Nóng: Việt Nam sắp công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi
Bộ NNPTNT đã có kết nối và giám sát việc sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) từ năm 2019, sang đến năm 2020 đã có kết quả và chuẩn bị công bố.
Hệ sinh thái nghiên cứu sản xuất vaccine đa dạng
Trao đổi với phóng viên, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, DTLCP xảy ra 100 năm nay tại nhiều nước trên thế giới nhưng đến giờ vẫn chưa có vaccine, thuốc chữa. Độc lực của loại virus này rất cao, đường lây truyền phức tạp.
Việt Nam có quy mô đàn lợn rất lớn khoảng 28,02 triệu con, nên càng gặp nhiều khó khăn về áp lực phòng chống DTLCP.
Theo ông Tiến, khi phòng chống dịch, chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhưng thực tế vẫn có những vấn đề mới đặt ra.
Vì thế Bộ NNPTNT cũng sẽ có điều chỉnh, nhất là điều chỉnh Quyết định 4527/QĐ-BNN-TY (về việc ban hành kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP) để sát thực tiễn hơn, nhất là việc tiêu hủy lợn bị dịch.
Cán bộ chuyên môn kiểm tra công cường độc sau khi tiêm vaccine thử nghiệm dịch tả lợn châu Phi trên đàn lợn tại Công ty NAVETCO. Ảnh: Trần Xuân Hạnh
Video đang HOT
Qua đánh giá 6 lô vaccine của NAVETCO sản xuất thử nghiệm đều đạt yêu cầu với 100% lợn tiêm vaccine được bảo hộ và 100% lợn đối chứng chết do virus DTLCP cường độc.
Đối với vấn đề nâng cao sức đề kháng, phòng chống DTLCP, Bộ cũng đã nâng cao công tác kiểm tra đánh giá tình hình thực tiễn để từ đó xây dựng được các mô hình an toàn sinh học để nâng cao sức đề kháng không bị DTLCP.
Mũi thứ 3 là tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học theo quy mô trang trại và gia đình được Bộ quyết định bằng quy trình cũng là yếu tố giúp giảm thiểu DTLCP.
Mũi quan trọng nhất là sản xuất vaccine phòng DTLCP. “Vấn đề này Bộ đã có kết nối và giám sát từ năm 2019 sang đến năm 2020 đã có kết quả. Đáng ra chúng ta sẽ công bố vaccine DTLCP vào tháng 6, tháng 7 năm 2021 nhưng do đại dịch Covid-19 nên việc triển khai khảo nghiệm, kiểm nghiệm tại 2 vùng Bắc – Nam bị chậm lại. Do đó phải kết thúc tháng 12/2021 chúng ta mới xong được quy trình này” – Thứ trưởng Bộ NNPTNT cho hay.
Cũng theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hiện không chỉ Công ty NAVETCO mà Công ty NTD cũng đang ở trong bước thử nghiệm, kiểm nghiệm và chuẩn bị cho khảo nghiệm vaccine DTLCP. Bên cạnh đó còn có Tập đoàn Dabaco cũng đang nghiêm cứu và đã có kết quả bước đầu. Như vậy hệ sinh thái cho nghiên cứu sản xuất vaccine DTLCP của Việt Nam sẽ tương đối đa dạng không những đáp ứng cho phòng, chống dịch bệnh trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu.
“Đây là không chỉ là sự nỗ lực của ngành mà còn là cố gắng rất lớn từ phía các doanh nghiệp, các nhà khoa học. Chúng ta có niềm tin là khi công bố thì vaccine DTLCP đã được nghiên cứu, thử nghiệm nhiều lần bằng phương pháp hiện đại với các chỉ tiêu theo dõi rất tỉ mỉ, phong phú đến 5-6 lần đều đáp ứng được với dịch rất cao. Tiếp đến là độ dài miễn dịch, thứ ba là không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu chăn nuôi. Sau khi có kết quả, Bộ sẽ thành lập hội đồng và công bố sớm và đưa ngay vaccine DTLCP vào phục vụ sản xuất, đặc biệt là chăn nuôi lợn” – ông Tiến khẳng định.
Nâng cao vị thế ngành chăn nuôi Việt Nam
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco Nguyễn Như So cho biết, đến nay việc nghiên cứu sản xuất vaccine DTLCP đang được triển khai đúng tiến độ theo tinh thần khẩn trương nhất, đáp ứng yêu cầu khoa học, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng theo quy định, bước đầu đạt được những kết quả rất khả quan.
