Ở nơi chưa bao giờ phải lựa chọn vaccine Covid-19
Tại bệnh viện nhỏ ở thủ đô của Chad, nơi bác sĩ Oumaima Djarma làm việc, mọi người không tranh luận vaccine Covid-19 nào tốt nhất, vì đơn giản là ở đây không có vaccine.
Chad là một trong những nước kém phát triển nhất thế giới, nơi một phần ba lãnh thổ là sa mạc Sahara. Ngay cả nhân viên y tế tuyến đầu như cô cũng không có vaccine.
“Tôi thấy điều này thật bất công, nó khiến tôi đau lòng. Tôi thậm chí không được lựa chọn. Vaccine đầu tiên chuyển đến, tôi sẽ tiêm luôn”, nữ y tá 33 tuổi nói.
Trong khi các quốc gia giàu mua gom vaccine, nhiều nước nghèo vẫn đang giành giật để có đủ số liều tiêm cần thiết. Số ít, như Chad, chưa có bất kỳ liều nào.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết gần 10 quốc gia, phần nhiều ở châu Phi, vẫn mòn mỏi chờ đợi vaccine. Bên cạnh Chad, các khu vực xếp cuối trên bản đồ tiêm chủng là Burkina Faso, Burundi, Eritrea và Tanzania.
Hôm 8/5, WHO cảnh báo: “Sự chậm trễ và thiếu nguồn cung khiến các nước châu Phi tụt lại phía sau trong chiến dịch tiêm chủng. Lục địa chỉ có 1% lượng vaccine toàn thế giới”.
Gian Gandhi, điều phối viên chương trình tiêm chủng công bằng Covax, cho biết biến thể dễ xuất hiện hơn tại những nơi không có vaccine. “Vì vậy, chúng ta nên lo lắng về tình trạng khan hiếm vaccine ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, ông nói, đồng thời kêu gọi các nước thu nhập cao tặng vaccine cho những quốc gia thu nhập thấp.
Nhân viên y tế tại bệnh viện tỉnh Farcha, Chad, vận chuyển thiết bị điều trị người mắc Covid-19, ngày 30/4. Ảnh: AP
Số người mắc Covid-19 ở châu Phi thấp hơn so với những điểm nóng dịch bệnh, song dữ liệu thống kê có thể thiếu sót. Đây là một trong những khu vực thiếu hụt trang thiết bị y tế để xét nghiệm, truy vết.
Chad chỉ xác nhận 170 ca tử vong kể từ khi dịch khởi phát. Song nỗ lực ngăn chặn hoàn toàn virus tại đây còn mơ hồ. Dù đã đóng cửa biên giới, đất nước vẫn có các ca nhập cảnh trái phép. Bệnh viện tỉnh Farcha nằm ở khu dân cư xa xôi, nơi lạc đà được thả rông gặm cỏ. Tổ chức Bác sĩ không biên giới đã hỗ trợ cung cấp oxy và 13 máy thở. Bác sĩ có nhiều khẩu trang N95 và nước rửa tay từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa ai được tiêm phòng, không rõ khi nào đất nước mới triển khai chương trình vaccine.
Oumaima Djarma cho rằng điều này dễ chấp nhận trong thời kỳ đầu dịch, vì cả thế giới đều thiếu vaccine. Song đến nay, nguồn cung đến phương Tây dồi dào hơn nhiều.
“Khi nghe nói các nước đã tiêm hết cho nhân viên y tế và người cao tuổi, bắt đầu mở rộng sang những nhóm khác, tôi rất buồn. Tôi hỏi liệu họ có thể cung cấp cho cho y bác sĩ tại đây hay không. Tất cả mọi người đều chết vì căn bệnh này, dù giàu hay nghèo. Ai cũng cần có cơ hội tiêm chủng, đặc biệt những người dễ nhiễm virus nhất”, cô nói.
Covax được Liên Hợp Quốc sáng lập nhằm giúp các nước thu nhập thấp, trung bình được tiêm chủng. Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Chad, lo ngại vaccine của chương trình không đủ hiệu quả trên biến thể Nam Phi.
Chad dự kiến nhận các liều Pfizer đầu tiên vào tháng tới nếu đủ tủ đông y tế. Vaccine Pfizer cần bảo quản ở nhiệt độ -80 độ C, trong khi nước này có nền nhiệt ban ngày là 43,5 độ C.
Ấn Độ đã giảm nguồn cung vaccine toàn cầu vì làn sóng Covid-19 thảm khốc. Ông Donald Brooks, giám đốc điều hành nhóm viện trợ Initiative Eau của Mỹ, cho biết: “Hiện nay, với tình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn cầu và động thái hạn chế xuất khẩu từ Ấn Độ, các nước như Burkina Faso thậm chí phải chờ đợi lâu hơn nữa”.
