“Nóng” chuyện SX lúa thu đông mùa lũ: Bỏ ngay tư tưởng chờ chỉ đạo
Đó là mối quan tâm của hầu hết đại biểu tham dự hội nghị “Sơ kết sản xuất lúa hè thu và triển khai kế hoạch vụ thu đông, mùa 2017 tại vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL”. Hội nghị do Bộ NNPTNT tổ chức tại TP.Cần Thơ hôm qua (23.6).
Vụ hè thu trúng mùa, được giá
Ông Lê Thanh Tùng – Phó Trưởng phòng Cây lương thực thực phẩm (Cục Trồng trọt – Bộ NNPTNT) thông tin: Vụ lúa hè thu ở toàn vùng Nam Bộ cho năng suất và sản lượng cao hơn so với năm 2016. Theo đó, toàn vùng Nam Bộ gieo sạ khoảng 1,7 triệu ha, năng suất ước đạt 5,6 tấn/ha (tăng 2,98 tạ/ha) và sản lượng trên 9,7 triệu tấn (tăng 325.400 tấn) so với vụ hè thu 2016. Riêng vùng ĐBSCL gieo sạ được 1,6 triệu ha, năng suất ước đạt 5,69 tấn/ha, tăng 3,07 tạ/ha; sản lượng đạt trên 9,3 triệu tấn (tăng 336.000 tấn so với năm 2016).
Nhiều vùng sản xuất lúa hè thu ở TP.Cần Thơ đạt năng suất khoảng 7 tấn/ha. ảnh: HUỲNH XÂY
Ông Huỳnh Thế Năng – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết thêm, hiện nay giá lúa hè thu đang ở mức khá cao (lúa tươi bán tại ruộng có giá từ 5.250 – 5.300 đồng/kg – PV) và có khả năng tăng tiếp tục tăng trong vài tháng tới. “Cả tuần qua, ngày nào giá lúa gạo cũng tăng. Nguyên nhân là do từ tháng 5.2017 trở lại đây, nhiều hợp đồng tiêu thụ lúa gạo mới được ký kết (tổng sản lượng được ký khoảng 880.000 tấn) và do số lượng gạo phẩm cấp thấp (IR 50404) còn ít” – ông Năng nói.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cũng phấn khởi: “Vụ hè thu năm nay không có địa phương nào bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Mặc dù có nhiều khó khăn về thời tiết nhưng các địa phương đã chủ động có giải pháp ứng phó, nhiều cánh đồng sử dụng các giống lúa chống chịu được sâu bệnh tốt. Theo báo cáo các địa phương, hiện nay, người dân các địa phương đã thu hoạch được khoảng 30% diện tích. Những diện tích này cho năng suất tốt, như TP.Cần Thơ có nơi đạt khoảng 7 tấn/ha, giá bán cũng cao do thị trường có nhiều tín hiệu khả quan”.
“ Nóng” chuyện sản xuất lúa mùa nước lũ
Theo VFA, dự kiến xuất khẩu gạo của nước ta trong tháng 6 đạt khoảng 450.000 tấn, nếu tính thêm lượng gạo đã xuất khẩu 5 tháng đầu năm thì tổng lượng gạo xuất khẩu trong 6 tháng qua đạt trên 2,73 triệu tấn. VFA dự kiến, 6 tháng cuối năm sẽ xuất khẩu thêm khoảng 2,97 triệu tấn.
Về kế hoạch sản xuất vụ thu đông tới, Cục Trồng trọt đề xuất gieo sạ theo lịch thời vụ từ tháng 6 đến cuối tháng 8 với tổng diện tích dự kiến 832.000ha (tăng 7.071ha so với cùng kỳ năm 2016). Riêng vụ mùa là trên 331.100ha, tương đương năm 2016.
Tuy nhiên, do dự báo mực nước có thể sẽ tăng nhiều hơn cùng kỳ các năm trước nên Cục Trồng trọt cũng đề nghị các địa phương lập kế hoạch sản xuất chu đáo, trong đó có tính đến phương án khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của lũ bất thường.