Theo ông So, Dabaco vẫn đang tích cực đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn tất những công việc cần thiết, phấn đấu tháng 12/2021 có thể công bố kết quả dự án.
“Thành công của dự án này chính là bước đột phá trong điều chế vaccine, nâng cao vị thế, uy tín của ngành chăn nuôi Việt Nam bởi đến nay, trên thế giới chưa có nước nào nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine DTLCP” – ông So nói.
Việc sớm đưa vaccine phòng, chống bệnh DTLCP vào sản xuất và thương mại hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng của nước ta.
NAVETCO đang nghiên cứu sản xuất đồng thời 2 loại vaccine dùng 2 chủng virus vaccine DTLCP nhược độc. Dự án nghiên cứu vaccine DTLCP tại NAVETCO đã thu được những kết quả khoa học và thực tiễn quan trọng, có thể sử dụng trình Cục Thú y xin cấp phép để sản xuất và lưu hành vaccine tại Việt Nam.
Kết quả thu được cho thấy virus DTLCP chủng G-delta I 177L an toàn trên lợn khi sử dụng liều cao gấp 104 so với liều miễn dịch tối thiểu cho mức độ bảo hộ 100% lợn được gây miễn dịch. Khả năng trở lại độc lực của chủng virus vaccine cũng đã được kiểm tra với kết quả qua 5 lần cấy chuyển liên tục trên lợn không xuất hiện các dấu hiệu bệnh DTLCP ở các đời cấy chuyển, đặc biệt ở đời 5. Điều này chứng tỏ tính ổn định của chủng virus G-delta I 177 L.
Vaccine sản xuất từ chủng này cho khả năng bảo hộ tốt thông qua phương pháp đánh giá bằng công cường độc, dùng chủng virus DTLCP cường độc phân lập tại Việt Nam.
8 huyện ở Kon Tum có dịch tả lợn châu Phi, tiêu hủy hơn 1.000 con lợn
Tính từ đầu năm đến này, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại 8/10 huyện thành phố tại tỉnh Kon Tum.
Tổng cộng, đã có 1.151 con lợn với tổng trọng lượng hơn 39,5 tấn lợn hơi bị tiêu hủy.
Ngày 13/12, ông Đoàn Thanh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum cho biết, tính từ đầu năm 2021 đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 112 hộ thuộc 43 thôn trên địa bàn 25 xã thuộc 8/10 huyện, thành phố của tỉnh Kon Tum. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy 1.151 con lợn bị mắc bệnh với tổng trọng lượng 39,563kg.
Tính từ đầu năm 2021 đến nay, các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã tiêu hủy khoảng 1.151 con lợn bị mắc dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum
Theo ông Mai, nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn châu Phi bùng phát, lây lan tại tỉnh Kon Tum là do một số hộ dân chăn nuôi nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn sinh học. Ngoài ra, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, thuốc điều trị đặc hiệu cộng với việc vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao đối với điều kiện ngoại cảnh, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát.
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum đã yêu cầu các địa phương thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ tại các khu vực có dịch. Đồng thời, các chốt kiểm dịch động vật phải kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển động vật sống đưa vào tiêu thụ.
Chính quyền chức năng tiêu hủy số lợn chết do dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Ảnh: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum
"Đối với các hộ chăn nuôi khi sử dụng thức ăn cho lợn phải sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn theo quy định; hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn thừa, tái chế từ các nhà hàng, khách sạn, khu công nghiệp. Đặc biệt, khi thực hiện việc tái đàn, các hộ chăn nuôi phải tuân thủ nguyên tắc và các bước nuôi tái đàn lợn và lựa chọn con giống phải có nguồn rõ ràng, từ các cơ sở an toàn dịch bệnh và tiêm phòng đầy đủ vắc xin theo quy định", ông Mai khuyến cáo.
Đắk Lắk: Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14/15 huyện, thành phố, gần 7.000 con heo đã bị tiêu hủy Ngày 1/12, ông Thủy Lệ Vũ, Phó Chi Cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 14/15 huyện, thành phố, đã có gần 7.000 con heo bị tiêu hủy... Theo ông Thủy Lệ Vũ, hiện đã có 14/15 huyện trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt

Tìm thấy thi thể bé trai 12 tuổi mất tích hơn 2 ngày

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025