Nuôi lợn trên đất đại học, trồng lúa giữa khu công nghệ cao
Những đàn lợn, đàn dê, vịt được nuôi trên đất dự án xây trường đại học; những cánh đồng lúa, sắn bát ngát nằm giữa trung tâm khu công nghệ cao. Trên những mảnh đất bỏ hoang, nhiều người đang tranh thủ kiếm thêm.
Hoà Lạc – Thạch Thất (Hà Nội), nơi quy tụ các dự án trọng điểm của nhà nước như Đại học Quốc gia Hà Nội, Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Nhưng hơn 10 năm nay nhiều dự án căng biển quy hoạch vẫn còn dở dang, tạo cơ hội cho người dân tăng gia sản xuất trên những khu đất bỏ hoang này.
Ngoài dự án Ban quản lý dự án đại học Quốc gia Hà nội đang xây dựng, các khu đất khác thuộc dự án này vẫn bỏ hoang lâu nay. Điển hình các trang trại lợn – dê lấy thịt mọc lên được người dân sử dụng khi mà chưa biết lúc nào dự án cần lấy đến.
Những cánh đồng lúa, sắn bát ngát nằm giữa trung tâm khu công nghệ cao được nông dân tận dụng để phát triển kinh tế trong lúc các dự án công trình nơi đây vẫn còn bỏ hoang.
Trang trại dê – lợn rừng năm trên đất dự án Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cánh đồng lúa nằm giữa trung tâm khu công nghệ cao Hòa Lạc, cách đó khoảng chừng 300m
Video đang HOT
Tận dụng đất khi dự án chưa xây dựng, người dân trồng sắn tăng thêm thu nhập.
Sắn được trồng bạt ngàn trên các khu đồi.
Trâu bò gặm cỏ trên các khu đất dự án bỏ hoang.
Trâu bò thong thả trên đường, trước cổng khu chế xuất phần mềm FPT
Trang trại vịt hàng trăm con được thả nuôi cách Ban quản lý khoảng 100m.
Theo Tuấn Linh
Vietnamnet
Thu hồi "đất treo" xây trường học
Theo đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Vũ Hồng Khanh vừa ra quyết định thu hồi gần 12.633 m2 đất thuộc 2 dự án bất động sản chậm triển khai để ưu tiên đầu tư xây dựng trường học, nhà văn hóa.
Nhiều trường học nội thành phải tận dụng cả vỉa hè cho học sinh vui chơi
Thu hồi 2 dự án treo hơn 14 năm
Hai dự án bất động sản bị UBND TP Hà Nội thu hồi đất lần này cùng nằm trên địa bàn quận Ba Đình. Cụ thể, TP thu hồi 9.771m2 đất tại khu vực ao Út Tu, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình do Công ty Xây dựng phát triển nhà Ba Đình nay là Công ty CP Tập đoàn đầu tư Ba Đình triển khai. Khu đất này đã được UBND TP giao cho doanh nghiệp này từ đầu tháng 3-1998 để thực hiện dự án xây dựng nhà ở để bán, nhưng chậm triển khai thực hiện, vi phạm các quy định của Luật Đất đai.
Khu đất thứ 2 bị thu hồi có diện tích 2.862m2 đất tại khu vực hồ Thương Binh, phường Kim Mã, quận Ba Đình cũng do Công ty trên triển khai, được UBND TP giao đất từ tháng 2-1999 để thực hiện dự án xây dựng nhà ở bán. UBND TP nêu rõ, lý do thu hồi là cả 2 dự án này đều chậm triển khai thực hiện, vi phạm Khoản 12, Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 quy định về các trường hợp thu hồi đất.
Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh đã giao diện tích đất nói trên cho UBND quận Ba Đình quản lý, tổ chức GPMB và lập dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ông Vũ Hồng Khanh yêu cầu: "Ưu tiên sử dụng làm trường học, trường mầm non, nhà văn hóa". UBND quận Ba Đình phải có báo cáo, đề xuất với UBND TP Hà Nội trong thời hạn 6 tháng kể từ 26-9-2013 (ngày ký quyết định thu hồi).
Ngày 3-10, trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô về hai trường hợp thu hồi đất nói trên, ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, để đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, thực hiện chỉ đạo của UBND TP, Sở TN-MT Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các quận, huyện kiểm tra, phát hiện và đề xuất các biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai. Đây là việc làm cần thiết, thường xuyên để đảm bảo trật tự kỷ cương đô thị. Ông Nguyễn Trọng Đông nói: "Việc thu hồi các diện tích đất vi phạm pháp luật đất đai, bỏ hoang hóa, sử dụng kém hiệu quả... để chuyển sang phục vụ các mục đích công cộng (như trường học, nhà văn hóa) là chủ trương hết sức đúng đắn, đáp ứng yêu cầu sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí".
Một khu đất bỏ hoang ở quận Tây Hồ trong khi quận này đang đề xuất xây mới 7 trường học
Đang xem xét nhiều địa chỉ khác
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, bà Phạm Thị Hồng Nga cho biết, tổng hợp nhu cầu từ 12 quận, huyện cho thấy, cần xây dựng mới 290 trường học (mầm non, tiểu học và THCS) trong những năm tới. Trong đó, nhiều quận nội thành như Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy đều đề xuất xây mới từ 12 tới 29 trường học. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, nhất là tại các quận nội thành, bởi quỹ đất gần như không còn.
Để giải quyết bức xúc việc thiếu quỹ đất xây dựng trường học, đầu tháng 8-2013, một số quận nội thành đã đề nghị thu hồi nhiều diện tích đất ở vị trí đắc địa để xây dựng trường học. Đáng chú ý, nhiều khu đất trong diện đề xuất đang bị bỏ hoang hóa, sử dụng kém hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật đất đai. Đơn cử, UBND quận Tây Hồ đề xuất 10 địa điểm, trong đó, có một số khu đất khá rộng như 3.158m2 đất tại số 4 ngõ 108 An Dương, phường Yên Phụ; 2.133m2 đất tại số 17-19 Thụy Khuê đang để hoang hóa, sử dụng không hiệu quả. UBND quận Tây Hồ đề xuất thu hồi để mở rộng xây dựng trường mầm non Chu Văn An. UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất 7 địa điểm để xây mới một số trường công lập mầm non và THCS như 1.800m2 phố Hàng Khoai; 1.000m2 tại số 88 Hàng Buồm... Quận Hai Bà Trưng cũng đưa ra 13 địa điểm cần thu hồi để xây trường học như khu đất diện tích 2.500m2 tại số 114 Mai Hắc Đế, phường Bùi Thị Xuân; 4.000m2 đất tại 67 Ngô Thì Nhậm, phường Ngô Thì Nhậm; 465m2 đất tại 60 Ngô Thì Nhậm...
Với các đề xuất trên, ông Nguyễn Trọng Đông cho biết, Sở TN-MT sẽ phối hợp với các quận, huyện để xem xét từng trường hợp cụ thể. Nếu xác định đủ căn cứ, Sở TN-MT sẽ lập hồ sơ, trình UBND TP xem xét, quyết định thu hồi với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, nhằm sớm đưa đất vào sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, trong đó, ưu tiên các công trình công cộng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Chính Trung
Theo ANTD
Không chốt được đền bù GPMB, dự án nằm im Hà Nội đã và đang đầu tư nhiều dự án nông nghiệp để có những nông sản sạch, song đến nay, vẫn chưa dự án nào ra đầu ra đũa. Từ dự án hoa công nghệ cao Tây Tựu đến đề án sản xuất rau an toàn, đặc biệt, dự án sản xuất rau an toàn tại Đan Phượng với diện tích lên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' CA vào cuộc, nhân viên y tế đình chỉ, bé thoát nạn

Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ dự án khách sạn Mường Thanh - Buôn Ma Thuột

Công an tạm giữ xe đạp điện để điều tra sau khi làm việc với mẹ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Hủy quyết định không khởi tố, vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long sẽ được lật lại ra sao?

Toàn cảnh vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm
Có thể bạn quan tâm

Không nên bỏ qua kem chống nắng khi làm việc trong nhà
Làm đẹp
11:23:33 06/05/2025
Huyền thoại Skype chính thức đóng cửa vĩnh viễn
Thế giới số
11:21:28 06/05/2025
Top 3 con giáp bước sang vận đào hoa rực rỡ: Tình cũ quay về, người mới cũng tới, trái tim chẳng biết chọn ai
Trắc nghiệm
11:21:24 06/05/2025
Hà Giang, Hội An lọt top điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
11:21:05 06/05/2025
Bảng giá điện thoại Realme tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm mới
Đồ 2-tek
11:20:41 06/05/2025
Dương Địch sao nam xấu nhất Cbiz, Gen nhan sắc bị em ruột 'giật' sạch là ai?
Sao châu á
11:14:58 06/05/2025
Hoà Minzy "xía" vô chuyện của Võ Hạ Trâm và Duyên Quỳnh, nói câu sốc
Sao việt
11:10:04 06/05/2025
Bí quyết chọn trang phục chơi pickleball vừa đa chức năng vừa sành điệu
Thời trang
11:04:08 06/05/2025
Rơi máy bay, 5 người sống sót sau 2 ngày giữa đầm lầy Amazon đầy cá sấu
Thế giới
10:46:20 06/05/2025
Trước tiết Lập Hạ, đừng để cơ thể "bốc hỏa": 4 loại rau mùa hè nên ăn - mát lành, dễ nấu, cực đưa cơm
Ẩm thực
10:44:20 06/05/2025