Ở đời, mấy ai có thể?
Người ta chỉ nhìn thấy cô cao thượng, bao dung, đâu đếm được ngày cô đau buồn mấy lần, bị bao ánh mắt dò xét lẫn thương hại khi làm người đàn bà đi bên lề hạnh phúc của chồng mình.
Đi thăm đồng nghiệp trong bệnh viện, tôi thoáng thấy bóng dáng quen quen. Chạy lên nhìn, tôi mừng rỡ nhận ra cô hàng xóm ngày xưa khá thân, ngày bé mẹ tôi thường gửi chị em tôi qua cô mỗi khi ba mẹ đi làm về muộn.
Tôi hỏi cô vào viện làm gì, đi khám hay thăm ai, cô ngập ngừng một chút rồi nhỏ giọng: “Ổng nằm trong này mấy tháng rồi!”. “Ổng” đây là chồng cô, nói chính xác là chồng cũ.
Cô là giáo viên cấp một, nói như mẹ chồng cô thì “cái nghề này như món đồ trang sức chứ lương thưởng được bao nhiêu”. Mấy lần bà nói cô bỏ nghề về trông coi người làm, nhưng cô không bỏ được. Do lệ thuộc kinh tế nên chồng cô chỉ nghe lời mẹ. Mặt khác, cô chỉ sinh được một đứa con gái nên bị mẹ chồng chèn ép đủ đường. Khi con gái cô lên năm tuổi, chồng cô có người khác, và còn sinh con trai.
Ảnh minh họa
Cô một mình nuôi con gái khôn lớn, hàng tháng vẫn đưa con về thăm nội và ba. Khi người vợ sau của chồng bị tai biến khi sinh con, cô mang đứa trẻ về nuôi cho chồng cũ rảnh tay chăm vợ. Chuyện học hành của mấy đứa trẻ con của chồng cũ và vợ sau, cũng một tay cô chăm lo vì ba mẹ chúng bận tối ngày, hàng tháng chỉ biết đóng đủ tiền, còn chúng đến trường hay lang thang quán net ba mẹ chúng không chú ý.
Ba mẹ chồng cũ già bệnh, cô cũng tất tả ngược xuôi, có người độc miệng còn nói, cô làm vậy là vì gia tài. Cô cười buồn không thanh minh, người đứng ra nói đỡ cho cô chính là vợ của chồng cũ, người đó gọi cô bằng chị.
Video đang HOT
Hai năm nay, ông chồng ốm yếu, thêm bệnh tuổi già, người vợ sau lại đến cầu cứu cô, con gái cô phản đối, nói ngày còn trẻ, ổng có người mới kề bên, nay già nằm đó sao níu áo mẹ được. Hai đứa con sau của ông cũng cám cảnh, chúng gọi cô là mẹ, nói “mẹ sống cho mình đi, mẹ không giận ba hay sao”, cô chỉ cười nhẹ. Ngày hai lần mang cháo vào viện cho ông, thi thoảng người vợ sau mệt mỏi, cô lại thức đêm canh chừng.
Ảnh minh họa
Những chuyện ấy, tôi nghe mẹ kể khi một chiều về thăm mẹ, nhìn sang bờ rào dâm bụt, nhớ nhà bên đã từng của cô giáo. Mẹ nói cô đã lên chung cư ở với vợ chồng con gái lớn, tôi nhíu mày, mẹ cười, cô vẫn nói cô có ba đứa con, gái lớn, trai giữa và gái út. Hai đứa sau đâu chút máu mủ mà thương kính cô hơn mẹ ruột, chúng nó cũng mua nhà gần nhà chị lớn, để tới lui chăm sóc.
Tôi buột miệng, mắc gì khổ, người ta đã cạn tình, sao mình còn dính dáng? Mẹ bảo, sống ở đời, ngoài tình ra còn nhiều thứ vướng víu lắm. Không còn vợ chồng là hết duyên, có đứa con chung là còn nợ. Duyên có thể cạn nhưng nợ sao trả hết. Như cô giáo, cô cứ oán hận trách móc, ngăn con gặp cha, mặc kệ chuyện nhà chồng cũ người ta cũng chẳng thể nói gì, nhưng cái tâm cô có an có vui không lại là chuyện khác. Người ta có thể nói cô dại, hay cô lụy tình, nhưng cô thấy thanh thản là được.
Giờ, cô có đám con vây quanh, dù máu mủ dù nước lã, mỗi ngày giỗ bố mẹ chồng cũ, cô vẫn được mời về dự. Người vợ sau của chồng cô, ngày đó làm người thứ ba chen chân vào hạnh phúc của cô, nay một điều chị, hai điều chị, kính cô như chị cả, và ông chồng nay nằm một chỗ, hàng ngày ngóng cô vào để hỏi chuyện đám con.
Tôi kính phục cô, nghĩ người như cô thời nay thật hiếm, bây giờ có thể cô đang hạnh phúc viên mãn, nhưng hạnh phúc này đổi bằng bao ngày đắng cay và nước mắt? Người ta chỉ nhìn thấy cô cao thượng, bao dung, đâu đếm được ngày cô đau buồn mấy lần, bị bao ánh mắt dò xét lẫn thương hại khi làm người đàn bà đi bên lề hạnh phúc của chồng mình.
Tôi không hiểu trong trái tim cô có gì, rộng chừng nào để có thể dung chứa bao nhiêu yêu thương, để cô có thể trao nó cho từng người trong suốt cuộc đời mình. Ở đời, mấy ai có thể?
