Nồng nàn vị thốt nốt
Chạy dọc theo vùng biên giới Tây Nam là hình ảnh những cánh đồng lúa bao la bát ngát, điểm tô thêm những hàng thốt nốt mạnh mẽ vươn mình trước nắng gió của đất trời biên giới.
Trái thốt nốt tươi được tách ra lấy phần cơm, hoà chung nước thốt nốt để lạnh là một món giải khát tuyệt vời cho những ngày nắng nóng.
Cây thốt nốt là loài thực vật họ cọ, tán lá xoè như cánh quạt, thân cây to cao giống thân dừa nhưng ít xù xì hơn. Thốt nốt cho những chùm quả lớn, mọc thành quày giống trái dừa, có màu tím sậm, khi chín lại có màu hạt dẻ, ruột vàng, hương thơm nồng nàn và cuống có màu xanh.
Tuy nhiên, trái thốt nốt không có nước bên trong như dừa, khi muốn ăn phải bổ ra lấy phần thịt mềm mịn bên trong.
Thốt nốt mọc nhiều ở các tỉnh giáp biên giới như An Giang, Kiên Giang và gắn bó mật thiết với cuộc sống đồng bào dân tộc Khmer. Tên gọi “thốt nốt” có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “th’not”, dân địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt lốt.
Tất cả những bộ phận của cây thốt nốt đều được bà con tận dụng, từ thân tới lá, quả. Vào mùa khô, khi những mảnh ruộng bắt đầu thời gian ngơi nghỉ thì người dân nơi đây lại sống dựa vào nguồn thu từ cây thốt nốt. Có nhà làm nghề thu lấy trái, cũng có hộ thu nước nấu đường, làm bánh…
Dù nguồn lợi không quá khấm khá nhưng nhiều gia đình vẫn giữ nghề gia truyền, làm kế sinh nhai từ loài cây đa chức năng này.
Thời vụ khai thác nước và nấu đường thốt nốt thường bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến khoảng tháng 5 (âm lịch) năm sau. Vào thời điểm này, nước thốt nốt rất ngọt, sản lượng đường thu được sau khi nấu cũng nhiều hơn. Nước thốt nốt được thu hoạch từ sáng sớm.
Thời điểm thu hoạch, trên những ngọn đồi thốt nốt vang vọng tiếng người lấy trái trên đọt cây cao hàng chục mét, tiếng dao vỗ vào những lớp vỏ thốt nốt thô cứng, tạo ra thứ âm thanh mộc mạc, giản dị.
Video đang HOT
Nước thốt nốt sau khi lấy xuống được lọc qua miếng màng mỏng cho sạch bông và côn trùng, sau đó cho vào chảo lớn, trung bình 8 lít nước phải nấu khoảng 6-7 tiếng mới cô đặc lại thành một mẻ đường.
Đường thốt nốt cô đặc từ nước thốt nốt vẫn giữ vị ngọt dịu, được đóng thành bánh tròn nhỏ hoặc chứa trong hũ. Người sành ăn thường chọn loại đường màu ngả vàng nâu vì vẫn giữ được vị tự nhiên, còn đường thốt nốt nếu màu trắng là đã qua tinh chế.
Những đứa trẻ theo cha mẹ làm nghề thu hoạch thốt nốt chỉ tầm mười tuổi đã có thể phân biệt được trái non hay trái già, hạt nằm phía bên nào để canh chặt không bị phạm.
Đến mùa mưa, thân thốt nốt trơn trượt, việc leo cây thu hoạch trái vất vả hơn rất nhiều. Nên cứ từ tháng 6 trở đi, giá thốt nốt cao hơn những tháng nắng.
Để có ly nước thốt nốt, người dân phải cất công đặt ống nứa vào những cuống hoa từ đêm tới sáng mai mới cho ra được thứ dịch thơm nồng.
Dùng chung với cơm thốt nốt và đá lạnh sẽ cho ra hương vị thơm ngon lạ lùng khó quên. Nước thốt nốt hoà nhập vào cơm thốt nốt thành món đồ ăn mềm dai và ngọt không thể tả. Nước thơm như mùi hoa rừng, mát lạnh và tinh khiết, cơm giòn mềm dai như cơm dừa nước.
Nước để lâu lên men sẽ bị chua người dân còn sáng tạo thành một loại rượu có hương vị vô cùng đặc biệt. Đối với trái thốt nốt chín, người ta lấy cơm (thịt, cùi) đã già giã nhuyễn chắt lấy nước trộn cùng bột gạo và đường thốt nốt làm bánh bò.
Bánh bò thốt nốt khi hấp chín có màu vàng nâu và xốp nhẹ. Bánh bò thốt nốt nổi tiếng nhất là của người Chăm vùng Tân Châu, Châu Giang (An Giang).
Được kết tinh từ sự lao động cần cù và tâm huyết của cư dân, từ một loại hương vị dân dã nơi chái bếp ngày nào, giờ đây đặc sản từ cây thốt nốt trở nên quen thuộc với du khách gần xa, là một món quà quê thơm thảo, nhưng thấm đẫm nghĩa tình của quê hương xứ sở./.
Theo Vinhlong
Ghé chợ Châu Đốc thưởng thức thốt nốt An Giang
Nước, thạch, bánh bò... làm từ thốt nốt là những thức quà giản dị nhưng mang đậm dấu ấn vùng sông nước An Giang.
