Nước mắt kỳ thi
Căng thẳng không kém so với kỳ thi đại học (ĐH), kỳ thi vào lớp 10 mỗi năm đều diễn ra nhưng chưa khi nào bớt nóng. Dù ai cũng hiểu là có thi tất có đỗ, có trượt nhưng để chấp nhận mình/con em mình nằm trong số ít thí sinh trượt nguyện vọng vào trường công lập hay không đỗ vào trường như kỳ vọng lại là điều không dễ dàng.
Sắp tới đây, kết quả kỳ thi sẽ được công bố với cả nước mắt và nụ cười.
Trong ngày 2 và 3/6 vừa qua, các phóng viên của báo Đại Đoàn kết đã trực tiếp có mặt ở một số trường THPT ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… để ghi nhận không khí về kỳ thi vào lớp 10 THPT. Đơn cử như buổi sáng đầu tiên thi môn Ngữ văn ở Hà Nội, tại điểm thi Trường THPT Trương Định (Hà Nội), nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng thi với gương mặt vui vẻ thông báo cho người thân về tình hình làm bài thi khả quan. Những gương mặt phụ huynh đang đợi chờ thí sinh dường như cũng giãn ra… Tới buổi chiều, mặc dù đề Toán được đánh giá vừa sức thí sinh nhưng vẫn có một số câu hỏi khó để đảm bảo tính phân loại. Chưa so đáp án nhưng với môn Toán đúng sai, làm được và không làm được dễ nhận biết hơn nên chúng tôi đã chứng kiến những giọt nước mắt rơi trên gương mặt non nớt. Một em gái gục đầu vào mẹ khóc ngon lành dù cô bạn bước ra khỏi phòng thi cùng em liên tục động viên “ngoài câu Hình học khó thì vẫn còn các câu khác bạn làm được hết mà”… Một nam sinh với gương mặt thất thần, vò đầu bứt tai vì phát hiện kết quả một phép tính mình làm khác với cậu bạn thân cùng thi…
120′ hay 60′ trong phòng thi đang gánh áp lực của 9 năm học, là kỳ vọng không chỉ của thí sinh đó mà còn của biết bao nhiêu người: Bố mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em và thậm chí cả họ hàng cũng quan tâm hỏi thăm, động viên, khích lệ và đặt kỳ vọng vào thí sinh 15 tuổi sẽ đỗ ngay vào trường thuộc nguyện vọng 1. Một người thi, cả họ căng thẳng. Ngày 2/6 vừa qua được nhiều người ví là ngày chủ nhật “nín thở” của phụ huynh có con thi vào lớp 10.
Trong trường hợp kém khả quan hơn, nguyện vọng 2 cũng là một lựa chọn không tồi so với “phải” học trường THPT ngoài công lập hoặc các trung tâm giáo dục thường xuyên – giáo dục nghề nghiệp. Đây là suy nghĩ phổ biến của nhiều phụ huynh, thí sinh và cả các trường hiện nay.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh, trong số này có cả các trường vì hàng năm, trong bảng vàng thành tích tổng kết của các trường THCS luôn có một mục gọi là tỉ lệ học sinh đỗ vào trường THPT công lập. Thậm chí, như người viết bài này từng chứng kiến tại một trường THCS được coi là trường điểm ở một huyện ngoại thành của Hà Nội, các giáo viên được chỉ đạo để tư vấn làm hồ sơ thi vào lớp 10 THPT cho thí sinh làm sao phải đăng ký vào các trường công lập “chắc đỗ”.
