Nóng lên toàn cầu và hệ lụy khủng khiếp mà con người phải đối mặt
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang được quan sát thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới, đe dọa tới cuộc sống của hàng tỷ người trên hành tinh xanh.
Hành tinh của chúng ta đang ấm dần lên, từ Bắc Cực cho tới Nam Cực. Kể từ năm 1906, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 0,9 độ C, kể cả ở những vùng cực lạnh giá. Tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu giờ đã không còn là tương lai gần hay xa mà đang xuất hiện ở khắp mọi nơi vào thời điểm hiện tại.
Trái đất nóng lên làm tan chảy sông băng, băng biển, làm thay đổi mô hình mưa và khiến động vật phải di cư vì mất nơi cư ngụ.
Dấu hiệu nóng lên toàn đang được quan sát thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới. (Ảnh: WWF)
Cụ thể, băng đang tan trên toàn thế giới, đặc biệt là các cực của Trái đất, bao gồm sông băng trên núi, các dải băng bao phủ Tây Nam Cực và Greenland và băng biển Bắc Cực. Trong Công viên Quốc gia Glacier của Montana, số lượng sông băng giảm xuống dưới 30 so với hơn 150 vào năm 1910.
Hiện tượng tan băng góp phần làm tăng mực nước biển. Mực nước biển toàn cầu tăng 3,2 mm mỗi năm. Tốc độ này đang được đẩy nhanh hơn trong những năm gần đây.
Nhiệt độ Trái đất tăng ảnh hưởng tới môi trường sống của động vật. Băng tan đe dọa môi trương sống của chim cánh cụt, gấu Bắc cực, tuần lộc. Một số loài bướm, cáo phải di cư xa hơn về các vùng phía Bắc hoặc các khu vực có nhiệt độ cao hơn, mát mẻ hơn.
Video đang HOT
Một số vùng rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ cháy rừng, mất mùa và thiếu nước. Đơn cử ở Australia, báo cáo của Cơ quan Khí tượng nước này cho biết cho phần lớn các khu vực của Australia đều có lượng mưa thấp hơn trung bình và đây là mùa Xuân khô nhất trong lịch sử.
Nguồn nước ở một số nơi xuống mức cạn kiệt, buộc chính quyền địa phương phải đưa ra các quy định khắt khe về việc sử dụng nước. Tại Sydney, nguồn cung nước giảm dưới 50% vào đầu năm nay và đang trên đà xuống dưới 40% vào đầu năm 2020. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng khiến nhiều khu vực ở Australia phải trải qua nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng.
Nóng lên toàn cầu cũng làm một số loại côn trùng như muỗi, ve, sâu có hại cho cây trồng phát triển mạnh. Chẳng hạn, quần thể bọ cánh cứng đang gặm nhấm hàng triệu ha cây trồng ở Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo đây mới chỉ là các dấu hiệu ban ban đầu.
Và nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục và không có sự can thiệp, mực nước biển dự kiến sẽ tăng từ 26 đến 82 cm hoặc cao hơn vào cuối thế kỷ này. Các cơn bão trở nên mạnh hơn và thường xuyên ghé thăm hơn.
Lũ lụt và hạn hán cũng sẽ trở nên phổ biến hơn. Nước ngọt sẽ ít hơn vì các sông băng lưu trữ 3/4 lượng nước ngọt trên thế giới.
Một số bệnh tật cũng sẽ lây lan, như sốt rét. Hệ sinh thái sẽ tiếp tục thay đổi. Một số loài có thể di chuyển xa hơn về phía Bắc, một số loài khác như gấu Bắc Cực đừng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Các đợt nóng kỷ lục cũng sẽ được ghi nhận nhiều hơn với nhiệt độ năm nay lại cao hơn nhiệt độ năm trước.
(Nguồn: NG)
SONG HY
Theo vtc.vn
Hai tỉ tấn băng ở hòn đảo Bắc Cực biến mất chỉ trong một ngày
Hai tỉ tấn băng đã biến mất trong ngày 13.6 ở đảo Greenland thuộc Bắc Cực và đây là điều hết sức bất thường.
Bắc Cực để mất tới 2 tỉ tấn băng chỉ trong một ngày.
Theo CNN, Greenland là hòn đảo chứa một lượng lớn băng. Băng thường tan vào mùa hè, trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8. Nhưng một lượng lớn băng tan chỉ trong một ngày là dấu hiệu bất thường.
CNN so sánh lượng băng vừa mất đi đủ lấp đầy diện tích Công viên Quốc gia Mỹ ở Washington với độ cao gấp 8 lần Tượng đài Washington (khoảng 1.352 m).
Việc băng tan đột biến là hiện tượng bất thường, nhưng không phải là chưa từng có, Thomas Mote, nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Georgia, người chuyên nghiên cứu về khí hậu của Greenland, nói.
"Nó có thể so sánh với lượng băng tan mà chúng ta từng chứng kiến vào tháng 6.2012", Mote nói. Các chuyên gia dự đoán năm 2019 có thể thời điểm đảo Greenland lập kỷ lục mới về băng tan.
Biểu đồ cho thấy băng tan ở đảo Greenland tăng vọt dù chỉ mới là tháng 6.
Mote nói rằng băng tan một cách chóng mặt vào đầu mùa hè sẽ chỉ càng khiến lượng băng tan vào cuối mùa xảy ra dễ dàng và nhanh hơn.
Theo các chuyên gia, các dải cao áp không ngừng kéo không khí nóng và ẩm từ Trung Đại Tây Dương đến đảo Greenland. Áp suất cao ngăn mưa hình thành, kết quả là bầu trời đầy nắng.
Vài tuần trước, nắng nóng trên đảo Greenland ngày càng khắc nghiệt vì các dải cao áp di chuyển từ phía đông nước Mỹ, đem không khí nóng bổ sung.
"Greenland góp phần khiến mực nước biển toàn cầu tăng nhanh trong hai thập kỷ qua", Mote nói. Những mùa nắng nóng khắc nghiệt ngày càng xuất hiện với tần suất cao hơn và điều này chưa từng xảy ra trước những năm 1990.
Theo Danviet
Băng tan tại Greenland diễn ra nhanh hơn dự báo Tình trạng tan chảy những khối băng khổng lồ tại Greenland, hòn đảo của Đan Mạch nằm ở Bắc Đại Tây dương, đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự báo và có thể đẩy thêm hàng triệu người đối mặt với hiểm họa thiên tai vào cuối thế kỷ. Đây là lời cảnh báo của các nhà khoa học đưa ra...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel không kích nhiều địa điểm ở Syria

