Nữ thủ khoa và lựa chọn đại học khó khăn ở Australia
Nữ sinh Dương Mai đạt điểm cao nhưng không đủ để giành học bổng của các trường đại học hàng đầu tại Australia. Cô gái này gặp khó khăn trong việc học tiếp vì lý do tài chính.
Rời gia đình sang Australia từ 4 năm trước, Dương Mai sống nhờ nhà cô trong khi bố mẹ vẫn ở Việt Nam. Nữ sinh phải làm việc từ 8h đến 16h vào cuối tuần để có tiền ăn học. Ngày 14/12, em đạt điểm xếp hạng tuyển sinh đại học (ATAR) 98,7, theo Theage.
Thất vọng vì chưa đủ tiêu chuẩn giành học bổng của các đại học lớn, nữ sinh này gửi tin nhắn báo điểm kèm biểu tượng cảm xúc bật khóc cho bố, một công nhân vệ sinh làm việc ở Việt Nam.
Với 98,7 điểm, Mai trở thành thủ khoa tại trường công lập Braybrook ở ngoại ô Melbourne, bang Victoria. Em dự định theo học ngành Kỹ thuật Hóa học tại Đại học Melbourne hoặc Monash. Tuy nhiên, điểm số không đủ để em có thể giành học bổng.
Dương Mai chụp ảnh cùng Phó hiệu trưởng Arlene Bailey. Ảnh: Penny Stephens/ The Age.
Nếu muốn học đại học, Dương Mai sẽ phải tự lo khoản học phí lên đến hàng chục nghìn USD mỗi năm. Số tiền này quá lớn, vượt khả năng tài chính của nữ sinh và gia đình.
“Mọi chuyện quá khó khăn. Em thực sự muốn về nước và nhớ bố mẹ rất nhiều. Nhưng bố gọi điện bảo rằng, tương lai của em ở Australia nên phải cố gắng hết khả năng”, Mai nói.
Hiện tại, nữ du học sinh đang xem xét nộp đơn vào ngành Điều dưỡng. Đây cũng là cách thông thường để được cư trú vĩnh viễn tại Australia. Sau đó, em gửi bố một tin nhắn vui vẻ hơn, nói với ông mọi việc đang tốt lên. Người cha nghèo rất tự hào về con gái.
Bà Arlene Bailey, Phó hiệu trưởng trường Braybrook, hy vọng Dương Mai có thể giành học bổng tại một trường khác.
“Dương Mai học tập chăm chỉ suốt năm và làm việc vất vả vào cuối tuần để lo cho cuộc sống. Gia đình ở Việt Nam của em cũng vậy. Mai không giàu như những du học sinh khác. Nhiều trường biết Mai là nữ sinh tài năng, đã đưa ra nhiều cơ hội hấp dẫn nhưng em ấy còn phụ thuộc vào học bổng và trợ cấp tài chính để tiếp tục theo học”, bà nói.
Trong khi đó, 35 học sinh tại bang Victoria đạt điểm tuyệt đối hoặc có ATAR 99,95 đang được Đại học Melbourne và Monash chào mời bằng những suất học bổng hấp dẫn. Nếu nhập học, họ sẽ được miễn hoàn toàn học phí, trợ cấp 5.000 USD mỗi năm cùng một chuyến du học miễn phí.
Những người nhập học Đại học Monash sẽ nhận học bổng trị giá 70.000 USD.
Những học sinh xuất sắc tham dự cuộc họp do Đại học Melbourne tổ chức. Ảnh: Liam Mannix/ The Age.
Video đang HOT
20 học sinh đạt thứ hạng cao vừa tham dự một cuộc họp do Đại học Melbourne tổ chức chiều 14/12 tại tu viện Old Quad. “Đây là nơi những thiên tài gặp gỡ”, một nam sinh đạt 99,95 ATAR nói.
Cũng như những người khác xuất hiện tại cuộc họp, cậu ta được các đại học chào đón. “Sáng nay, hai nhân viên trẻ đến nhà tôi, mang theo một hộp sôcôla và giấy chứng nhận học bổng từ Đại học Monash”, nam sinh này cho biết.
