Nuôi con chữ để thoát đói nghèo ở “nơi cùng trời” Yên Bái
Mù Cang Chải có 13 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với tuyệt đại đa số là người dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào Mông chiếm 91%.
Học sinh ở xã Chế Tạo nhận quà do Quỹ GLC trao tặng. (Ảnh: Quang Vinh/TTXVN)
Vào một đêm đầu mùa đổ nước vào ruộng bậc thang ở tỉnh Yên Bái, phóng viên TTXVN nghỉ lại ở thị trấn Mù Cang Chải cùng đoàn từ thiện do cựu nhà báo Phạm Thủy, người thành lập và cũng là Giám đốc quỹ Global languages center – GLC (Trung tâm tiếng Anh toàn cầu), dẫn đầu.
Cơn mưa rừng rất ngắn, đột ngột đến, đột ngột ngừng, nhưng việc chúng tôi ngày mai có đến được xã Chế Tạo hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nó nếu con đường độc đạo bị sạt lở thì có nghĩa là chuyến đi phải gác lại.
Xuất xứ nghèo của một địa danh
Chế Tạo là xã xa nhất của Mù Cang Chải (cách trung tâm huyện 35km) cũng là xa nhất của Yên Bái (cách tỉnh lỵ 250 km) với vô số con đèo dài và rất dốc, được coi là “nơi cùng trời cuối đất.”
Cái tên Chế Tạo nghe có vẻ hiện đại, mang hơi hướng… cơ khí nhưng thực ra nó bắt nguồn từ hai từ trong tiếng Mông “chế” (nhà) và “tẩu” (đậu). Hồi xưa ở trung tâm xã Chế Tạo bây giờ có một cái lán để trông coi nương đậu. Cái “công trình” nhỏ bé đó ở nơi rừng núi âm u, hoang vắng gây ấn tượng đến nỗi Chế Tẩu trở thành địa danh và lâu ngày bị gọi chệch đi thành… Chế Tạo.
Yên Bái là một tỉnh ở vùng Tây Bắc, nằm trong danh sách “10 tỉnh nghèo nhất nước.” Tỉnh thuộc diện nghèo nhất nước có huyện Mù Cang Chải “nghèo nhất tỉnh,” rồi huyện nghèo nhất tỉnh có xã Chế Tạo nghèo nhất huyện…
Tỉnh Yên Bái có 30 dân tộc cùng chung sống (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 54%) trên một địa hình phần lớn là núi cao hiểm trở. Yên Bái mới tự cân đối được 14–15% ngân sách, thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng một nửa mức trung bình của cả nước – GRDP bình quân đầu người/năm khoảng trên 36,74 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo ở mức cao, gấp 3 lần bình quân cả nước.
Mù Cang Chải với 91% dân số là người Mông thuộc diện huyện đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ đặc thù theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Xã Chế Tạo có diện tích 235,4km2 với dân số là 2.500 người (452 hộ), gần như 100% là đồng bào Mông Xi (Mông Hoa). Đá nhiều, đất ít, ở độ trao trên 1.000 m so với mực nước biển, địa hình dốc, thiếu nước, biệt lập, đi lại khó khăn… nên Chế Tạo gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế.
Trước đây, người dân trồng đậu, ngô với năng suất rất thấp. Hiện nay bà con người Mông ở Chế Tạo đã biết cấy lúa nước một vụ tại 158ha ruộng bậc thang. Một phần thu nhập đáng kể của người dân là từ việc trồng thảo quả và cùng với Khu bảo tồn thiên nhiên Chế Tạo tham gia bảo vệ, chăm sóc gần 17.000ha rừng. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã từ trên 80% giảm xuống còn 41%.
Việc đi lại từ trung tâm huyện đến trung tâm xã Chế Tạo đã có sự đổi thay đặc biệt mới đây, khi Nhà nước đầu tư con đường ô tô dài 35km. Chế Tạo là xã cuối cùng của tỉnh Yên Bái có đường ô tô nối trung tâm huyện đến trung tâm xã.
Tuy nhiên, về mùa mưa việc vượt qua con đèo Khau Phạ có chiều dài 27km với màn sương mù mịt và hay bị sạt lở, là điều không dễ dàng.
Chăm chút cho sự nghiệp “trồng người”
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, song tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Mù Cang Chải rất quan tâm đến sự nghiệp “trồng người” và sự đầu tư của Nhà nước cho việc dạy và học cũng không hề nhỏ.
Video đang HOT
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, các chương trình, dự án đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở Yên Bái, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho con em của họ.
Khu Tiểu học của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Tạo (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái). (Ảnh: Quang Vinh/TTXVN)
Yên Bái có 451 cơ sở giáo dục, trong đó 435 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với hơn 6.600 lớp học, hơn 206.000 học sinh. Học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần 60%, trong đó gần một nửa là học sinh nữ. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 40,9%.