Bác sĩ tại bệnh viện tỉnh Farcha, Chad, đo nhiệt độ một bệnh nhân Covid-19, ngày 30/4. Ảnh: AP
Nhân viên y tế ở Burkina Faso không rõ vì sao chính phủ chưa mua được vaccine. Chivanot Afavi, y tá tuyến đầu, cho biết: “Chúng tôi muốn tiêm phòng giống các đồng nghiệp trên thế giới. Chẳng ai biết căn bệnh này sẽ thế nào trong tương lai”.
Ở Haiti, quốc gia nghèo nhất bán cầu Tây, chưa ai trong số 11 triệu dân được tiêm chủng. Đất nước dự kiến nhận 756.000 liều vaccine AstraZeneca thông qua Covax. Song chính phủ cho biết họ không đủ cơ sở hạ tầng để bảo quản, lo ngại sẽ bỏ phí vaccine. Giới chức cũng e dè đối với tác dụng phụ tiềm ẩn, cho biết họ muốn dùng vaccine một liều hơn.
Một số quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương cũng chưa nhận được bất kỳ loại vaccine nào. Vanuatu, với 300.000 dân, đang chờ những liều AstraZeneca đầu tiên vào cuối tháng này. Đến nay, quốc gia chỉ ghi nhận 3 ca nhiễm nCoV, chương trình tiêm chủng đối với người dân chưa thực sự cấp thiết.
Tại bệnh viện Farcha ở Chad, 9 nhân viên y tế đã nhiễm nCoV, trong đó có Mahamat Yaya Kichine, một bác sĩ tim mạch. Ông nói: “Gần 14 ngày tôi mới được chữa khỏi. Có rất nhiều y bác sĩ nhiễm bệnh. Nếu có vaccine, công việc của chúng tôi dễ dàng hơn”.
Ethiopia - Bí ẩn đất nước 13 tháng và những độc đáo của "viên ngọc giữa Châu phi"
Ethiopia là một đất nước xinh đẹp được thiên nhiên ưu đãi với một lịch sử phong phú cùng với hệ động vật hoang dã và cây xanh tuyệt vời. Là đất nước chưa từng bị đô hộ, nên bản sắc văn hóa tộc người ngày nay vẫn được người dân giữ lại. Hầu hết mọi người chỉ biết Ethiopia là quốc gia đẹp nhất ở châu Phi, nhưng vẫn còn nhiều điều thú vị khác của quốc gia này mà không phải ai cũng biết.
Tháng thứ 13 và đồng hồ 12 tiếng
Việc một năm có 12 tháng dường như đã trở thành "luật bất thành văn" của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó không có Ethiopia. Từ hàng nghìn năm trước đây, người Ethiopia đã tin rằng có thêm 1 tháng sẽ có thêm sự may mắn, và đó là lý do khiến họ tuân thủ niên lịch 13 tháng 1 năm trong suốt chiều dài lịch sử. Niên lịch của Ethiopia có 13 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Riêng tháng thứ 13 sẽ chỉ có từ 5 đến 6 ngày mà thôi. Điều này đồng nghĩa với việc, khi cả thế giới chào đón năm 2017, thì tại Ethiopia mới đang là năm 2019.
Điều đặc biệt hơn là ở Ethiopia chỉ có 12 tiếng mỗi ngày, thời khắc mặt trời mọc sẽ là giờ đầu tiên và lúc hoàng hôn sẽ được tính là 12h, sau đó đồng hồ sẽ tiếp tục đếm 12h lại từ đầu cho đến ngày hôm sau. Cách tính thời gian khác lạ của người dân nơi đây vừa khiến du khách tò mò, nhưng có thể gây xáo trộn ít nhiều cho những người đến thăm thú.
Đất nước của những lễ hội
Với hơn 100 triệu dân, Ethiopia là quốc gia đông dân thứ hai ở Châu Phi. Tọa lạc ở một ngã tư giữa các nền văn minh của Bắc Phi, Trung Đông và Châu Phi cận Sahara.
Duy nhất trong số các nước Châu Phi, Ethiopia không bị thuộc địa hóa, duy trì sự độc lập của mình trong suốt thời kỳ Châu Phi bị các nước xâu xé tranh giành thuộc địa trở đi, ngoại trừ trong giai đoạn 1936-1941 khi quốc gia này nằm dưới sự chiếm đóng quân sự Ý.
Đến nay khi nhắc đến đất nước này, nhiều người vẫn sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một quốc gia bất ổn về chính trị, người dân nghèo đói và kém phát triển.
