Nước cờ ngầm của Nga tháo ngòi nổ xung đột Trung Đông.
Nga dường như đã đóng vai trò ngoại giao phía sau hậu trường trong việc tháo ngòi nổ xung đột Israel – Iran .
Trong chuyến thăm gần đây tới Turkmenistan , Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã có các cuộc hội đàm với người đồng cấp và phát biểu trước các sinh viên tại Viện Quan hệ Quốc tế ở Ashgabat . Một trong những chủ đề chính trong bài phát biểu của ông Lavrov là cuộc xung đột leo thang giữa Iran và Israel – một cuộc đối đầu không chỉ ảnh hưởng đến địa chính trị toàn cầu mà còn tác động trực tiếp đến bối cảnh an ninh của khu vực Trung Á.
Vị trí Turkmenistan (Ảnh: CIS).
Đối với Turkmenistan – quốc gia có chung hơn 1.100km đường biên giới với Iran và có thủ đô chỉ cách đường biên giới này vài km – căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran gây ra những rủi ro nghiêm trọng. Ngoài những lo ngại về nhân đạo, viễn cảnh về một cuộc xung đột quy mô lớn hơn có thể đán.h thức các mạng lưới cực đoan và gây mất ổn định.
Những rủi ro này không chỉ giới hạn ở Turkmenistan mà còn lan sang các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ ở phía nam, những nơi vẫn duy trì mối quan hệ chính trị và quân sự chặt chẽ với Nga.
Trong bối cảnh này, lời kêu gọi của Ngoại trưởng Lavrov về việc hạ nhiệt căng thẳng và ổn định khu vực có “sức nặng” hơn nữa. Đối với Moscow , Iran không chỉ là một đối tác, mà còn là trụ cột trong vùng đệm bảo vệ sườn phía nam của Nga. Sự bất ổn ở Tehran có thể lan rộng khắp Trung Á, đ.e dọ.a đến các nước gần biên giới của Nga.
Tín hiệu ngoại giao và ưu tiên chiến lược
Vào tháng 1, Nga và Iran đã ký một thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện, thể chế hóa quan hệ song phương và ngụ ý về một liên minh chính thức trong tương lai. Đáng chú ý là chỉ vài ngày sau khi Israel không kích thủ đô Tehran của Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã bay tới Moscow, gặp Tổng thống Vladimir Putin và hội đàm với Ngoại trưởng Lavrov.
Sau đó, ông Araghchi mô tả chuyến thăm này được đán.h dấu bằng “sự hiểu biết lẫn nhau hoàn toàn”, đồng thời nhấn mạnh sự ủng hộ của Nga trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Al-Araby Al-Jadeed.
Kể từ đó, Nga, cùng với Trung Quốc và Pakistan, đã thúc đẩy một nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắ.n ngay lập tức và một con đường dẫn đến giải pháp chính trị. Theo đặc phái viên Nga Vassily Nebenzia, nghị quyết này nhằm mục đích ngăn chặn sự leo thang hơn nữa cuộc xung đột trong khu vực.
Tuy nhiên, Moscow vẫn thận trọng trong những tuyên bố công khai. Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Putin đã tránh ngôn từ kích động đối với Israel, thay vào đó nhấn mạnh sự cần thiết của một giải pháp ngoại giao được tất cả các bên chấp nhận.
Giọng điệu thận trọng này phản ánh hành động cân bằng của Nga: làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Iran trong khi vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác – và trong một số trường hợp là quan hệ nồng ấm – với Israel, bao gồm cả các kênh quân sự và nhân đạo. Lập trường kép này cho phép Nga định vị nước này là một bên trung gian tiềm năng, nếu một trong hai bên cùng tìm kiếm một kết quả đàm phán.
Video đang HOT
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Iran
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi bắt tay trước cuộc họp tại Điện Kremlin ở Moscow (Ảnh: Sputnik).
.
Vào ngày 13/6, khi các cuộc không kích của Israel tăng cường, Nga đã nhanh chóng lên án các cuộc tấ.n côn.g và bày tỏ mối quan ngại mạnh mẽ về việc xâm phạm chủ quyền của Iran. Tổng thống Putin đã đi xa hơn, gọi hành vi của Mỹ trong khu vực là “hành vi xâm phạm vô cớ”. Thông điệp của Moscow rất rõ ràng: Nga phản đối các cuộc can thiệp quân sự từ bên ngoài.