Miền Tây Nam Bộ không chỉ nổi danh nhờ ảnh sắc hoang sơ, hữu tình mà những "dòng sông chở nặng phù sa" còn mang đến cho người dân nơi đây thảm thực vật đa dạng, cây trái quanh năm trĩu cành. Một trong những loài cây được người An Giang nâng niu nhất là cây thốt nốt, loại cây mang lại trái ngọt quả thơm cho đời sống người dân bớt nhọc nhằn.
Giống cây dong dỏng tựa cây dừa, tán lá cong cong như lá cọ, hễ đến mùa lại trổ quả rất sai, cho cơm trắng trong ngọt mát. Vùng Châu Đốc xứ An Giang vốn tự hào về thứ quả này, đem thốt nốt chế biến thành nhiều món ăn chơi thật lạ miệng, bày bán khắp chợ để du khách nào đi ngang đều không kìm lòng ghé lại hỏi mua.
1. Trái thốt nốt
Đây là hình thức "nguyên bản" nhất của thốt nốt. Nếu đường thốt nốt được làm từ quả thốt nốt từ cây đực thì thốt nốt trồng lấy cơm là thốt nốt cái. Sau khi bổ vỏ, người ta giữ nguyên vẹn phần cơm trắng mịn, để ngoài không khí hơi ngả sang màu ngà, dùng để ăn tươi.
Một trái thốt nốt to cỡ quả dừa xiêm thường cho 3 khía, bỏ vỏ được 3 phần cơm ngon lành.
Cơm thốt nốt thường được bán với giá trung bình 35.000 đồng một cân, khá rẻ cho một trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Tuy nhiên, đây chưa phải là món ăn được ưa chuộng nhất từ thốt nốt.
2. Nước thốt nốt
Một trong những cách chế biến hoa quả phổ biến nhất của xứ nhiệt đới là ngâm đường. Cũng những phần cơm thốt nốt tươi đã được lột sạch vỏ, người dân Châu Đốc phủ lên nhiều lớp đường rồi để mặc cho thốt nốt ra đường, quyện vào nước đường thơm ngọt. Giữa thời tiết oi nóng ở địa phương này, khách ghé quán hỏi mua một ly thốt nốt thả thêm viên đá lạnh có giá 5.000 đồng, bao nhiêu mệt nhọc chợt tan biến.
Uống nước thốt nốt ở chợ Châu Đốc sẽ tốn chỉ nửa giá so với giá bán ven đường
Không đơn thuần là một thứ nước giải khát, nước thốt nốt còn mang đến cảm nhận chân thật về một vùng đất nguyên sơ, đến ẩm thực cũng giản dị như chính con người.
3. Thạch thốt nốt
Hiếm có loại thạch hoa quả nào sánh được độ tinh khiết, ngọt lành của thạch thốt nốt. Muốn xử lý món thạch thốt nốt, người dân Châu Đốc phải thực hiện nhiều công đoạn cầu kỳ nhằm cô đặc nước thốt nốt thành loại thạch giòn sật, dai dai, thấm đẫm hương vị rừng thốt nốt xanh mát ở miền Tây Nam Bộ.
Thốt nốt không ngọt như dừa nhưng thạch thốt nốt lại có hương vị đặc trưng hơn gấp nhiều lần
Làm thạch thốt nốt để nhìn thấy được thành phẩm phải trải qua ít nhất 2 tuần. Tuy vậy, biến tấu lạ lẫm này của thốt nốt trở thành một trong những sản phẩm thốt nốt bán chạy nhất, có khả năng lưu trữ lâu hơn, được người tiêu dùng khắp cả nước yêu thích nhờ hương vị thanh mát, thơm dịu.
4. Bánh bò thốt nốt
Món ăn này nghe thật lạ tai, nhưng những ai từng có cơ hội thưởng thức đều phải nhớ mãi. Chỉ 10.000 đồng một bịch bánh bò thốt nốt vàng ươm đẹp mắt, bạn sẽ từ từ cảm nhận được hương vị ngọt béo của cốt dừa, ngọt thanh của đường thốt nốt, thơm nồng của cơm rượu, đậm đà chút muối, thoảng hương bột gạo... Bột bánh chín tơi mịn, dễ ăn, dễ "nghiện", trở thành thứ quà vặt níu chân không biết bao người.
Chỉ duy nhất miền Tây Nam Bộ sở hữu món bánh đặc biệt này
Ngày đẹp trời ghé một vòng chợ Châu Đốc, thấy thốt nốt được bày ra mẹt với đủ mọi "biến tấu" khác nhau. Người dân An Giang cười hiền lành kể, trồng thốt nốt hơn chục năm mới thu về quả ngọt, thức ngon không tự nhiên mà có. Vì vậy, bạn đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội thưởng thức lần lượt từng món ngon này trên chính mảnh đất quê hương thốt nốt, thưởng thức để biết rằng đất nước Việt Nam có bao nhiêu vùng miền là có bấy nhiêu nền ẩm thực độc đáo khác nhau.
Theo Congluan
Về vùng bảy núi An Giang nhớ ăn "bánh bò thốt nốt" Chúng ta có thể biết món rượu chua thốt nốt, món bánh lá thốt nốt,thì nghĩ là chắc đã hết những món ngon làm từ thốt nốt rồi ấy nhỉ! Nhưng không, miền tây còn rất nổi tiếng bởi một loại bánh ngot làm từ thốt nốt, đó chính là bánh bò thốt nốt,-vàng đẹp mắt, thơm lừng, ngọt béo từ nước cốt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Top những món ngon cho ngày lễ 30/4 -1/5 không dầu mỡ