Thế nhưng người dân Ethiopia rất yêu thích các lễ hội, đó có thể là lý do vì sao những lễ hội sôi động và đầy màu sắc được tổ chức quanh năm trên khắp cả nước. Trong đó, lễ hội lớn nhất, Timkat (hay còn gọi là Timqat), là lễ hội thường niên được tổ chức trong 3 ngày từ 18 đến 20-1 để tưởng nhớ lễ rửa tội của chúa Giesu trên dòng sông Jordan. Trong những ngày này, hàng nghìn người dân trong trang phục áo trắng truyền thống sẽ cùng tham dự những nghi lễ tâm linh được thực hiện bởi các linh mục mặc áo tế đầy sắc màu và cầm những chiếc ô nhung thêu kim tuyến. Linh mục sẽ cầu nguyện suốt đêm và làm lễ, còn người dân sẽ dự lễ, cắm trại tại khu vực lễ hội và thưởng thức các món ăn đăc trưng như bánh mì, thịt cừu dưới ngọn đuốc sáng
Cái nôi của loài người
Năm 1974, nhà khảo cổ học Donald Johanson đã tìm thấy một bộ xương có niên đại tới 3,2 triệu năm tuổi được gọi tên là Lucy tại thung lũng Awash phía bắc Ethiopia, bước đầu khẳng định đây là tổ tiên của loài người. Vào năm 2008, một nhóm các nhà cổ sinh vật học cho biết những hóa thạch 4 triệu năm tuổi đã được tìm thấy trên sa mạc ở Ethiopia. Những hài cốt được tìm thấy ở vùng Afar phía đông bắc Ethiopia thuộc về những họ người Australopithecus - một bộ phận của giống người Australopithecus vốn được cho là tổ tiên trực tiếp của loài người, theo một báo cáo được xuất bản trên tạp chí Anh rất uy tín Nature. Nhờ kết quả này, tạp chí Natural đã vinh danh Ethiopia như "cái nôi của loài người", bởi đây là nơi duy nhất trên thế giới mà 3 giai đoạn tiến hóa của loài người đều được tìm thấy và có tư liệu chứng minh
Nơi khởi nguồn của những ly cafe
Trên tấm bản đồ cà phê thế giới, không thể không nhắc đến Ethiopia, nơi những ly cà phê đầu tiên được ra đời. Theo truyện dân gian Ethiopia kể lại, có một anh chàng chăn dê tên Kaldi người xứ Abyssinia (tên cũ của Ethiopia) trong một lần chăn dê đã phát hiện một loại quả màu đỏ, khi ăn vào bỗng thấy tỉnh táo lạ thường. Ngờ rằng có phép lạ, anh đã đem loại quả này đến thỉnh giáo một thầy tu gần đó, nhưng sau đó lại bị vứt vào lửa vì sợ rằng đây là trái cấm. Kỳ lạ thay, thức quả đỏ khi cháy xém lại có mùi thơm lạ thường, tựa như món quà của thượng đế. Anh chăn dê và thầy tu bèn thu lấy, giã nhỏ pha nước uống rồi đem chia cho mọi người. Và đó là lúc ly cà phê đầu tiên trên thế giới ra đời.
Cây cà phê ở Ethiopia đã trở thành một phần trong văn hóa, tín ngưỡng của quốc gia này. Mỗi buổi sáng, người phụ nữ trong gia đình sẽ rang cà phê tươi trên một cái chảo đất sét cùng với hương liệu. Những hạt cà phê được rang, nghiền mịn và lọc kỹ rồi cho vào ấm đất nung truyền thống Jebena để đun sôi trên bếp. Sau đó, cà phê được dọn ba lần vào sáng, trưa, và chiều, mỗi lần có thể kéo dài đến 2-3 giờ. Vì thế, việc được mời một ly cà phê "nhà làm" trên đất Ethiopia có thể coi là một vinh dự của bất cứ vị khách nào
Kỳ vĩ 8 khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
Có truyền thuyết kể lại rằng, Chúa đã xây dựng khu vườn Địa đàng Eden nằm đâu đó gần con sông Ghion, tức là sông Nile Xanh của Ethiopia bây giờ. Ethiopia được thiên nhiên ban tặng nhiều kỳ quan tuyệt diệu, trong đó phải kể đến 8 khu di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nổi bật là 11 nhà thờ bằng đá khối dưới triều vua Lalibela, và quần thể lâu đài Fassil Ghebbi