Vài ngày trước chuyến thăm Moscow của Ngoại trưởng Iran Araghchi, Tổng thống Putin đã công khai tuyên bố Nga đã đề nghị Iran mở rộng hợp tác về các hệ thống phòng không. Đây được đọc như một lời hối thúc: nếu hai nước thực sự duy trì quan hệ đối tác chiến lược, Iran cần phải đáp ứng đề nghị của Nga.
Moscow vẫn cởi mở với việc hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn, bao gồm việc tích hợp phòng không của Iran vào khuôn khổ an ninh khu vực rộng lớn hơn. Nếu Tehran chấp nhận lời đề nghị sớm hơn, nước này có thể đã chuẩn bị tốt hơn để đẩy lùi các cuộc không kích của Israel. Đối với Nga, an ninh không được đo lường bằng tuyên bố mà bằng kết quả và Moscow mong đợi các đối tác của mình hành động phù hợp.
Ranh giới của quan hệ đối tác
Một chi tiết quan trọng là hiệp ước chiến lược giữa Moscow và Tehran không bao gồm nghĩa vụ phòng thủ chung. Đây không phải là điều khoản tương đương với Điều 5 của NATO, trong đó một cuộc tấ.n côn.g vào một quốc gia thành viên cũng được coi là cuộc tấ.n côn.g vào cả liên minh, cũng không bắt buộc hỗ trợ quân sự tự động. Tổng thống Putin từng tuyên bố, hiệp ước phản ánh sự tin tưởng và phối hợp chính trị giữa Nga và Iran, không phải là một thỏa thuận cùng nhau chiến đấu.
Trên thực tế, hiệp ước này rõ ràng cấm một bên hỗ trợ bên thứ ba phát động hành vi tấ.n côn.g bên kia. Nga đã tuân thủ chuẩn mực này, từ chối tham gia cuộc xung đột, đồng thời bày tỏ đoàn kết ngoại giao với Iran và lên án các hành động gây bất ổn của Mỹ và Israel.
Tóm lại, cấu trúc của quan hệ đối tác Nga – Iran được xây dựng dựa trên sự tôn trọng chủ quyền và cân bằng chiến lược, không phải là các cam kết ràng buộc. Mối quan hệ này tập trung vào hợp tác quân sự – kỹ thuật, ngoại gia.o phố.i hợp thông qua hợp tác BRICS và SCO, cũng như lợi ích chung trong sự ổn định của khu vực.
Mối quan hệ với Iran không kéo Nga vào các cuộc chiến tranh và không gây ra mối đ.e dọ.a trực tiếp đến an ninh quốc gia của nước này.
Ngoại giao hậu trường
Cháy kho dầu ở Iran sau trận tập kích của Israel (Ảnh: Reuters).
.
Một diễn biến đã thu hút sự chú ý đặc biệt: ngay sau chuyến thăm Điện Kremlin của Ngoại trưởng Iran Araghchi, Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột kêu gọi ngừng bắ.n và có giọng điệu nhẹ nhàng hơn đáng kể đối với Iran. Ngoại trừ một vài bài đăng có nội dung ch.ỉ tríc.h trên mạng xã hội Truth Social, thông điệp của nhà lãnh đạo Mỹ đã trở nên cân nhắc hơn hẳn.
Trước chuyến đi tới Moscow, Ngoại trưởng Araghchi nhấn mạnh tại Istanbul rằng các cuộc tham vấn với Nga mang tính “chiến lược chứ không phải hình thức”. Ông nói rõ rằng Iran coi quan hệ đối tác này là nền tảng cho sự phối hợp an ninh, chứ không chỉ là hình thức.
Dù đây có phải là sự trùng hợp hay không, sự thay đổi trong phản ứng của Mỹ cho thấy ảnh hưởng của Moscow có thể đã âm thầm định hình quỹ đạo của cuộc xung đột. Xét cho cùng, Nga là một trong số ít các bên có kênh mở với cả Tehran và Tel Aviv. Điện Kremlin hoàn toàn có thể đóng vai trò là bên trung gian ở phía sau hậu trường, đảm bảo ít nhất là tạm dừng các cuộc giao tranh.
Nga vẫn là một “người chơi” quan trọng ở Trung Đông. Những cáo buộc rằng Moscow không “ủng hộ” Iran chỉ là suy đoán và phần lớn là vô căn cứ – cả về mặt chính trị và pháp lý. Nga thể hiện sự đoàn kết, phối hợp và đòn bẩy, chứ không phải là sự ủng hộ vô điều kiện cho sự leo thang.
Đề nghị Tổng thống Putin có thể đưa ra trong cuộc gặp với ông Trump
Nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin cho biết, ông có rất nhiều vấn đề cần bàn nếu hội đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).
Báo Financial Times ( FT ) của Anh dẫn nguồn thạo tin ngày 11/1 cho hay, chủ đề chính của cuộc hội đàm tiềm năng sắp tới giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể là việc giảm sự hiện diện quân sự của NATO gần biên giới Nga.
Theo nguồn tin, mục tiêu chính của Nga trong các cuộc đàm phán là đạt được các thỏa thuận an ninh mới.
Đặc biệt, Moscow có ý định tìm kiếm sự đảm bảo rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO, cũng như cắt giảm một phần cơ sở hạ tầng của liên minh này gần biên giới Nga. Nguồn tin lưu ý, những điểm này là ưu tiên của ông Putin, người đã nhiều lần nhấn mạnh rằng việc mở rộng NATO đ.e dọ.a an ninh của Nga.
Ông Trump đã nhiều lần ch.ỉ tríc.h NATO, cáo buộc các thành viên của liên minh chi tiêu quốc phòng không đủ. Ông thậm chí dọa sẽ rút Mỹ khỏi NATO nếu các nước châu Âu không bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng.
Các nguồn tin của FT cho rằng, ông Trump có thể có xu hướng giảm sự tham gia của Mỹ vào liên minh, điều này về mặt lý thuyết có thể có lợi cho Nga.
Đến nay, các chi tiết về cách tiếp cận của Mỹ đối với các cuộc đàm phán cũng như khung thời gian giải quyết xung đột Ukraine vẫn chưa được xác định.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần khẳng định có thể chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức. Tuy nhiên, mới đây, ông nói có thể cần đến 6 tháng để đạt mục tiêu đó. Đặc phái viên của ông kỳ vọng xung đột sẽ được giải quyết trong vòng 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống đắc cử Trump.
Hôm 9/1, ông Trump bình luận, Tổng thống Putin rất muốn gặp gỡ đội ngũ của ông và họ đang sắp xếp.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Nga sẵn sàng hoan nghênh việc ông Trump liên lạc với Moscow, nhưng chỉ khi ông Trump "giữ ý chí chính trị của mình để khôi phục liên lạc ở cấp cao nhất".
Sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump được kỳ vọng sẽ giúp nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 3 năm qua giữa Nga và Ukraine. Cả Moscow và Kiev đang nỗ lực cải thiện vị thế trước một cuộc đàm phán tiềm năng trong thời gian sắp tới.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ hy vọng đạt được thỏa thuận hòa bình với Nga trong năm nay, nhưng nhấn mạnh Kiev cần có các đảm bảo an ninh mạnh mẽ từ đồng minh, đối tác phương Tây. Ông coi đảm bảo an ninh là chìa khóa cho bất cứ thỏa thuận hòa bình bền vững nào.
"Mong muốn của chúng tôi là nhận được sự đảm bảo an ninh và kết thúc chiến tranh trong năm nay, chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì vì điều này", ông Zelensky nói.
Ông đề cập đến sự cấp thiết của việc khôi phục hòa bình, nhưng đảm bảo an ninh vẫn phải được đặt lên hàng đầu.
"Điều này là để bảo vệ Ukraine và toàn bộ châu Âu để Nga sẽ không quay trở lại một lần nữa", ông cho biết.
Nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm: "Ông Trump sẽ rất quan trọng trong việc hòa giải. Nhóm của ông ấy đã bắt đầu liên lạc".
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ - Ukraine hội đàm Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Ukraine ngày 2.12 bàn thảo về việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo mới, kế hoạch cho các cuộc họp tiếp theo cũng như chính sách viện trợ quân sự của Washington vào năm tới. "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin lên án các cuộc tấ.n côn.g tên lửa và máy bay không người lái...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump hé lộ nhân vật "siêu giàu và bí ẩn" chuẩn bị mua TikTok