Ngược lại, cũng có những thí sinh sau khi phân tích năng lực thực tế, nhà trường định hướng đưa các em vào diện phân luồng học nghề do học lực yếu nhưng cả học sinh và gia đình đều bày tỏ nguyện vọng xin được làm hồ sơ thi vào THPT bằng mọi giá. Tâm lý muốn cho con học lên THPT để bằng bè bạn, vì nghĩ rằng cơ hội để vào ĐH, có được công việc tốt, lương cao, làm cho cha mẹ “nở mày nở mặt”… sẽ khó thành hiện thực nếu con theo học tại các trung tâm bồi dưỡng văn hóa, giáo dục thường xuyên – giáo dục nghề nghiệp là một thực tế phổ biến. Trong khi đó, với hệ thống trường ngoài công lập, không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con theo học do mức học phí cao và tâm lý vẫn tồn tại lâu nay rằng, học sinh không vào được trường công mới bất đắc dĩ phải học trường tư…
Giảm áp lực cho sĩ tử bắt đầu từ phía phụ huynh, trước hết là việc định hướng đúng cho con em mình hướng đi phù hợp với năng lực, sở thích và nguyện vọng học sinh đó. Không đặt kỳ vọng quá sức so với khả năng của các em. Một chiếc áo đẹp đẽ, đắt tiền đến mấy nhưng nếu quá rộng so với người mặc thì không thể đẹp được.
Ở tuổi 15, các sĩ tử hôm nay đang đứng trước nhiều ngã rẽ khác nhau. Áp lực là điều không thể tránh khỏi nhưng ai có thể mãi đứng thảnh thơi ngoài cuộc sống? Chấp nhận cạnh tranh để mình lớn lên và trưởng thành hơn.
Sắp tới đây, kết quả kỳ thi sẽ được công bố với cả nước mắt và nụ cười. Trong hơn 85 nghìn học sinh ở Hà Nội đăng ký thi vào lớp 10 THPT, sẽ có khoảng 34 nghìn em không học trường THPT công lập mà rẽ hướng sang học nghề, học tại trường tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên. Nhưng làm sao để 34 nghìn học sinh và gia đình của các em vui vẻ với hướng đi này thay vì cảm giác chán nản thậm chí sụp đổ vì đã trượt trường công lập là một thách thức đặt ra với không chỉ ngành giáo dục mà là cả hệ thống xã hội. Bởi để thay đổi nhận thức về việc học nghề, lập nghiệp trong bối cảnh vẫn còn khoảng cách khá xa về thu nhập giữa làm thầy so với làm thợ sẽ là khó khăn lớn.
Video đang HOT
Đó là chưa kể sự chênh lệch về chất lượng đào tạo của hệ thống trường nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên – giáo dục nghề nghiệp khiến cho người dân chưa thực sự tin tưởng gửi gắm con em mình vào các cơ sở này. Cuối cùng, cơ hội để liên thông với các bậc học cao hơn sau khi tốt nghiệp các trường này cần phải được thông thoáng để thúc đẩy cơ hội được học tập suốt đời. Có như vậy, những thí sinh không vào được đúng ngôi trường THPT mình mơ ước hay sắp tới là trường ĐH cũng không cảm thấy sụp đổ đến mức đặt dấu chấm hết cho quãng đường học lên cao hơn của bản thân…
Thu Hương
Theo daidoanket
Ngày thứ hai kỳ thi tuyển sinh lớp 10: An toàn, nghiêm túc
Ngày 3-6, hơn 160.000 thí sinh tại Hà Nội và TPHCM tiếp tục bước vào ngày thi thứ hai kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020. So với ngày thi đầu tiên, ngày thi thứ hai đã diễn ra trong không khí thoải mái và không có nhiều áp lực. Hầu hết thí sinh đều đánh giá đề thi năm nay vừa sức, có tính phân loại cao.
TPHCM: Đề thi Toán tăng số lượng câu hỏi thực tế
Đánh giá đề thi môn Toán tại TPHCM, thầy Lê Văn Chương, Tổ trưởng bộ môn Toán, Trường THCS Trần Văn Ơn (quận 1) cho biết, cấu trúc đề thi năm nay giống đề tuyển sinh năm trước nhưng độ khó nhỉnh hơn, đặc biệt ở phần hình học. Trong đó, câu hỏi số 6 về hình học không gian đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc kiến thức hình học, vận dụng tốt công thức mới có thể làm được. Ngoài ra, thầy cho biết, đề thi năm nay có nội dung phù hợp trọng tâm ôn tập, tất cả câu hỏi đều có dạng đề quen thuộc thí sinh đã được ôn tập. Năm nay, tỷ lệ câu hỏi thực tế nhiều hơn năm ngoái góp phần khắc phục tình trạng học tủ, học lệch, phù hợp với tinh thần đổi mới dạy và học trong các trường phổ thông.
