Núi lửa Sinabung (Indonesia) phun trào nhiều lần, cảnh báo dung nham lạnh
Núi lửa Sinabung phun trào với cột tro bụi cao 5.000m so với đỉnh núi (khoảng 7.460 m so với mực nước biển ).
Hôm nay (10/8) núi lửa Sinabung, phía Bắc đảo Sumatra, Indonesia tiếp tục phun trào lần thứ 2 sau hơn 1 năm không hoạt động đã nâng mức cảnh báo khu vực xung quanh núi lửa lên mức độ 3.
Núi Sinabung phun trào sáng 10/8. (Nguồn :AFP)
Theo người đứng đầu trạm quan trắc núi Sinabung, ông Armen, sáng nay, núi lửa Sinabung phun trào với cột tro bụi cao 5.000m so với đỉnh núi (khoảng 7.460 m so với mực nước biển). Cao hơn so với các trận phun trào trước đó 2 ngày gấp 5 lần.
Video đang HOT
Người dân và du khách được yêu cầu di dời ra khỏi khu vực bán kính từ 4 đến 5 km từ đỉnh núi.
Hai đợt phun trào khiến toàn bộ các công trình, nhà ở, đồng ruộng của người dân khu vực này bị phủ dày tro bụi. Người dân được yêu cầu đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe . Quân đội và cảnh sát Indonesia đã tiến hành tuần tra an ninh quanh khu vực này để người dân không đi vào khu vực đỏ.
Chính quyền tỉnh Bắc Sumatera cũng yêu cầu người dân nhận thức về mối đe dọa của các dòng dung nham lạnh chảy xuống sông sau vụ phun trào gây nguy hiểm chết người và đề phòng mưa tro núi lửa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Lần cuối cùng núi nửa Sinabung thức giấc là vào tháng 6/2019 với cột tro cao 2.000 m từ đỉnh núi.
Indonesia là quốc gia nằm trong khu vực “Vành đai lửa” của Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo thường xảy ra va chạm khiến tình trạng động đất, núi lửa dễ xảy ra hơn các khu vực khác./.
Núi lửa Sinabung của Indonesia phun trào
Núi lửa Sinabung của Indonesia đã phun trào vào thứ hai (10/8), tạo ra một cột khói cao tới 5.000 mét (16.400 feet) lên bầu trời và phủ một lớp tro bụi dày lên những ngôi làng quanh nó.
Hình ảnh núi lửa Sinabung phun trào vào ngày 10/8.
Armen Putra, một quan chức tại Trạm giám sát Sinabung trên đảo Sumatra, cho biết đất cát và tro bụi rơi xuống tích tụ dày tới 5 cm trên các ngôi làng đã bị bỏ hoang ở sườn núi lửa.
Xa hơn ở Berastagi, một địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Sumatra, cách miệng núi lửa khoảng 20 km (12,4 dặm), người đi đường phải bật đèn pha vào ban ngày vì tro bụi làm giảm tầm nhìn. Các video và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy mọi người phải đeo mặt nạ khi ở ngoài trời.
Trung tâm Giảm nhẹ Mối nguy hiểm Địa chất và Núi lửa của Indonesia cho biết không có trường hợp tử vong hoặc thương tích nào do vụ phun trào này.
Tuy nhiên, người dân được khuyên không nên tiến vào khu vực bán kính 5 km quanh miệng núi lửa và cần nhận thức được những nguy hiểm của dung nham, cơ quan này cho biết. Bộ Giao thông Vận tải cho biết, việc đi lại bằng đường hàng không cho đến nay không bị ảnh hưởng bởi tro bụi.
Ngọn núi lửa Sinabung đã khiến khoảng 30.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa và mất sinh kế trong vài năm qua.
Sinabung, một trong hai ngọn núi hiện đang phun trào ở Indonesia, đã không hoạt động trong 4 thế kỷ trước khi phát nổ vào năm 2010, khiến hai người thiệt mạng. Một vụ phun trào khác vào năm 2014 đã giết chết 16 người, trong khi bảy người chết trong một vụ phun trào năm 2016.
Sinabung là một trong số hơn 120 núi lửa đang hoạt động ở Indonesia, và là nơi dễ xảy ra các cơn địa chấn do nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương - một vòng cung núi lửa và đường đứt gãy bao quanh lòng chảo Thái Bình Dương. Ngọn núi lửa này cũng được xếp vào danh sách những địa điểm nguy hiểm nhất trên thế giới.
Giữa ban ngày, bầu trời ở đảo Sumatra đen đặc vì tro bụi núi lửa Ngọn núi lửa Sinabung trên đảo Sumatra của Indonesia ngày 10-8 đã phun trào dữ dội, phun ra một cột tro bụi khổng lồ xuống vùng nông thôn xung quanh. Mật độ khủng khiếp của đám mây tro bụi đã khiến hòn đảo chìm trong bóng tối vào giữa ban ngày và phủ một lớp muội than lên các ngôi làng cách đó...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lần theo manh mối được cung cấp tới vách đá, chuyên gia hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 170 năm

Một nguồn năng lượng đang nằm im dưới chân chúng ta - và nó có thể nuôi sống nhân loại trong 170.000 năm

"Báu vật khác thường" tại mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới: Có thể thay đổi tương lai nhân loại

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?

Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này

Vì sao vẫn chưa tìm thấy hài cốt trong xác tàu Titanic?

Mua lại căn nhà bỏ hoang, người đàn ông phát hiện ra bí mật kinh hoàng

Con trâu được trả 30 tỷ đồng, người đàn ông quyết không bán
Có thể bạn quan tâm

Ngoài Honda SH, tầm giá 100 triệu đồng còn lựa chọn xe tay ga nào?
Xe máy
17:38:50 23/05/2025
"Chị đẹp" bị đòi đuổi khỏi show mắc ung thư, sợ con không ai lo, CĐM sốc 1 điều
Sao châu á
17:36:43 23/05/2025
Huyền thoại làm nên ca khúc thành công của The Carpenters qua đời ở tuổi 85
Nhạc quốc tế
17:35:49 23/05/2025
Sống ở Thái Lan nhưng làm việc ở Singapore, cựu kỹ sư Google 39 tuổi bay hơn 1.900 km/tuần để đi làm: "Cơ hội để sống tự do"
Netizen
17:12:03 23/05/2025
Bắt gặp thái độ của Chu Thanh Huyền khi Quang Hải được fan nữ vây kín xin chữ ký
Sao thể thao
17:09:41 23/05/2025
Hồng Phượng nghi xúi mẹ nuôi Hồng Loan, chị Ni thay con Vũ Linh lên tiếng ẩn ý
Sao việt
17:00:28 23/05/2025
Bigo Live ra mắt chiến dịch Spot On 2025 nhằm tìm kiếm những ngôi sao tương lai của Việt Nam
Thế giới số
16:50:51 23/05/2025
Từ vụ án hoa hậu Thùy Tiên: Thế nào là "lừa đảo" và "lừa dối"?
Pháp luật
16:40:45 23/05/2025
Doraemon Movie 44 'đè bẹp dí' phim Việt, lại bị vợ chồng Salim 'hại thê thảm'
Phim châu á
16:33:22 23/05/2025
Vụ CSGT bám víu chới với sau yên xe máy: Lời trần tình khó chấp nhận của tài xế
Tin nổi bật
16:30:47 23/05/2025