Núi lửa Indonesia phun cột tro khói cao 8.000 mét
Hai ngọn núi lửa ở Indonesia đã có đợt phun trào vào hôm nay 18/11, khiến nhiều chuyến bay bị hủy hay đổi tuyến và hàng ngàn người đã đi sơ tán.
Ngọn núi lửa Sinabung phun cột tro cao 8.000 mét, khiến 5.000 người di tản trước đó không thể trở về nhà
Ngọn núi lửa Sinabung trên đảo miền tây Sumatra, đắt đầu hoạt động từ giữa tháng 9 qua, vào hôm nay đã phun cột tro bụi lên bầu trời với độ cao 8000 mét, AFP dẫn Trung tâm Nghiên cứu núi lửa và Giảm nhẹ thiên tai địa chất Indonesia cho hay.
Hai ngọn núi lửa ở Indonesia đã có đợt phun trào vào hôm nay 18/11, khiến nhiều chuyến bay bị hủy hay đổi tuyến và hàng ngàn người đã đi sơ tán không thể trở về nhà.
Video đang HOT
“Bộ Giao thông vận tải đang chuyển hướng các chuyến bay vì đợt phun trào mới nhất của núi lửa Sinabung”, phát ngôn viên của Bộ – Bambang Ervan – nói trong một tuyên bố.
Ngoài ra, theo AFP thì hơn 5.000 người sống xung quanh núi lửa Sinabung đã đi sơ tán trước đó không thể trở về nhà của họ.
Tại đảo chính Java, ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất Indonesia là Merapi cũng phun cột tro bụi cao 2.000 mét vào sáng nay, Giám đốc Cơ quan Giảm nhẹ thiên tai Quốc gia Sutopo Purwo Nugroho nói.
Cũng theo ông này thì đợt phun trào đã gây nên các trận động đất nhỏ khiến khoảng 600 hộ gia đình phải nhanh chóng sơ tán và sau đó quay trở về khi nguy hiểm qua đi.
Được biết, núi lửa Merapi phun trào dữ dội vào tháng 10/2010 đã giết chết 350 người và phá hủy nhiều ngôi làng gần đó.
Theo AFP, đất nước vạn đảo Indonesia nằm trên ‘vành đai lửa’ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi các hoạt động địa chất diễn ra dữ dội với động đất và núi lửa phun trào liên tục xảy ra. Hiện nước này có hàng chục núi lửa đang hoạt động.
Hồi tháng 8 qua, có sáu người tử vong và hàng ngàn người sơ tán khi ngọn núi lửa Rokatenda trên hòn đảo nhỏ Palue thuộc tỉnh Đông Nusa Tenggara phun trào.
Theo Xahoi
Trái đất nóng lên sẽ đánh thức núi lửa
Khi núi lửa phun trào thì tác động nguy hại đến khí hậu là rất lớn mà một trong những nguy cơ là lượng khí dioxit sunfurơ phun lên tầng bình lưu tăng lên. Chất này phản xạ lại những tia nắng Mặt trời, làm Trái đất bị lạnh đi một vài năm. Nhưng cũng có thể xảy ra một hiện tượng khác: Giai đoạn ấm của khí hậu lên sau thời kỳ lạnh đi cũng có thể kích thích núi lửa phun trào.
Vừa đây một nhóm các nhà địa chất đã thu thập mẫu bùn dưới đáy đại dương dọc theo chu vi của Vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nơi lắng đọng những tro bụi núi lửa. Các lớp bùn đó tích tụ trong chiều dày của chúng sản phẩm của 91 lần núi lửa phun trào diễn ra trong hàng triệu năm qua.
Bóc tách từng lớp riêng biệt, các nhà địa chất có thể biết được thời gian của từng lần núi lửa phun đồng thời phân tích sự phân bố các lớp tro, họ đã phát hiện ra quy luật: cứ 41.000 năm lại có một lần núi lửa phun trào lớn.
Điều này khớp với những kết luận trước đây của các nhà khí hậu học cổ đại (paleoclimatolog): cứ 41.000 năm Trái đất lại xảy ra một chu kỳ trục quay của nó bị nghiêng đi. Đó là nguyên nhân làm cho các mùa thay đổi và sự dao động nhiệt độ cứ ít đần đi. Ở các vĩ độ cao lượng băng tích luỹ trong mùa đông vào mùa hè chưa kịp tan và dẫn đến kỷ băng hà.
Nhưng kỷ băng hà ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của núi lửa? Câu trả lời khá đơn giản.
Sự nóng lên toàn cầu sẽ kích thích núi lửa hoạt động (Ảnh minh họa)
Vào giai đoạn này, nước trên hành tinh chuyển một phần khối lượng của nó từ đại dương lên các lục địa, tạo ra lớp vỏ băng rất dày trên mặt đất, đặc biệt tại các cực. Khi nhiệt độ tăng, lượng băng lại từ lục địa là chuyển ra đại dương.
Sự di chuyển đó gây ra sự thay đổi áp lực tác động lên các lớp magma nóng chảy dưới mặt đất. Ở những nơi sức ép lên lớp magma giảm nhanh chóng sẽ làm chúng tìm nhưng nơi có kiến tạo địa chất đứt gãy để phun lên, biến thành những núi lửa hoạt động dữ dội.
Cho nên hậu quả của việc Trái đất nóng lên còn gây ra những nguy hại tồi tệ hơn người ta thường hình dung, trong đó có sự nguy hiểm của việc núi lửa sẽ phun ở nhiều nơi trên thế giới.
Theo 24h
Núi lửa Tongariro phun tro bụi cao 2 km Ngọn núi lửa ở New Zealand được sử dụng làm hậu trường cho bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫnvào hôm nay (21.11) đã có đợt bùng nổ dữ dội, bắn lên một cột khói cao 2 km phía trên Đảo Bắc, AFP dẫn lời các nhà khoa học và nhân chứng cho biết. Theo Viện Nghiên cứu địa vật lý GNS...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Việc Trung Quốc đang ráo riết gom vàng báo hiệu điều gì?