Thầy Lê Văn Chương dự đoán, phổ điểm thi năm nay sẽ tương đương năm trước, học sinh có học lực khá, giỏi có thể đạt 7-8 điểm, học sinh trung bình có thể đạt 5-6 điểm.
Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Thanh Tùng, Tổ trưởng bộ môn Toán, Trường THCS Lạc Hồng (quận 10) nhìn nhận, nội dung đề thi trải dài kiến thức trong chương trình học. Trong đó, một số câu hỏi có dữ kiện ra hơi rối, học sinh phải có kỹ năng phân tích dữ kiện mới làm được. Sự phân hóa nằm ở câu hỏi hình học. Riêng câu số 6 liên quan đến kiến thức hình học dù có nội dung nằm trong chương trình sách giáo khoa nhưng do tích hợp thêm một số khái niệm của môn địa lý đã học ở lớp 6 khiến nhiều học sinh quên, không thể vận dụng để giải bài toán.
Ghi nhận tại điểm thi Trường THCS Colette (quận 3), em Huỳnh Quang Lộc, học sinh lớp 9A6, Trường THCS Bàn Cờ là thí sinh đầu tiên rời khỏi điểm thi. "Tuy hoàn thành hết tất cả câu hỏi trong đề thi nhưng em không chắc về đáp án của mình, đặc biệt ở câu tính thể tích trái đất", Quang Lộc cho biết.
Các thí sinh thảo luận sau buổi thi môn Toán tại điểm thi Trường THCS Colette, quận 3, TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Cùng tâm trạng, Nguyễn Thủy Linh, học sinh lớp 9A3, Trường THCS Phan Sào Nam chia sẻ, đề thi có 3 câu khó. Đó là các câu số 3, 4 và 6. Linh giải thích, câu số 3 đề đưa ra một số khái niệm không có trong chương trình sách giáo khoa lớp 9 như "bội số", "số dư". Ngoài ra, câu số 4 yêu cầu tính hằng số với khá ít dữ kiện đi kèm khiến nhiều bạn lúng túng. Đặc biệt, câu số 6 được xem là câu hỏi khó nhất trong đề thi năm nay vì là dạng toán thực tế, lại liên quan khái niệm "hình cầu" trong hình học không gian trong khi nội dung ôn tập trọng tâm của hầu hết học sinh là phần hình trụ.
Cô trò tại một điểm thi ở TPHCM vui mừng kết thúc kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Còn Huỳnh Bảo Long, học sinh lớp 9A4, Trường THCS Bàn Cờ so sánh, đề thi môn Toán năm nay có tỷ lệ các câu hỏi thực tế nhiều hơn lý thuyết. Nếu như năm ngoái, đề thi chỉ có 7 câu hỏi và tập trung phần đại số thì đề năm nay có 8 câu, trong đó phần hình học chiếm tỷ lệ hơn 60% và cũng là những câu hỏi làm khó thí sinh. Tuy nhiên, do là môn thi cuối (đối với thí sinh không đăng ký thi chuyên và tích hợp) nên hầu hết các em đều mang tâm trạng khá thoải mái.
Hà Nội: Môn tiếng Anh và Lịch sử đều "dễ thở"
Tại Hà Nội, sau khi kết thúc buổi thi môn Ngoại ngữ, nhiều thí sinh phấn khởi cho biết hoàn thành bài thi chỉ trong thời gian 40 phút, trong khi thời gian làm bài là 60 phút. Tương tự, đối với môn Lịch sử, nhiều thí sinh đánh giá đề thi năm nay phần nhiều là kiến thức cơ bản, thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa là có thể làm được. Nhìn chung, đề thi không có câu hỏi khó, lắt léo hay đánh đố thí sinh.