Ông Nguyễn Hồng Khanh – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình thủy lợi (Tổng cục Thủy lợi) cho biết: “Theo dự báo của các cơ quan khí tượng thủy văn cũng như các cơ quan khoa học thuộc Bộ, năm nay có thể lũ sẽ về sớm và cao hơn so với năm 2015 và 2016, khả năng ở mức báo động 2, báo động 3. Trước dự báo trên, Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản yêu cầu các địa phương trong vùng ngập lũ xây dựng kế hoạch tu bổ hệ thống đê bao, đảm bảo vụ sản xuất thu đông hiệu quả”.
Ông Trần Anh Thư – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang cho rằng: “Ngành chuyên môn cần có những thông tin chính xác về dự báo mực nước lũ trong thời gian tới để giúp địa phương có sự chủ động kịp thời, tránh tình trạng lúc dự báo thế này, lúc dự báo thế khác. Về cơ cấu giống lúa, riêng tỉnh An Giang sẽ giảm gieo sạ lúa có phẩm cấp thấp (IR 50404), tăng giống lúa Jasmine, các giống có chất lượng cao khác nhằm phục vụ cho xuất khẩu”.
“Đài Khí tượng thủy văn Trung ương mới đây thông báo có lũ sớm nên chúng tôi đã họp gấp, chỉ cho sản xuất giới hạn diện tích. Tuy nhiên, hiện nay lại phải tính lại do có thông tin khác, không giống với thông báo trước đó” – ông Đỗ Minh Nhật – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang nói.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, có thể lũ năm nay sẽ cao hơn vài năm trước đây, đỉnh lũ sẽ rơi vào tháng 10. Vì vậy, để có sự chủ động phòng ngừa những thiệt hại có thể xảy ra trong thời gian tới, Thứ trưởng chỉ đạo các đơn vị có liên quan thành lập đoàn công tác đến từng địa phương rà soát tình hình thực tế rồi báo cáo lại cho lãnh đạo Bộ trong thời gian sớm nhất có thể.
“Các địa phương vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL cần tăng cường giám sát thời vụ, đảm bảo cho bà con yên tâm sản xuất. Lãnh đạo các sở, ngành nông nghiệp không nên có quan điểm phải chờ… nghiên cứu, chờ số liệu mà phải hành động trước khi thiệt hại xảy ra đối với bà con. Thà trị trước, không để trở thành ổ bệnh rồi mới trị thì sẽ không hiệu quả” – Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo. /.
Theo danviet
Người dân hối hả gặt lúa chạy bão
Lo sợ bão đổ bộ sẽ gây mưa lớn làm ngập diện tích lúa mùa, nông dân tại Ninh Bình đành chấp nhận "xanh nhà hơn già đồng" thu hoạch lúa khi vừa chín tới để chạy bão.
Ghi nhận của PV Dân trí ngày 18/10 tại tỉnh Ninh Bình, do ảnh hưởng của cơn bão số 7 nên thời tiết diễn biến thất thường. Tại nhiều địa phương, lúc có mưa rải rác, lúc có gió cấp 1 - 4, lúc trời lại nắng ráo mát mẻ. Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 7, từ ngày 17/10, Ban chỉ huy PCLB - TKCN tỉnh Ninh Bình đã yêu cầu các địa phương chủ động, sẵn sàng ứng phó.
Theo dự báo, Ninh Bình không phải là vùng tâm bão đi qua, tuy niên lại nằm trong khu vực sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ hoàn lưu bão, có mưa to gây ngập úng. Vì thế, trước giờ bão đổ bộ vào đất liền, các địa phương ở Ninh Bình đã huy động hết nhân lực, vật lực để thu hoạch hết diện tích lúa hè thu dù mới chỉ chín tới.