Jiao Mei He, nữ sinh tốt nghiệp Trường trung học Ringwood có điểm ATAR 99,90, quyết định học ngành Y sinh tại Melbourne. Tuy nhiên, cô vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng vì biết mình đang được các trường mời gọi. Lựa chọn của cô sẽ thay đổi dựa trên mức đãi ngộ mà các trường đưa ra.
Tương tự, Alex Phan, học sinh Trường nữ sinh Mac.Robertson, đạt ATAR 99,95. Cô được Đại học Monash, Melbourne và La Trobe cấp học bổng nhưng chưa quyết định. Nữ sinh còn phân vân giữa các ngành Thương mại, Kỹ thuật, Luật.
Theo Zing
Du học nước ngoài: Khi đi phấn khởi, khi về tâm tư
Được du học bằng kinh phí nhà nước, nhưng nhiều du học sinh trở về không mặn mà với công việc được bố trí.
Có người cố gắng làm "trả nợ" cho xong rồi nghỉ việc, có người chấp nhận đền bù để làm cho các công ty nước ngoài, thậm chí không trở về...
Đó là tình trạng của nhiều du học sinh theo chương trình Mekong 1.000 (đào tạo 1.000 cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ sau đại học ở nước ngoài nhằm góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long) khi trở về địa phương làm việc.
Lễ tiễn ứng viên các tỉnh ĐBSCL lên đường du học năm 2011, cũng là năm nhiều ứng viên nhất với 115 người - Ảnh: Tư liệu Trường ĐH Cần Thơ. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Làm để "trả nợ"
Chị N.T.T.N., đang công tác tại một trường cao đẳng ở Đồng Tháp, cho biết, năm 2011, khi được chọn làm ứng viên đi du học ngành công nghệ sinh học tại Anh, chị rất hãnh diện. Chị N. nói may mắn hơn các bạn cùng đi học chương trình thạc sĩ là khi trở về được đứng lớp. Ngoài công việc giảng dạy, chị vẫn phải cáng đáng thêm nhiều việc không phù hợp khác nữa.
Tương tự, chị T.N.M. (Cần Thơ) năm 2010 trở về với tấm bằng thạc sĩ chuyên ngành môi trường ở Pháp. Được bố trí làm việc ngay sau đó, nhưng chỉ quanh quẩn công việc văn phòng với nhiệm vụ lưu trữ thông tin, soạn thảo văn bản và chuyển thư từ của cơ quan.
Làm được hơn một năm, chị đã tự bỏ việc lên TP HCM làm ở một công ty nước ngoài và xin được "trả nợ" dần nhưng địa phương không đồng ý. Chị M. phải quay trở lại làm việc.
"Tôi cũng cố gắng làm cho đủ niên hạn rồi sẽ tìm công việc khác phù hợp hơn" - chị M. than.
Chị M. nói thêm không phải ai cũng chê bai hay không muốn phục vụ cho thành phố, nhưng ngoài việc làm trái với các chuyên ngành đã học thì kiến thức của du học sinh trở về cũng không biết phải vận dụng vào đâu khi không có đủ trang thiết bị, cơ sở thực hành...
P.Q. chấp nhận bồi thường hợp đồng, bỏ công việc giảng dạy mà nhiều du học sinh cho là vị trí phù hợp khi trở về nước. P.Q. kể sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế tại Hà Lan năm 2013, P.Q. được bố trí giảng dạy ngoại ngữ tại một trường cao đẳng ở Cần Thơ.
P.Q. rất mừng khi được giảng dạy đúng chuyên ngành mình đã học nhưng lại không được mang sự sáng tạo vào bài giảng, những đề xuất của P.Q. trong cuộc họp chuyên môn không lúc nào được đồng ý nên dần dà P.Q. nản.
"Khi tôi đề xuất cách làm mới hơn cho môn học thì không được chấp nhận, tôi phải dạy theo lề lối cũ trong khi ngoại ngữ luôn có những điều hay, mới lạ..." - P.Q. chia sẻ.
Sau hơn ba tháng giảng dạy, P.Q. nghỉ việc và hoàn trả gấp đôi số tiền được hưởng khi đi du học vì đã vi phạm hợp đồng. P.Q. đang đi dạy ở một trường quốc tế tại TP.HCM.