Tỉnh Yên Bái có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đặc thù trong các trường chuyên biệt tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Cơ sở vật chất của ngành học mầm non và phổ thông vùng dân tộc thiểu số được quan tâm.
Trên địa bàn tỉnh có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú với 88 lớp, gần 3.000 học sinh, trong đó 2.615 học sinh ở cấp trung học cơ sở; 826 học sinh ở cấp trung học phổ thông.
Riêng với huyện Mù Cang Chải, sự nghiệp giáo dục thực sự là một hành trình “cõng chữ lên non” suốt hơn sáu thập niên qua.
Huyện Mù Cang Chải được gây dựng nên vào năm 1957, tách ra từ châu Nghĩa Lộ và châu Than Uyên thuộc Khu tự trị Tây Bắc. Lúc đó tỷ lệ mù chữ là gần như 100%. Toàn huyện chỉ có 3 cán bộ được phân công dạy bổ túc văn hóa mà chưa qua trường lớp sư phạm.
Tháng 8/1959 huyện đón 14 thầy giáo từ miền xuôi lên theo quyết định của Thủ tướng Chính nhằm thanh toán nạn mù chữ cho cán bộ, đồng bào miền núi.
Đến tháng 11/1959 Mù Cang Chải mở 13 lớp vỡ lòng với 300 học sinh, 14 lớp bổ túc văn hóa với 350 học viên.
Trải qua 24 năm phấn đấu kể cả trong chiến tranh lẫn thời bình, ngành giáo dục của Mù Cang Chải đã đạt tới đỉnh cao vào năm 1983, khi Trường Phổ thông liên cấp 2-3 đầu tiên ra đời với tổng số 19 giáo viên, 7 lớp học và 165 học sinh.
Vào những năm đầu thập kỷ 80, tình trạng mất mùa, đói kém đã tác động mạnh mẽ tới ngành giáo dục huyện Mù Cang Chải, ảnh hưởng đến tư tưởng cán bộ, giáo viên – mỗi năm có khoảng 35 – 45% giáo viên làm đơn xin chuyển vùng công tác, hàng loạt giáo viên bỏ việc.
Năm học 1980-1981 trên địa bàn huyện giảm 15% số lớp, số học sinh bỏ học trung bình ở mức 28,5% và có những điểm trường “trắng,” không có học sinh.
Mãi đến năm học 1990-991 tình trạng giáo viên bỏ việc, xin chuyển công tác mới được khắc phục; cơ sở vật chất, mạng lưới trường lớp, số lượng, chất lượng lớp học dần được củng cố.
Ngành giáo dục của Mù Cang Chải có 18 trường với 98 lớp học và 1.506 học sinh, đội ngũ giáo viên tăng 64% so với năm 1966, hội giảng cấp huyện lần đầu tiên được tổ chức với 4 giáo viên đạt loại giỏi cấp huyện.
Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển mạnh mẽ, mạng lưới trường lớp được mở rộng với 38 trường học từ mầm non đến trung học phổ thông và 1 trung tâm giáo dục dạy nghề – giáo dục từ xa.
Hệ thống các trường mầm non phát triển đến các xã, thôn bản, tỷ lệ thu hút học sinh đến lớp tăng cao. Hiện tại huyện có 1.330 cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (chiếm 100%); tất cả các bản làng của 14 xã, thị trấn huyện Mù Cang Chải đều có cơ sở giáo dục.
Cùng với sự đầu tư to lớn, các chính sách phát triển kinh tế và an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng vươn lên của người dân thì sự nghiệp “trồng người” của ngành giáo dục cũng đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Mù Cang Chải.
Mù Cang Chải có 13 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn với tuyệt đại đa số là người dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào Mông chiếm 91%; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, tập quán canh tác lạc hậu.
Trước đây, người Mông luôn bằng lòng với những gì mình có, thiếu ý chí vươn lên. Nhờ chính quyền tuyên truyền, hỗ trợ, nhờ sự giáo dục, nâng cao dân trí mà hiện nay người dân đã dần chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa. Bà con biết trồng cây có năng suất cao, chăn nuôi với quy mô lớn để đưa ra thị trường, một số gia đình phát triển du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả kinh tế khá.
Mù Cang Chải chủ trương giúp người dân giảm nghèo theo hướng bền vững là hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm. Huyện phấn đấu đến cuối năm 2020, số lao động đã qua đào tạo đạt 35,5%, số lao động qua đào tạo nghề đạt 21,3%, số lao động được học nghề là 2.600 người (trong đó số lao động nghèo, cận nghèo dự kiến sẽ tham gia chương trình là trên 70%)./.
