Nuôi tôm 3 giai đoạn là gì mà con nào cũng nhanh lớn, ít phải dùng hóa chất, kháng sinh?
Nhằm góp phần tăng năng suất, chất lượng tôm nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho bà con nông dân, thời gian qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc.
Nuôi tôm 3 giai đoạn, áp dụng công nghệ Biofloc là quy trình nuôi mới, lần đầu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, song mô hình đã mang lại kết quả khả quan trong việc giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí thức ăn, ít phải sử dụng thuốc kháng sinh hay hóa chất trong ao nuôi.
Giám sát thực hiện mô hình hiệu quả
Vừa qua, tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị phối hợp chính quyền địa phương tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc.
Tham gia thực hiện mô hình, các hộ dân được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị hỗ trợ ban đầu 50% chi phí tôm giống và 40% chi phí thức ăn công nghiệp cho tôm nuôi, phần còn lại hộ dân tham gia mô hình đóng góp để thực hiện theo yêu cầu của chương trình.
Thu hoạch tôm trong ao nuôi áp dụng mô hình nuôi thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc tại xã Hải An, huyện Hải Lăng(QuảngTrị). Ảnh: V.T
Quảng Trị có tổng diện tích nuôi tôm hơn 1.000ha. Khi nông dân thực hiện theo quy trình nuôi tôm 3 giai đoạn, kết hợp xử lý môi trường ao nuôi bằng Biofloc sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, an toàn vệ sinh môi trường, giảm nguy cơ dịch bệnh.
Bên cạnh hỗ trợ một nửa chi phí đầu vào (tôm giống, thức ăn cho tôm), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị còn chuyển giao quy trình khoa học kỹ thuật để hộ dân thả nuôi theo đúng quy trình, đạt hiệu quả.
Trước đó, vào tháng 6, đơn vị đã chuyển giao mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc cho hộ gia đình ông Phan Thanh Tôn ở thôn Tây Tân An, xã Hải An, huyện Hải Lăng thực hiện, với quy mô 400.000 con tôm giống.
Video đang HOT
Hệ thống ao nuôi mô hình tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc được thiết kế gồm 3 ao: 1 ao ương giai đoạn 1 với diện tích 200m2 được lót bạt hoàn toàn, bố trí hệ thống oxy, mái che bằng lưới lan; 1 ao nuôi giai đoạn 2 diện tích 1.000m2 và 1 ao nuôi giai đoạn 3 diện tích 2.000m2. Ngoài ra, còn có hệ thống ao lắng và ao xử lý nước.
Theo đó, chủ mô hình tiến hành thả 400.000 con giống tôm thẻ post 12 vào ao ương và nuôi trong vòng 1 tháng. Khi tôm đạt kích cỡ 900 con/kg sẽ chuyển sang ao nuôi thứ 2. Trong giai đoạn 2 nuôi tôm nuôi 1,5 tháng khi đạt kích cỡ 145 con/kg thì chuyển sang ao nuôi thứ 3.
Việc áp dụng quy trình tạo Biofloc cũng như quy trình nuôi tôm 3 giai đoạn đã giúp cho môi trường ao nuôi sạch hơn và thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lý. Do vậy tôm sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh.
Sau 4 tháng nuôi, kết quả cho thấy tỷ lệ tôm sống ước đạt 75%, khối lượng bình quân 55 con/kg, sản lượng gần 5,5 tấn tôm thương phẩm. Với giá bán tôm thẻ 150.000 đồng/kg, ước tính mang về cho hộ dân lợi nhuận gần 300 triệu đồng.
Thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển bền vững
Một hộ nuôi tôm khác ở thôn Thuận Đầu, xã Hải An là anh Đặng Minh Đức cho biết: “Được Nhà nước hỗ trợ nuôi tôm theo giai đoạn nên năng suất đạt cao hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống. Nuôi ương 1 tháng, cộng với đưa ra đây gần 2 tháng thì trọng lượng theo đầu con đạt khoảng 60 con/kg, tính ra lợi nhuận cao hơn so với các vụ trước bởi thời gian nuôi ngắn hơn, dịch bệnh cũng được kiểm soát chặt nên chi phí thức ăn, tiền điện và các chi phí khác giảm xuống”.