Thêm một món ngon từ thịt vịt, nghỉ lễ làm đãi gia đình ai cũng mê

"Lộc trời" ngoi lên từ bùn đất ở Hải Dương, nhìn nổi da gà nhưng là đặc sản, ăn vào mới thấy thật tinh hoa

Nghỉ lễ, mẹ đảm Sài Gòn làm mẹt cuốn siêu hấp dẫn nhâm nhi cực đã, ai bí món tham khảo ngay!

Loại cá có nhiều vào tháng 4 đem nấu với "sốt bí truyền" này vừa thơm, vị chua ngọt cực ngon

Đã mắt ngắm mâm cỗ được trang trí cờ đỏ sao vàng đẹp rực rỡ của mẹ đảm, ai thấy cũng phải khen tới tấp

Vét tủ lạnh, nhà có gì dùng đó, mẹ đảm đem gà luộc còn thừa hấp với miến được món ngon, thanh mát lại dễ ăn

Cách làm món ngon từ 4 loại rau được mệnh danh 'vua chống táo bón'

Cách làm thạch da lợn trong vắt, hương vị độc đáo

Thêm cặp đôi "phim giả tình thật" cưới kín

Trời nóng mà có món này, cả nhà "vét sạch" mâm cơm

Gái đảm mách cách cuốn chả lá lốt đều tăm tắp chỉ bằng một chiêu đơn giản, nhìn là muốn làm theo ngay
Có thể bạn quan tâm

Cha tôi, người ở lại - Tập 33: Đại và An chính thức kết thúc
Phim việt
12:59:25 01/05/2025
Thunderbolts*: Phim siêu anh hùng điên rồ và dị biệt nhất vũ trụ điện ảnh Marvel
Phim âu mỹ
12:56:15 01/05/2025
8 sai lầm phổ biến khiến kem chống nắng 'mất tác dụng'
Làm đẹp
12:54:01 01/05/2025
10 phim Hàn hài - lãng mạn hay nhất 5 năm qua: Xem 1 tập là nghiện!
Phim châu á
12:45:24 01/05/2025
Vụ cha 'trả thù' thay con ở VL: bạn học, vợ phanh phui sự thật, lộ biểu hiện lạ?
Tin nổi bật
12:40:04 01/05/2025
RM (BTS) 'cắn ngược' HYBE trên sóng, lộ thế lực ngầm Kpop, nghệ sĩ là con rối?
Sao châu á
12:33:33 01/05/2025
Sao nữ cả đời chưa biết xấu, là đối thủ nặng ký về mặt mộc với Phương Anh Đào
Hậu trường phim
12:30:28 01/05/2025
Hồ Ngọc Hà "hét giá" cát-xê tiền tỷ, Noo Phước Thịnh chỉ biết cười trừ
Nhạc việt
11:24:06 01/05/2025
Phong cách thủy thủ: trẻ trung khi đi biển, thanh lịch trong thành phố
Thời trang
11:03:10 01/05/2025
"Người đàn ông sến nhất Kpop" gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show nhảy cực hot, netizen thắc mắc "trình đến đâu?"
Nhạc quốc tế
10:47:29 01/05/2025