Đăng ký nguyện vọng vào Trường THPT Thăng Long, thí sinh Phan Hoàng Hải, học sinh trường THCS Lê Ngọc Hân tự tin dự đoán năm nay sẽ có nhiều bạn đạt điểm 9-10 ở hai môn thi này. Tại điểm thi Trường THPT Trần Phú và THCS Ngô Sỹ Liên, rất nhiều thí sinh hoàn thành bài thi từ rất sớm.
Nguyễn Anh Thư, học sinh Trường THCS Hoàng Văn Thụ cho biết, đề thi Tiếng Anh gồm 40 câu hỏi, trong đó có 32 câu trắc nghiệm và 8 câu tự luận, riêng môn Lịch sử có 40 câu trắc nghiệm nhưng đều dễ thở, liên quan kiến thức đã học trong chương trình.
Với học sinh Hà Nội, đây là năm đầu tiên hai môn tiếng Anh và Lịch sử có mặt trong kỳ thi tuyển sinh. Nhận xét về đề thi môn Lịch sử, cô Nguyễn Thị Phương Anh, giáo viên môn Lịch sử, Trường THCS - THPT Lê Quý Đôn (Mỹ Đình) cho biết, đề thi năm nay không đánh đố thí sinh. Đề nhằm vào kiến thức cơ bản, trọng tâm lớp 9, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức thì đạt điểm cao không khó.
Còn thầy Nguyễn Ngọc Khuê, nguyên giáo viên Trường THCS Tân Trào (quận Hoàn Kiếm) nhận xét, do kỳ thi vào lớp 10 THPT năm nay lần đầu tiên thi hai môn này nên Sở GD-ĐT ra đề theo hướng "an toàn", học sinh chỉ cần ôn luyện tốt kiến thức cơ bản là có thể làm được.
Đối với học sinh TPHCM, ngày thi thứ hai đã khép lại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Trao đổi với PV Báo SGGP vào chiều 3-6, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT TP, cho biết, ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, Sở GD-ĐT sẽ tiến hành các bước làm phách và chấm thi.
Dự kiến ngày 13-6 sẽ công bố kết quả thi, từ ngày 13 đến 15-6 thí sinh có thể nộp đơn chấm phúc khảo tại trường THCS đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi. Ngày 14-6, Sở GD-ĐT sẽ công bố điểm chuẩn lớp 10 các trường chuyên. Ngày 10-7, công bố điểm chuẩn lớp 10 thường các trường THPT công lập trên địa bàn TP.
Riêng đối với học sinh Hà Nội, những thí sinh đã đăng ký vào lớp 10 chuyên các môn Vật lý, Lịch sử, Địa lý, Hóa học và tiếng Anh sẽ tiếp tục hoàn thành bài thi môn chuyên diễn ra vào sáng nay, 4-6.
TPHCM: Nhiều lực lượng tiếp sức thí sinh
Tại điểm thi Trường THCS Colette (quận 3), sau khi kết thúc giờ làm bài thi môn Toán buổi sáng, lực lượng cảnh sát giao thông hỗ trợ an ninh, trật tự tại cổng trường đã phát nước uống cho tất cả thí sinh (ảnh).
Em Nguyễn Bảo Nam, học sinh lớp 9, Trường THCS Bàn Cờ cho biết rất vui và cảm động khi nhận được chai nước suối cùng cái bắt tay, hỏi han ân cần từ các anh cảnh sát giao thông. "Chưa bao giờ hình ảnh các anh cảnh sát giao thông đối với em trở nên gần gũi và dễ thương đến thế. Quà tặng tuy nhỏ nhưng là tấm lòng của các anh dành tặng cho các bạn thí sinh".