Ngoài ra, thành phố cổ Aksum cũng là một địa danh được nhiều người nhắc đến với các cấu trúc lăng mộ và đài tưởng niệm rất độc đáo. Công viên quốc gia Thung lũng sông Awas lại nổi tiếng bởi phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều thác nước, sông suối, hệ động thực vật phong phú. Còn vườn quốc gia Simien lại thu hút với cảnh sắc kỳ ảo xen lẫn sương khói và tuyết, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm trên thế giới
Nếu bạn ăn chay, hãy đến xứ này
Theo trang Intrepid Travel, ẩm thực Ethiopia được đánh giá là hết sức lành mạnh, đa dạng và tốt cho sức khỏe. Không giống như nhiều quốc gia châu Phi khác, đây có thể coi là thiên đường của những người ăn chay. Lý do đơn giản dẫn đến nét văn hóa đặc trưng này là việc hầu hết người Ethiopia đều theo đạo và được yêu cầu không ăn bất cứ sản phẩm nào từ động vật vào mỗi thứ 4 và thứ 6 hàng tuần. Có lẽ cũng bởi vậy mà những người dân Ethiopia chế biến các món chay rất tài tình, trong đó nổi tiếng là món "injera" với rau củ hầm ăn kèm với bánh mì dẹt
Khách đến mang điều tốt lành
Người Ethiopia rất hiếu khách. Họ tin rằng việc khách đến thăm nhà đồng nghĩa với mang điều tốt lành của đất trời ban tặng. Họ sẽ luôn dành sự đối đãi nồng nhiệt nhất cho bất cứ ai đến thăm. Và nếu như có vị khách nào từ chối đồ ăn hay không hào hứng với các món đồ, chủ nhà sẽ lo sợ và mặc cảm rằng khách mời không ưa thích đồ ăn của họ.
Quan niệm khác lạ về cái đẹp
Người Surma ở Ethiopia nổi tiếng với phong tục lồng đĩa vào môi. Đây được coi là biểu tượng của vẻ đẹp và đẳng cấp xã hội cho phụ nữ trong bộ tộc. Người Surma có hai tộc là Suri và Mursi, sinh sống rải rác dọc sông Omo miền tây nam Ethiopia.
Phụ nữ thường xẻ môi để lồng đĩa và tạo các vết sẹo theo họa tiết đặc biệt trên da, rồi trang điểm bằng đất sét trắng và hoa tươi. Tục lệ này thường được thực hiện khi người phụ nữ tới tuổi kết hôn. Theo đó, họ sẽ làm gãy hai răng dưới, sau đó đục một lỗ trên môi dưới và đưa một nút gỗ nhỏ vào. Nút gỗ này được thay dần bằng nút to hơn, tới khi lỗ đủ rộng để lồng một đĩa gốm hoặc gỗ vào.
Tiềm năng thủy điện dồi dào
Nguồn thuỷ điện khổng lồ của Châu Phi từ lâu đã được thừa nhận nhưng vẫn còn tương đối ít được khai thác. Ethiopia là quốc gia có tiềm năng thủy điện lớn thứ 2 ở châu Phi, với hơn 80% nguồn nước chảy về từ các dòng của sông Nile. Với diện tích rộng thứ 27 trên thế giới, Ethiopia có hơn một nửa lãnh thổ trải dài trên cao nguyên Ethiop. Tại đây nhiều sông và hẻm sâu xuyên cắt đã tạo ra sự đứt gãy về địa hình. Sự đứt gãy đó cũng tạo ra nhiều hồ nước, đem lại cho nơi này một tiểu vùng khí hậu hết sức đặc biệt.
Mặc dù vậy, tình hình chính trị chưa ổn định và tình trạng đầu tư không đồng đều vẫn đang gây cản trở cho việc phát triển các dự án thủy điện tại quốc gia này. Điều đáng buồn là chỉ khoảng 1/4 dân số Ethiopia được sử dụng điện, theo thống kê của World Bank. Trong những năm gần đây, chính phủ Ethiopia đã áp dụng nhiều chính sách phát triển kinh tế nhằm tạo điều kiện việc làm và nâng cao đời sống người dân.
Tây Ban Nha phát hiện 17 thi thể người nhập cư trái phép trên biển Cơ quan cứu nạn hàng hải của Tây Ban Nha cho biết trong ngày 26/4, cơ quan này đã phát hiện thi thể của 17 người trên một chiếc thuyền chở người di cư ở ngoài khơi đảo El Hierro thuộc quần đảo Canary, đồng thời giải cứu 3 người khác. Lực lượng cứu hộ khẩn cấp trợ giúp người di cư sau...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump tiết lộ câu nói đùa của ông Putin về phu nhân Melania