Tổng thống Trump úp mở biện pháp cứng rắn với tỷ phú Musk

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ trong thế giới biến động

Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy giải cứu 87 người tại Địa Trung Hải

Tiêm kích F-16 thứ 4 bị rơi: Ukraine vào thế "ngồi trên đống lửa"

Nga áp dụng chiến thuật tấ.n côn.g mới, phòng không Ukraine gặp khó

Chính quyền hai cấp ở Israel: Kết hợp hiệu quả giữa quản trị trung ương và địa phương

Tình huống chưa có tiề.n lệ khi Thủ tướng Thái Lan bị tạm đình chỉ chức vụ

47.000 người tại Na Uy trúng x.ổ s.ố 'hụt'

Bước đi lặng lẽ của chính quyền Tổng thống Trump nhằm vào trụ cột của nền kinh tế Nga

Tổng thống Trump đình chỉ đàm phán, Canada tự rút thuế kỹ thuật số

Nắng nóng cực đoan - Thực tế khí hậu mới ở châu Âu
Có thể bạn quan tâm

Hỗn loạn cảnh Rhyder bị tú.m tó.c xoa đầu gâ.y số.c, dàn Anh Trai bị bao vây nghẹt thở
Sao việt
21:29:43 01/07/2025
Microsoft tự tin với 'siêu trí tuệ y tế', chẩn đoán vượt trội hơn bác sĩ
Thế giới số
21:25:29 01/07/2025
Ngả mũ trước Simone Inzaghi
Sao thể thao
21:25:18 01/07/2025
Sai lầm khi siết mỡ bụng khiến vòng eo mãi không nhỏ gọn
Làm đẹp
21:15:42 01/07/2025
Honda CBR150R CyberRoar Special Edition 2025 bản giới hạn 250 xe có gì đặc biệt
Xe máy
21:10:18 01/07/2025
Cầu thủ Quang Hải hồi sinh mạnh mẽ: Câu trả lời đanh thép sau thời Troussier?
Netizen
21:08:38 01/07/2025
Bạc Liêu, 'viên ngọc xanh' của vùng ĐBSCL
Du lịch
21:04:12 01/07/2025
Khởi tố 2 đối tượng dùng hàn the làm giò, chả
Pháp luật
20:57:04 01/07/2025
Về biển Gia Lai, ngắm những 'gã khổng lồ' của đại dương săn mồi
Lạ vui
20:50:16 01/07/2025
Bạn gái lỡ có bầu, tôi hốt hoảng khi nghe mẹ cảnh báo một câu
Góc tâm tình
20:34:58 01/07/2025