Top 10 trường ĐH chỉ dành cho con nhà giàu ở Việt Nam: VinUni leo top 1, RMIT tụt hạng, có vài cái tên lạ hoắc
Để theo học các trường con nhà giàu này, sinh viên luôn cần nỗ lực học tập gấp đôi vì nhiều khi chỉ cần trượt vài môn là đi tong cả gia tài.
Trường học luôn được coi là một nhân tố quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp trồng người. Học đại học không phải là chuyện ngày một ngày hai có thể hoàn thành, vậy nên mức học phí trong suốt 4 năm học dài đằng đẵng luôn là mối bận tâm không nhỏ đối với sinh viên từ quê lên thành phố học tập.
Nhắc đến những trường đại học có học phí cao ngất ngưởng không thể bỏ qua những cái tên đình đám như Vin University, ĐH RMIT... Để nhận được tấm bằng từ các trường đại học này, ngoài việc nỗ lực học tập thì sinh viên phải chi trả kha khá học phí từ hàng trăm triệu cho đến cả tỷ đồng. Một số nơi sinh viên phải nỗ lực gấp đôi vì chỉ cần trượt 1 môn là đi tong cả gia tài.
Cùng khám phá học phí các trường đại học "con nhà giàu" nhé!
1. Vin University (VinUni)
Là "tân binh" nhưng học phí của trường đại học này đã vươn lên hàng top và chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng học phí. Chi phí hàng năm ước tính đối với 1 sinh viên đại học là 35.000 USD (khoảng 812 triệu đồng). Một năm có 2 học kỳ tương đương với 416 triệu đồng/kỳ. Như vậy sau 4 năm học đại học, tổng học phí nơi đây lên đến 2,4 tỷ đồng. Mức học phí này tương đương với chi phí đào tại Mỹ hay Úc.
Nếu so sánh mức học phí của VinUni so với mặt bằng chung tại Việt Nam là cao hơn hẳn và xấp xỉ chi phí học tập tại các nước phát triển. Nhưng trường cũng cung cấp nhiều gói hỗ trợ tài chính với mức 50%, 70% và 80% chi phí đào tạo cho các sinh viên chưa đủ điều kiện tài chính nhưng vẫn phù hợp tiêu chí tuyển sinh của trường. Trong 5 niên khóa đầu tiên, tất cả sinh viên VinUni sẽ nhận hỗ trợ ít nhất 35% chi phí, tương đương khoảng 12.000-14.000 USD/năm trong suốt thời gian học tập.
2. Đại học Fullbright Việt Nam (FUV)
Đứng thứ hai trong danh sách các trường "con nhà giàu" là đại học Fullbright Việt Nam với mức học phí công bố năm học 2019-2020 là 467,7 triệu đồng tương đương với 234 triệu đồng/kỳ (mỗi năm 2 học kỳ). Bên cạnh đó, sinh viên cũng phài đóng thêm phí ăn ở là 70,1 triệu đồng/năm. Đây là trường tư thục độc lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập vào năm 2016.
3. Đại học Mỹ tại Việt Nam (AUV)
Trường Đại học AUV được thành lập năm 2015 có địa chỉ tại Đà Nẵng và tọa lạc trong khuôn viên hơn 30 hecta. Đây là trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Một năm học của AUV chia làm 2 kỳ với mức học phí 160 triệu đồng/kỳ (thay đổi theo từng ngành) trong năm đầu.
4. Đại học RMIT
Nói về những trường có học phí đắt đỏ hàng đầu Việt Nam chắc chắn phải nhắc đến đại học RMIT - trường con nhà giàu. Theo công bố trên website của trường thì học phí toàn khóa chương trình đại học năm 2020 có ngành thấp nhất khoảng 867 triệu đồng, một số ngành lên đến hơn 1,1 tỷ đồng (các ngành thuộc khoa Khoa học và Công nghệ). Như vậy, tiền học phí dao động từ 289 - 300 triệu đồng/năm.
5. Đại học Việt Pháp
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH - hay còn gọi trường Đại học Việt Pháp) được thành lập theo Hiệp định Liên chính phủ giữa Việt Nam và Pháp năm 2009. Theo công bố trên website thì năm học 2019-2020, học phí ngành Kỹ thuật hàng không là 98 triệu đồng/năm, các ngành khác là 47 triệu đồng/năm.
6. Đại học Quốc tế Sài Gòn
ĐH Quốc tế Sài Gòn là một trong những trường đại học chuẩn quốc tế tại Việt Nam, có chương trình đào tạo bằng tiếng Anh hoàn toàn và chương trình đào tạo bằng tiếng Việt theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Tùy vào số lượng tín chỉ mà mức học phí từng kỳ thay đổi sẽ khác nhau nhưng nhìn chung, học phí cả năm dao động từ 61 - 67 triệu đồng, thấp nhất với 2 ngành là Khoa học máy tính và Kỹ thuật phần mềm.