Từ chiều 17/10 đến hết ngày 18/10, hầu hết diện tích lúa ở các huyện như Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn... đều đã được bà con thu hoạch xong, một số diện tích còn lại vẫn đang được người dân thu hoạch tiếp, sẽ xong trước khi bão đổ bộ vào chiều ngày mai (19/10).
Chúng tôi có mặt trên nhiều cánh đồng, người dân đang hối hả gặt lúa chạy bão. Mọi người ai cũng lo lắng vì vụ lúa năm nay không được mùa, giờ lại bị bão gây thiệt hại nữa thì coi như mất trắng. "Lo bão đành phải chấp nhận "xanh nhà hơn già đồng" mới yên tâm trước khi bão vào", bà Thu xã Khánh Hải lo lắng.
Trên khắp các cánh đồng lúa ở các xã thuộc các huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Gia Viễn... người dân hối hả gặt lúa chạy bão.
Do không thuê được máy nên nhiều người phải tự gặt bằng tay.
Việc vận chuyển lúa lên bờ gặp nhiều khó khăn
Nhiều người dù bận rộn chạy bão vất vả nhưng vẫn nở vụ cười tươi.
Những bông lúa mới chỉ vừa chín tới đã phải thu hoạch đem về nhà.
Bà Trần Thị Dung cho biết, lúa của gia đình mới chỉ chín 60% nhưng do sợ bão gây ngập úng nên phải cắt vội, "xanh nhà hơn già đồng".
Xe thồ...
... công nông
Vì gặt chạy bão nên mọi phương tiện, nhân lực đều được huy động tối đa để đưa lúa về nhà.
Máy vò lúa, máy gặt những ngày này luôn hoạt động hết công suất.
Những hộ gia đình gặt được lúa đưa về nhà phơi khô ráo vỏ yên tâm hơn vì không còn lo lúa bị ướt khi có mưa lớn.
Rơm khô cũng được tận dụng, phơi khô làm thức ăn cho trâu bò trong những ngày mưa bão nên đang được người dân thu gom lại đánh đống.
Thái Bá
Theo Dantri
Lốc xoáy "cuốn bay" 3 cha con, thổi tốc mái hàng chục ngôi nhà Một cơn lốc xoáy quét qua địa bàn xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đã khiến hàng chục căn nhà bị tốc mái, nhiều ha lúa bị gãy đổ. Cơn lốc quét qua huyện Quảng Ninh thổi bay 3 cha con đang đi xe máy, khiến 1 cháu nhỏ nguy kịch. Vào rạng sáng 21/9, lốc xoáy kèm theo mưa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loạt TV thông minh mới của Xiaomi

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi
Có thể bạn quan tâm

Bún – Idol livestream được yêu mến không chỉ vì sắc đẹp mà còn nhờ những hoạt động từ thiện ý nghĩa
Netizen
20:57:34 17/05/2025
Joaquin Phoenix bật khóc tại LHP Cannes
Hậu trường phim
20:55:36 17/05/2025
'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix
Phim châu á
20:33:08 17/05/2025
Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau
Thế giới
20:06:15 17/05/2025
Đại tá Công an kể về 8 tiếng tìm kiếm 5 người bị vùi lấp ở dự án thủy điện
Pháp luật
19:50:35 17/05/2025
Hành trình đưa 'Lilo & Stitch' từ hoạt hình bước lên màn ảnh rộng
Phim âu mỹ
19:47:30 17/05/2025
Công Phượng 'đạo diễn' để Minh Vương ký hợp đồng tiền tỷ với Bình Phước
Sao thể thao
19:34:32 17/05/2025
Vật dụng nhà bếp này có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn cả bệ bồn cầu
Sáng tạo
19:30:37 17/05/2025
Nữ sinh ngỡ ngàng khi bác sĩ nói mình là con trai, từ chối phẫu thuật
Sức khỏe
19:28:00 17/05/2025
Drama Kim Soo Hyun - Kim Sae Ron: 'Bằng chứng' là sản phẩm của AI?
Sao châu á
19:24:38 17/05/2025