Ngoài ra, cùng năm 2013, chị H.N. tốt nghiệp thạc sĩ ngành viễn thông, chị H.T. tốt nghiệp thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế ở Úc và anh L.H.T. tốt nghiệp thạc sĩ ngành công nghệ chế biến ở Bỉ... đang làm chuyên viên văn phòng tại các sở, ban ngành của Cần Thơ, Hậu Giang.
Theo những anh chị này, dù được bố trí làm việc ổn định nhưng công việc không dính dáng gì đến sở trường và kiến thức được học.
Ông Nguyễn Hoàng Phụng. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Đã hưởng nhiều ưu đãi
"Chúng tôi đã trao đổi với các tỉnh khi tuyển chọn ứng viên đi học, ngoài việc xét học lực của ứng viên thì nên tìm hiểu nguyện vọng, đánh giá phẩm chất của từng ứng viên để xem xét mức độ ứng viên trở về phục vụ là bao nhiêu phần trăm. Sau đó mới có quyết định cử đi học"
Ông Nguyễn Hoàng Phụng (chuyên viên phòng hợp tác quốc tế Trường ĐH Cần Thơ)
Ông Nguyễn Hoàng Phụng, chuyên viên phòng hợp tác quốc tế, ĐH Cần Thơ, cho biết, đã nghe nhiều phản ảnh tình trạng các ứng viên học ở nước ngoài về có nhiều người đòi hỏi quyền lợi, thậm chí bỏ việc, không về, khi về nước không yên tâm, so bì về thu nhập...
Cũng theo ông Phụng, phần lớn các ứng viên tại Cần Thơ sau khi đi học về lại có nhiều "đòi hỏi" về quyền lợi hơn các ứng viên ở các tỉnh khác.
"Họ tính toán mà không nghĩ rằng số tiền bỏ ra cho họ đi học nếu chia đều ra mỗi tháng khi họ về phục vụ thì họ được hưởng tính ra con số không hề nhỏ" - ông Phụng nói thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Duy Bình, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ, cho biết, khi ứng viên trở về, trước tiên Sở Nội vụ và các sở, ban ngành đều lắng nghe nguyện vọng của ứng viên, sau đó đối chiếu với nhu cầu của các cơ quan rồi mới bố trí công việc.
"Còn công việc được bố trí ở vị trí nào thì do cơ quan đó phân công trực tiếp chứ Sở Nội vụ không có thẩm quyền ấy nên không thể thống kê bao nhiêu người đang làm việc đúng với sở trường, chuyên môn đã học" - ông Bình nói.
Ông Tô Thu Cường, Phó phòng công chức viên chức Sở Nội vụ Bạc Liêu, cho biết, "nếu nói không ưu đãi nhân tài là không đúng", tất cả ứng viên khi trở về làm việc đều được ưu tiên khi không phải qua thời gian tập sự mà được tuyển thẳng biên chế, hưởng 100% lương, đồng thời còn được chọn cơ quan làm việc đúng với chuyên ngành đã học.
Theo ông Tô Thu Cường, hiện nay, sở đã trình với UBND tỉnh xúc tiến các quy trình để xem xét yêu cầu bồi thường hợp đồng của một trường hợp ứng viên sau khi trở về đã tự ý đi làm nghiên cứu sinh mà không được sự thống nhất của ủy ban tỉnh. Dự tính số tiền bồi thường gồm tiền sinh hoạt phí, học phí trong và ngoài nước sẽ gần 1 tỉ đồng.
"Cơ bản các ứng viên trở về đều toàn tâm toàn ý với công việc được giao. Nhiều bạn có nỗ lực rất lớn trong công việc, đạt thành tích cao trong công tác chuyên môn. Chủ trương tỉnh đều phân công công việc đúng với ngành nghề ứng viên đã được học" - ông Cường nói.
Còn theo Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long, tất cả ứng viên trước khi đi học đều được lãnh đạo tỉnh tham mưu, phân công vị trí việc làm sau khi trở về. Hầu hết ứng viên trở về đều được làm việc ở các vị trí họ đã chuẩn bị trước tâm lý nên họ không hề bỡ ngỡ, bất mãn.