Vừa từ chức, cựu thủ tướng Hàn Quốc ra tranh cử tổng thống, nêu 3 mục tiêu

Thiếu niên tự kỷ Nigeria lập kỷ lục thế giới về hội họa

Chiến lược 'hai mũi nhọn' của EU đối phó với thuế quan của Tổng thống Trump

Nhà Trắng nói cố vấn an ninh được 'cất nhắc', không phải bị trừng phạt

Mỹ tái cơ cấu mạnh mẽ Cơ quan Bảo vệ môi trường

Giẫm đạp tại lễ hội ở Ấn Độ khiến hàng chục người thương vong

Tổng thống Indonesia cam kết thu hồi tài sản nhà nước do tư nhân nắm giữ

Chính quyền Trump gửi thông điệp mới về xung đột tới Nga, Ukraine, châu Âu

Tấn công mạng làm tê liệt các hệ thống bán lẻ tại Anh

Chủ động cho rắn cắn để tìm phương pháp điều trị tốt hơn

Tên lửa mới trên Su-57: Nga tung vũ khí bí ẩn thách thức phương Tây
Có thể bạn quan tâm

Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise
Sao âu mỹ
21:56:28 03/05/2025
Hậu trường cảnh nước lũ khiến Lý Hải suýt mất hết thiết bị khi quay "Lật mặt 8"
Hậu trường phim
21:52:49 03/05/2025
Giám khảo nhận vai ác của Điểm Hẹn Tài Năng thừa nhận "hơi cực đoan"
Tv show
21:43:49 03/05/2025
Cả MXH đổ xô xin lỗi "công chúa Huawei" Diêu An Na giữa bê bối tình ái chấn động xứ tỷ dân, chuyện gì đây?
Sao châu á
21:37:58 03/05/2025
Thanh Thủy ghi điểm ở Indonesia, đọ sắc với 3 nàng hậu quốc tế, visual hơn hẳn?
Sao việt
21:32:22 03/05/2025
Bắt giữ kẻ uống rượu say đi xe vào đường cấm, xô đẩy cảnh sát
Pháp luật
21:30:43 03/05/2025
Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng
Tin nổi bật
21:29:41 03/05/2025
Shark Bình đưa Phương Oanh "hồi cung", netizen nhận xét 2 chữ về vợ chủ tịch
Netizen
21:14:33 03/05/2025
Cử tri Singapore hào hứng trong Ngày bỏ phiếu