Theo phunuonline.com.vn
Xây nhà hoành tráng, gia đình lạnh nhạt
Dù không đủ tiền nhiều người vẫn ráng sức xây nhà thật lớn. Và không ít trong số họ dở khóc dở cười, cuộc sống gia đình nảy sinh nhiều mâu thuẫn từ chuyện xây nhà.
Gia đình chú tôi có ba đứa con. Hai đứa đầu đã ra ở riêng còn chú thím sống cùng vợ chồng đứa út. Trước đây, ngôi nhà của chú thím nằm trong một hẻm nhỏ nhưng vừa rồi, dự án làm đường đi qua được đến bù một số tiền khá lớn. Có số tiền 1,2 tỷ trong tay, chú dự định đập bỏ ngôi nhà cấp bốn đang ở để xây nhà lầu.
Sau khi cho con trai cả 300 triệu, con gái 100 triệu, chú dự định xây nhà khoảng 700 triệu. Chừng đó tiền nhưng bản thiết kế dự kiến ngôi nhà có 2,5 tầng với nội thất đầy đủ. Một số người góp ý nên làm nhà nhỏ thôi, số tiền dư gửi ngân hàng mà dưỡng già nhưng chú nhất định không chịu.
Số tiền xây nhà vượt mức dự kiến ban đầu. Ảnh minh họa
Bởi mơ ước có ngôi nhà to để mở mày mở mặt với bạn bè, anh em, hàng xóm đã được chú ấp ủ từ lâu. Thím bàn tới bàn lui không được đành đồng ý với điều kiện phải để lại 100 triệu không được đụng đến.
Vợ chồng đứa con trai út chưa ổn định kinh tế cũng chẳng phụ thêm được đồng nào nên chỉ góp công. Mọi việc diễn ra êm đẹp cho đến khi ngôi nhà gần hoàn thiện thì số tiền chi ra đã vượt dự toán. Trong khi nhà chưa có cửa, gạch chưa đóng, tô phần ngoài chưa xong.
Chú định rút thêm 100 triệu còn lại để hoàn thiện nhà nhưng thím nhất định không chịu. Thím nghe người ta bàn ra tán vào chuyện nhà mình rằng: cái nhà đó sau này là của vợ chồng thằng út, thiếu tiền thì tụi nó có trách nhiệm bù vào mới phải lẽ.
Thím thấy họ nói chẳng sai, thế là về đòi vợ chồng đứa út đứng ra vay thêm 100 triệu nữa để hoàn thiện ngôi nhà. Vì chuyện này mà gia đình xào xáo, thằng út không có việc làm ổn định, con dâu mở tiệm làm tóc chỉ đủ ăn, lấy cái gì thế chấp mà vay.
Con dâu đề nghị ba mẹ chồng sang tên sổ đỏ để đem đi vay rồi vợ chồng nó cố gắng xoay xở trả dần nhưng chú thím nhất quyết không chịu. Bởi thím sợ giao hết nhà hết đất cho tụi nó rồi sau này biết thế nào, không khéo bị đuổi ra khỏi nhà lúc nào không hay.
Thế là, ba mẹ con cái khó nhìn mặt nhau sau cái chuyện đề nghị vay tiền. Con dâu đi mát mẻ rằng: "Ông bà có tiền trong ngân hàng mà ép con cái phải vay nợ, không có tiền mà ra oai cố làm nhà to".
Chú thím nghe thế mà đau lòng, xây nhà cuối cùng cũng cho chúng nó mà giờ lại mang tiếng. Cuối cùng, đứa con trai đầu biết chuyện, đem sang 100 triệu mà ba mẹ cho để phụ tiền thì ngôi nhà mới hoàn thành.
Sống trong ngôi nhà khang trang bề thế nhưng gia đình không còn ấm êm. Ảnh minh họa
Sống trong ngôi nhà khang trang bề thế mà chẳng ai vui vì những nỗi niềm riêng. Cuộc sống ấm êm trong căn nhà cấp 4 không còn nữa mà đổi lại là sự trống vắng lạnh lẽo. Mỗi người mỗi phòng, chỉ gặp nhau trong bữa cơm mà gượng gạo cắm cúi ăn cho xong.
Chú thở dài lặng lẽ, ai đến chơi cũng than: "Biết thế không ham xây nhà to làm chi cho khổ". Chú biết mình đã đi một bước sai nhưng đã quá muộn. Có lẽ, nhiều người như chú tôi, việc xây được một căn nhà khang trang bề thế trở thành mơ ước cả đời. Căn nhà không chỉ là nơi ở mà còn là niềm hãnh diện, thước đo về sung túc đầy đủ. Bởi vậy, dù không đủ tiền vẫn ráng sức xây nhà thật lớn. Và không ít trong số họ dở khóc dở cười, cuộc sống gia đình nảy sinh nhiều mâu thuẫn từ chuyện xây nhà.
Theo phunuonline.com.vn
Khi đánh mất người phụ nữ vì mình mà hy sinh, đàn ông nhất định sẽ hối hận Trong cuộc sống, có hai loại người đáng quý nhất. Thứ nhất là người phụ nữ một lòng ở bên khi đàn ông tay trắng lập nghiệp, thứ hai là người đàn ông không bỏ rơi vợ khi giàu sang, phú quý. Có lẽ đối với một số đàn ông, phụ nữ ai cũng như nhau, không có người này thì có người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con