Theo báo cáo tình hình triển khai đề án Mekong 1.000, hiện tại một số địa phương đã có ứng viên tốt nghiệp trở về làm việc như Bạc Liêu có 20 ứng viên (một ứng viên bồi thường hợp đồng), Bến Tre 13 ứng viên, Vĩnh Long 41 ứng viên, Cần Thơ 121 ứng viên, trong đó có 5 tiến sĩ (bốn trường hợp nghỉ việc phải bồi hoàn kinh phí).
Tất cả ứng viên đều được bố trí công tác ở các ngành, lĩnh vực như giao thông vận tải, tài chính, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo tại địa phương.
Ngoài ra, Trà Vinh cũng là tỉnh đang gặp khó khăn trong việc thu hồi kinh phí khi chỉ có 51/58 ứng viên trở về địa phương công tác, còn lại các ứng viên đã bỏ học, học xong không về nước hoặc đã chuyển ra ngoài tỉnh làm việc.
Theo quy định của từng địa phương, mỗi ứng viên khi trở về sẽ phải phục vụ gấp ba hoặc năm lần thời gian học tập đối với trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì phải từ chín năm trở lên. Trước khi đi học, giữa ứng viên và địa phương đều có cam kết trách nhiệm của mỗi bên. Nên khi trở về ứng viên không làm đúng cam kết thì phải bồi thường gấp đôi số tiền được hỗ trợ trong suốt quá trình học.
552 lượt ứng viên đã du học
Theo báo cáo sơ kết chương trình Mekong 1.000 của ĐH Cần Thơ, tính đến tháng 4/2015 đã có 552 lượt ứng viên (trong đó có 50 ứng viên học tiến sĩ) đã được gửi đi đào tạo ở 160 viện, trường tại 23 quốc gia.
Các ngành nghề được đào tạo như luật, quản lý hành chính, công nghệ sinh học, y tế, công nghệ chế biến, cầu đường, cấp thoát nước. Tổng số kinh phí đã sử dụng hơn 19 triệu USD.
Tổng chi phí đào tạo trung bình cho mỗi thạc sĩ là 34.208 USD, mỗi tiến sĩ là 59.121 USD.
Theo Thùy Trang/Tuổi Trẻ
Du học sinh chia sẻ bí quyết học thứ tiếng khó nhất thế giới Ninh Đức Hoàng Long - Học viện Âm nhạc Liszt Ferenc - Hungary, từng được báo chí nước này ca ngợi khi thể hiện ca khúc mang tên Tổ quốc tôi. Anh chia sẻ bí quyết học tiếng Hungary. Hungary là đất nước đẹp tuyệt vời và thủ đô Budapest được mệnh danh "Paris của Đông Âu". Con người tại đây thân thiện,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

7 năm ly thân rồi kết thúc, tôi không ăn mừng mà hối hận vì đã không làm điều này sớm hơn
Góc tâm tình
21:10:45 12/05/2025
Thái Hòa tái hợp Kaity Nguyễn trong phim về cướp máy bay
Phim việt
21:02:40 12/05/2025
Lưu Học Nghĩa chật vật sau 3 dự án liên tiếp thất bại
Hậu trường phim
21:01:19 12/05/2025
Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An
Tin nổi bật
20:59:05 12/05/2025
Jung Kyung Ho tái xuất, 'cạnh tranh' với bạn gái Choi Sooyoung
Phim châu á
20:58:30 12/05/2025
Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine
Thế giới
20:43:01 12/05/2025
Băng nhóm sản xuất thuốc giả lĩnh án
Pháp luật
20:33:31 12/05/2025
Amber Heard thông báo hạ sinh cặp song sinh, nói 1 điều gây xúc động
Sao âu mỹ
20:26:13 12/05/2025
Lọ Lem đột ngột đổi xe, chở Hạt Dẻ xuống phố hậu ồn ào, sắc vóc ngỡ ngàng?
Netizen
20:23:44 12/05/2025
Thêm 1 nhân vật lên tiếng căng giữa drama tình ái của Wren Evans, thừa nhận giữ trong tay nhiều bí mật
Sao việt
20:21:56 12/05/2025