Lãnh đạo Phòng NNPTNT huyện Hải Lăng cho biết, nhằm hạn chế rủi ro đối với người nuôi tôm, Phòng NNPTNT thường xuyên kết hợp cán bộ khuyến nông tuyên truyền, khuyến cáo người dân vệ sinh ao nuôi và chọn con giống đảm bảo, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm hạn chế dịch bệnh, bảo đảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Trung Hậu – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho biết, việc triển khai xây dựng mô hình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn phù hợp với chủ trương chính sách của tỉnh về phát triển con tôm.
Với tổng diện tích nuôi tôm trên địa bàn hơn 1.000ha, khi nông dân thực hiện theo quy trình nuôi tôm 3 giai đoạn, kết hợp xử lý môi trường ao nuôi bằng Biofloc sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, an toàn vệ sinh môi trường, giảm nguy cơ dịch bệnh. Cũng nhờ tôm trong mô hình ít bị dịch bệnh, nên người nuôi cũng không tốn nhiều chi phí thuốc kháng sinh, hóa chất so với cách nuôi thông thường.
Việc triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Biofloc sẽ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm mới cho bà con nông dân, rút ngắn thời gian nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đà Nẵng: Đào ao nuôi 2 con tôm thẻ và cua biển, cả làng cùng đổi đời
Nhiều năm trở lại đây, đời sống bà con nông dân ở thôn Trường Định (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) trở nên khấm khá nhờ đào ao nuôi tôm, cua và nuôi cá.
Trong đó, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và cua biển đem lại mức thu nhập cao, giúp nhiều hộ dân đổi đời.
Giàu lên nhờ nuôi con đặc sản
Đến thôn Trường Định nằm ven sông Cu Đê, ai cũng sẽ ngỡ ngàng bởi cảnh sắc thiên nhiên hữu tình và con người chân quê hiền hòa. Đi đến đâu cũng gặp những ruộng dưa xanh ngát, những cánh đồng lúa trĩu bông, và ấn tượng nhất là những ao hồ nuôi tôm, cua, cá bè - những vật nuôi đặc sản đã góp phần tạo nên một làng quê sinh thái yên bình, trù phú.
Đời sống bà con ở thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng trở nên khấm khá hơn nhờ nuôi tôm, cua và cá. Ảnh: Đại Nghĩa
Ông Đỗ Trực (54 tuổi) là người có 15 năm kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng tại thôn Trường Định, đồng thời cũng là Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi tôm, cua Trường Định. Ông cho hay, cả thôn hiện có 30 hộ đang tham gia nuôi trồng thủy sản.
"Bắt tay vào thử nghiệm nuôi tôm thẻ từ năm 2005 và qua nhiều đợt tập huấn, tôi cùng nhiều hộ dân trong thôn đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi tôm. Với lợi thế từ nguồn nước lợ ven sông, tôm thẻ ở đây phát triển tốt, ít khi bị dịch bệnh nên đem lại sản lượng cao, bà con lên đời cũng nhờ đó" - ông Trực hào hứng nói.
Hiện ông Trực có 8.000m2 ao hồ nuôi trồng hai vụ: Vụ 1 nuôi tôm (90 ngày), vụ 2 nuôi cua (75 ngày). Trung bình, mỗi vụ tôm đạt sản lượng 3 tấn, thu về khoảng 300 triệu đồng, trừ hết chi phí thì ông Trực còn lãi hơn 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, mô hình nuôi xen canh cua và tôm cũng đem lại nguồn lợi đáng kể cho gia đình ông Trực. Vụ 2 năm nay, ông Trực xuống giống 1.000 con cua, sản lượng ước tính đạt 200kg, với giá bán trên thị trường như hiện nay ông tính sẽ lãi khoảng 60 triệu đồng. Như vậy, từ các hồ nuôi tôm và cua, ông Trực lãi ròng trên 160 triệu đồng/năm.
Cua nuôi đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân Trường Định.
Ông Trực vừa kiểm tra chất lượng cua vừa cho hay, tuy cua dễ nuôi và ít công chăm sóc nhưng mức lãi thu được thấp hơn so với nuôi tôm thẻ chân trắng.