Bố mẹ vợ vừa nói ý định chia tài sản thừa kế, tôi đã từ chối ngay, chỉ xin một tấm ảnh thờ và nhận nuôi 2 đứa nhỏ

Lần đầu ra mắt nhà người yêu, tôi bị bố chồng tương lai ném nguyên cả bịch lòng vào người

Bố gọi về chia tài sản nhưng không đưa đất, đưa tiền mà chỉ cho mỗi người 1 lá thư tay, đọc xong, 3 người con trai đều nể phục

Mẹ già ở quê lên thành phố sống cùng con dâu, choáng vì nhà to như cái công ty, làm gì cũng nghe tiếng "beep beep" nên hoảng sợ đòi về

Cháu trai đổ bột giặt vào thùng gạo làm cả nhà suýt ngộ độc, mẹ tôi mắng thì chị dâu lu loa "bà nội bạo hành cháu"

Đến thăm con trai, trời nắng mà con mặc áo khoác dày cộm, tôi ép con cởi ra thì bàng hoàng với những vết sẹo cũ mới trên cổ tay

Cụ không đồng ý cho chắt đi du lịch xuyên Việt, thấy tôi kiên quyết cho con đi liền ném hết đồ đạc của chúng tôi ra đường và đuổi tống ra khỏi nhà

Chồng vay người yêu cũ 700 triệu, cô ta chuyển thêm cho anh 300 triệu kèm theo một câu "nhớ giữ lời hứa" khiến vợ lao đao

Phát sợ vì phải "sống chung với bố chồng"

Tôi bắt chồng quản lý tiền để anh 'trắng mắt', ai ngờ chính mình bị 'vả mặt'

Thấy con trai chiều con dâu hết mực, vay cả tiền mua xe đẹp cho vợ, tôi về kể với chồng, ông ấy liền nói một câu mà suốt đêm tôi mất ngủ
Có thể bạn quan tâm

Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
So sánh kết quả cuộc 'đối đầu phòng vé' của Lý Hải và Victor Vũ
Hậu trường phim
23:35:44 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ
Pháp luật
22:13:35 06/05/2025