7. Đại học Anh Quốc (BUV)
Cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế và dịch vụ sinh viên tốt là những yếu tố khiến mức học phí của trường Đại học Anh quốc luôn lọt top dẫn đầu. Sinh viên BUV sẽ được cấp bằng trực tiếp chương trình cử nhân của ĐH Staffordshire và ĐH London. Mức học phí/kỳ rơi vào khoảng 57,5 triệu đồng và để nhận bằng đại học BUV thì sinh viên sẽ phải đóng tổng số tiền hơn 800 triệu đồng.
8. Đại học Tân Tạo
Sinh viên Đại học Tân Tạo một năm có 2 kỳ chính, có thể đăng ký thêm một kỳ Summer. Thông thường 1 sinh viên có thể đăng ký học 5-7 môn tương ứng vơi 15-21 tín chỉ trong một học kỳ. Mức học phí các ngành dao động từ 33 - 47 triệu đồng/kỳ khi học phí ngành cao nhất thuộc lĩnh vực Y khoa.
9. Đại học Việt Đức
Học phí áp dụng cho sinh viên Việt Nam tại Đại học Việt Đức dao động từ 74 - 80 triệu đồng/năm (mỗi năm có 2 học kỳ). Cụ thể, ngành Quản trị Kinh doanh, Tài chính và Kế toán... sẽ đóng khoảng 39 triệu đồng/kỳ. Đối với nhóm ngành Kỹ thuật điện và máy tính, Kiến trúc thì sinh viên sẽ đóng học phí thấp hơn gần 37 triệu đồng.kỳ.
10. Đại học FPT
Học phí chương trình chính khóa với 9 học kỳ (bao gồm cả giai đoạn thực tập tại doanh nghiệp) với thời lượng học mỗi kỳ 4 tháng. Học phí chuyên ngành của sinh viên FPT dao động 25,3 triệu đồng/học kỳ. Ngoài ra còn có học phí Chương trình dự bị tiếng Anh dành cho sinh viên chưa đủ trình độ tiếng Anh tương đương chuẩn TOEFL iBT 80 hoặc 6.0 IELTS hoặc quy đổi tương đương.
Những sinh viên đã có chứng chỉ chính thức theo các chuẩn trên được miễn học chương trình này. Những sinh viên khác được phân vào các mức học tương ứng với trình độ của mình thông qua bài kiểm tra xếp lớp đầu khóa học được tổ chức trước lễ khai giảng. Sinh viên cần đạt mức tiếng Anh cao nhất trước khi bắt đầu chương trình chính khóa. Số mức học tối đa là 6 mức, học phí: 10,350,000 VNĐ/mức với thời lượng học mỗi mức: 2 tháng.
Thầy giáo trẻ truyền đam mê nghiên cứu khoa học cho học sinh vùng cao Từ bỏ công việc ổn định, thầy Đỗ Văn Minh xin vào dạy học tại ngôi trường vùng sâu. Thầy giáo trẻ luôn đồng hành với học sinh đồng bào dân tộc tham dự nhiều cuộc thi về nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Tìm về ngôi trường THPT Nguyễn Thái Học (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, Gia Lai) giữa những...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Real thất bại nhưng Mbappe đại thành công
Sao thể thao
06:54:05 16/05/2025
Vợ Quang Hải sang chảnh về nhà chồng vẫn phải làm điều này, lần đầu thắng Hải My
Netizen
06:52:50 16/05/2025
Lộ diện 3 phim Việt so kè tại rạp dịp lễ 2/9
Phim việt
06:50:56 16/05/2025
Dàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việc
Sao việt
06:38:07 16/05/2025
Lý do thật sự khiến Jeon So Min rời Running Man
Sao châu á
06:19:18 16/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 3: Chung Sở Hi đẹp phát sáng, cùng Chompoo Araya "chặt chém" Irina Shayk và cả Hoa hậu Hoàn vũ
Sao âu mỹ
06:16:10 16/05/2025
Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà
Sức khỏe
06:13:14 16/05/2025
Cách nấu 3 món ăn giúp trẻ lâu, da hồng hào săn chắc nhưng giá cực rẻ
Ẩm thực
06:10:10 16/05/2025
Demi Moore kể hậu trường cảnh bikini biểu tượng trong 'Charlie's Angels'
Hậu trường phim
06:07:34 16/05/2025
10 phim 18+ gây tranh cãi nhất LHP Cannes 10 năm qua (P.1): Đến diễn viên cũng phải bỏ về
Phim âu mỹ
05:55:10 16/05/2025