Đối với tôm, người nuôi phải canh chừng ao 24/24 giờ, cho ăn 4 lần/ngày và thường xuyên chạy quạt nước, sục khí oxy, kiểm tra tình hình sinh trưởng để kịp thời phát hiện các yếu tố bất thường.
Nếu thời tiết nắng nóng, tôm thẻ rất dễ mắc bệnh đốm trắng, gan tụy nên nếu không nắm vững kỹ thuật, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh thì nguy cơ mất trắng rất cao.
Mong được đầu tư thành vùng chuyên canh
Ông Trương Tấn Mạnh - Chủ tịch UBND xã Hòa Liên cho biết, nhiều năm qua mô hình nuôi trồng thủy sản tại thôn Trường Định đem lại hiệu quả cao cho hàng chục hộ dân nơi đây, cũng nhờ nuôi tôm, cua, cá mà nhiều hộ ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu, tiêu biểu như các hộ ông Đỗ Trực, Trương Thu...
Hiện diện tích ao hồ nuôi tôm, cua tại thôn Trường Định khoảng 30ha, tuy nhiên việc sản xuất của bà con chủ yếu mang tính tự phát, chưa được quy hoạch theo vùng chuyên canh. Chính vì vậy, việc áp dụng nuôi trồng thủy sản theo các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm còn nhiều trở ngại.
Ông Trực cho hay, hầu hết bà con ở đây nuôi theo kinh nghiệm là chính, trong đó các yếu tố quan trọng nhất quyết định vụ nuôi thắng hay thua là chất lượng con giống khỏe, nguồn nước sạch và nắm rõ quy trình kỹ thuật nuôi. "Nếu con giống không đạt chuẩn thì sinh trưởng kém, dễ mắc dịch bệnh. Bên cạnh đó, ao hồ chưa được quy hoạch theo vùng chuyên canh nên bà con gặp nhiều khó khăn trong xử lý nước thải, khiến chất thải nuôi trồng nhiều năm đang bị tồn đọng.
Mặc dù các hộ nuôi đều có ao chứa nước nhằm xử lý nước trước và sau khi nuôi trồng, tuy nhiên, ông Trương Thu - một hộ nuôi thủy sản tại thôn Trường Định vẫn không khỏi trăn trở: "Nguồn nước nuôi trồng thủy sản đang bị ô nhiễm bởi chất thải, mầm bệnh dù được xử lý kỹ nhưng vẫn rất lo ngại. Chỉ cần một ao nhiễm bệnh thì theo nguồn nước, những ao lân cận cũng không cứu chữa kịp. Do đó, vụ tôm vừa qua, cả thôn Trường Định chỉ có 6 hộ nuôi không bị nhiễm bệnh là trúng lớn".
Với 3.500m2 diện tích ao hồ nuôi tôm cua, ông Thu lãi ròng 140 triệu đồng/năm. Chính nhờ con tôm, con cua, mà đời sống gia đình ông Thu và nhiều hộ dân trong thôn Trường Định ngày càng khá giả, nhà cửa khang trang, nuôi con cái ăn học...
"Chúng tôi rất mong được chính quyền địa phương quan tâm, đầu tư quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản để đảm bảo vệ sinh môi trường, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố về nguồn nước, chất thải, dịch bệnh..., từ đó tạo thành chuỗi liên kết sản xuất bền vững hơn cũng như khẳng định chất lượng tôm, cua Trường Định" - ông Đỗ Trực bày tỏ.
Bạc Liêu: Nuôi tôm công nghệ cao thế nào để cứ 1ha cho thu tới 23 tỷ đồng? Đây là một bước thành công bất ngờ của mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong bể tròn nổi tại tỉnh Bạc Liêu. Doanh thu của mô hình nuôi tôm công nghệ cao này lên đến 23 tỉ đồng/ha/năm. Con số cao nhất từ trước đến nay tại các tỉnh nuôi tôm nước lợ phía Nam. Ngày 31.7, ông Lưu Hoàng Ly,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?
Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị
Sao việt
23:26:25 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025