học sinh vào tiết đúng giờ, có khó khăn gì thì cứ “réo”, thậm chí phân cho lớp phó học tập hoặc học sinh giỏi của lớp trò chuyện và hỗ trợ các em thêm nếu các em ngại chia sẻ với thầy cô. Theo đánh giá, những học sinh “học gửi” khá ngoan, chăm học, có những bỡ ngỡ về phương pháp và khác biệt ngôn ngữ lúc đầu nhưng khoảng sau hai tuần là có thể bắt nhịp tốt.
Em Nguyễn H.T., học sinh lớp 12 tại tỉnh Lâm Đông đã mắc kẹt lại TP.HCM. Nhờ người quen, em được gửi vào Trường THCS – THPT Hồng Hà (Q.Gò Vấp) học tạm. Em kể: “Thực sự là có khoảng cách không nhỏ, các bạn ở TP.HCM học nhanh hơn vì đã quen với cách học chuyên đề; thao tác khi học trên các thiết bị công nghệ cũng thuần thục hơn. Ban đầu em bỡ ngỡ, nếu không muốn nói là hụt hơi, mà không dám nói với cô. May sao, qua buổi học thứ tư, cô chủ nhiệm nói với em là các thầy cô bộ môn đã nhận ra điều đó và sẽ hỗ trợ em học”.
Tiến sĩ Hà Thị Kim Sa, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Hồng Hà, cho hay: “Dịch giã khó khăn nên khi có học sinh kẹt lại cần học gửi thì trường đồng ý ngay. Nhưng không phải mình chỉ cho các con một cái tài khoản để vào “học ké” là xong, mà phải hỏi han, quan tâm để các con không cảm thấy có khoảng cách, hụt hơi. Tôi phân cho giáo viên bộ môn khi dạy các lớp này phải để ý khả năng thích nghi của trò đó, thường xuyên kết nối trò với các bạn trong lớp, khuyến khích tham gia xây dựng bài. Sau ba buổi, giáo viên nhận ra các con theo không kịp. Vậy là giáo viên các bộ môn đó hỗ trợ sau giờ học chính thức. Sau một tháng kèm riêng là tiến bộ hẳn”. Mới đây, các bạn đã được theo xe của tỉnh để về quê và cho biết rất biết ơn các thầy cô, nhờ lớp học gửi mà có thêm bạn mới ở TP.HCM.
Thống kê cho thấy có gần 1.000 học sinh ở ngoại tỉnh đang kẹt lại và học gửi tại các trường ở TP.HCM. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường tiếp nhận và tạo điều kiện tối đa cho đến khi các em có điều kiện chuyển về quê học tiếp. Nếu em nào học chưa kịp thì phải có điều chỉnh tại lớp đó để không bỏ rơi các em.
6 địa phương quay lại học trực tuyến
Đến 8/10, số tỉnh, thành chưa thể cho toàn bộ học sinh đến trường tăng lên 40, sau khi có thêm các địa phương chuyển từ dạy trực tiếp sang trực tuyến và qua truyền hình.
Ảnh minh họa
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 8/10, cả nước có 23 tỉnh, thành cho học sinh đến trường, 9 địa phương học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình, 31 nơi kết hợp trực tuyến và qua truyền hình.
So với hai tuần trước, các địa phương học trực tiếp giảm 2, trong khi số tỉnh, thành dạy trực tuyến và qua truyền hình tăng lên 6, gồm Hà Tĩnh và Gia Lai, Bình Thuận, Cà Mau, Quảng Trị, Nghệ An. Hà Tĩnh và Gia Lai mới từ nhóm dạy trực tiếp chuyển sang. Hà Nội vẫn nằm trong nhóm thứ ba kết hợp hai hình thức.
Danh sách tỉnh, thành cùng hình thức giảng dạy cụ thể như sau:
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, tỷ lệ học sinh tham gia học tập trực tuyến từ đầu năm học ở bậc tiểu học là hơn 97,7%, bậc trung học 99,8%. Trong tuần đầu tiên, việc học trực tuyến bị gián đoạn ở nhiều trường do hạ tầng không theo kịp số lượng truy cập cùng lúc quá lớn. Dự kiến, trường học ở TP HCM sẽ đồng loạt mở cửa vào tháng 1/2022.
Hai năm học qua, khoảng 22 triệu học sinh cả nước đã trải qua nhiều lần gián đoạn học tập, phải chuyển sang học online do ảnh hưởng của Covid-19. Năm học 2021-2022, dịch bùng phát mạnh mẽ hơn với hơn 760.000 ca nhiễm tính từ cuối tháng 4, gần 19.000 người chết, kế hoạch học tập bị đảo lộn.
Học sinh Quảng Bình chia ca học trực tiếp để đảm bảo phòng chống dịch Hiện nhiều trường học tại Quảng Bình đã chuyển từ học online sang học trực tiếp. Để đảm bảo phòng, chống dịch, các lớp học có số lượng học sinh trên 25 em sẽ được chia làm 2 ca sáng và chiều. Gần một tuần qua, các trường học tại huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã bắt đầu triển khai...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp
Thế giới
22:38:26 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025