Tương tự, tại điểm thi Trường THPT Hùng Vương (quận 5), nhiều thí sinh đã cảm động trước hình ảnh các thầy, cô giáo là cán bộ coi thi chăm sóc một thí sinh nữ bị mệt trước giờ làm bài. Ngay khi phát hiện thí sinh này có biểu hiệu không tốt về sức khỏe trước giờ gọi tên vào phòng thi, một số cán bộ coi thi đã chăm sóc kịp thời cho học sinh này giúp em kịp hồi phục sức khỏe và hoàn thành bài thi một cách tốt nhất.
Khắc phục sự cố trong đề thi môn tiếng Anh
Liên quan đến sai sót do lỗi chính tả trong đề thi môn tiếng Anh, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết, hội đồng chấm thi sẽ xem xét, bàn bạc và xin ý kiến ban chỉ đạo kỳ thi để đưa ra phương án xử lý phù hợp, theo hướng có lợi nhất cho thí sinh. "Thông tin sẽ cộng thêm 0,5 điểm môn tiếng Anh vào mỗi bài làm của thí sinh đang được phụ huynh và thí sinh chuyền tai nhau là không chính xác. Sau khi có phương án xử lý, sở sẽ công bố rộng rãi đến tất cả phụ huynh và thí sinh", đại diện Sở GD-ĐT cho biết.
Tại TPHCM, ghi nhận sau 2 ngày diễn ra kỳ thi, ở 126 điểm thi thường có 718 thí sinh vắng mặt không lý do. Đối với 9 điểm thi chuyên, môn Ngữ văn vắng 58 thí sinh, môn Ngoại ngữ vắng 63 thí sinh và môn Toán vắng 43 thí sinh. Riêng ở buổi thi môn chuyên, tại 9 hội đồng thi chuyên có tất cả 88 thí sinh vắng mặt không lý do. Không có trường hợp thí sinh và giám thị vi phạm quy chế thi.
THU TÂM - PHAN THẢO
Theo SGGP
Con thi trường có tỷ lệ chọi cao nhất Hà Nội, phụ huynh thấp thỏm đợi chờ Kỳ thi vào lớp 10 ở HN không chỉ căng thẳng với các thí sinh, đứng đợi con ngoài trường thi, các phụ huynh cũng không giấu nổi sự thấp thỏm, lo lắng. Tính đến chiều ngày 3/6, nhiều thí sinh thi khối chuyên và không chuyên vào lớp 10 tại Hà Nội đã bắt đầu kết thúc kỳ thi tuyển sinh vào...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bôi kem chống nắng kiểu này, da sẽ nhanh bị lão hóa
Làm đẹp
09:39:52 08/05/2025
Cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm nhằm vào học sinh, sinh viên
Pháp luật
09:35:21 08/05/2025
Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Triệu Vy
Sao châu á
09:29:49 08/05/2025
Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
Sức khỏe
09:29:30 08/05/2025
Màn trình diễn hit 3 tỷ view tại Đại lễ 30/4 nhanh chóng đạt 1 trending, Võ Hạ Trâm có động thái đặc biệt
Nhạc việt
09:26:16 08/05/2025
Bí Đỏ tả thực cuộc sống với Vũ Cát Tường, netizen xót: Thương Tường quá, nhưng kệ nha...
Netizen
09:23:43 08/05/2025
Sơn Tùng M-TP đang toan tính điều gì?
Sao việt
09:20:01 08/05/2025
Google 'đá xoáy' thiết kế thanh camera của dòng iPhone 17
Thế giới số
09:10:35 08/05/2025
Garmin ra mắt thế hệ đồng hồ thông minh vívoactive 6 mới
Đồ 2-tek
08:50:04 08/05/2025
Cho vợ chồng con gái 600 triệu, trông cháu 6 năm nhưng "đổi lại" được 10 triệu của con rể cùng câu nói khiến tôi ngậm ngùi rời đi
Góc tâm tình
08:48:44 08/05/2025