Ông Trump được tặng "cung điện bay": Thách thức an ninh với tình báo Mỹ

"Sát thủ" cảm tử của Ukraine bị Nga bắt bài trên diện rộng

Tổng thống Pháp: Ukraine biết không thể giành lại toàn bộ lãnh thổ

Mỹ mất dần vị thế công nghệ: Nguy cơ 'chảy máu chất xám' và tụt hậu trước Trung Quốc

EU bất ngờ chuẩn bị áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Ukraine

Tầm quan trọng của các căn cứ Mỹ ở châu Âu

Những tiết lộ ban đầu về gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Liên bang Nga

Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Mỹ cảnh báo áp trừng phạt khắc nghiệt nhất với Nga

Căng thẳng biên giới mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ
Có thể bạn quan tâm

HOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộ
Sao việt
22:15:59 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025
Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động
Sức khỏe
21:53:13 14/05/2025
Vụ cán bộ công an bị tố đánh người: Tổ công tác đến công ty làm gì?
Pháp luật
21:42:44 14/05/2025
GD trở lại dải đất chữ S sau 13 năm, 2 idol gốc Việt theo cùng, cát-xê cực sốc?
Sao châu á
21:37:20 14/05/2025
Hào quang mặt trời xuất hiện ở Quảng Ngãi
Lạ vui
21:34:04 14/05/2025
Cận cảnh xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ
Netizen
21:31:48 14/05/2025
Quentin Tarantino đã có một đêm đáng nhớ tại khai mạc LHP Cannes
Hậu trường phim
21:31:41 14/05/2025
Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục
Tin nổi bật
21:31:26 14/05/2025
Bùng nổ rạn nứt với bố mẹ, Brooklyn Beckham thấy an toàn khi ở bên nhà vợ
Sao âu mỹ
21:25:59 14/05/2025