Châu Âu hoan nghênh Vatican sẵn sàng tổ chức đàm phán Nga - Ukraine

Lãnh đạo Đài Loan lên tiếng về quan hệ với Bắc Kinh

Tàu sân bay Mỹ về nước sau khi mất 3 chiếc F/A-18

Nghị sĩ ra dự luật ngăn ông Trump nhận máy bay Qatar làm chuyên cơ

Houthi tuyên bố 'phong tỏa' cảng Haifa của Israel

Ông Trump đòi điều tra sao ca nhạc, truyền hình từng ủng hộ bà Harris

Thủ phạm vụ trộm bồn cầu vàng 155 tỉ đồng lãnh án treo

Hamas trước nguy cơ diệt vong

Nhóm người nhập cư đầu tiên nhận tiền 'tự trục xuất' khỏi Mỹ

Trung Quốc đối mặt mưa lớn, nắng nóng cực đoan

Mỹ tính áp thuế cho từng khu vực
Có thể bạn quan tâm

Thông tin mới vụ hiệu trưởng gửi ảnh nhạy cảm vào nhóm chung của trường
Pháp luật
20:25:55 20/05/2025
Ông bố "rao bán" con gái tài năng, xinh xắn, học trường danh tiếng kèm hồi môn hơn 700 triệu: Lý do khiến mọi người tranh cãi
Netizen
20:09:44 20/05/2025
HLV Alonso ra phán quyết về Modric
Sao thể thao
19:56:08 20/05/2025
Bỏ án tử hình với 4 tội danh: 'Nhân văn với tội phạm là độc ác với đồng bào'
Tin nổi bật
19:42:58 20/05/2025
Lại thêm 1 dự án khủng điêu đứng vì Thùy Tiên, netizen đồng loạt gọi tên một người
Hậu trường phim
19:36:45 20/05/2025
Cuộc sống vợ chồng của nam nghệ sĩ Việt lấy vợ hơn 3 tuổi, có 1 con riêng
Sao việt
19:29:03 20/05/2025
Muôn vẻ cách lên đồ với họa tiết kẻ sọc cho nàng sành điệu
Thời trang
18:05:34 20/05/2025
Shin Seung Ho xuất thân vệ sĩ Irene, 5 năm thăng cấp thành sao, visual cỡ nào?
Sao châu á
18:03:49 20/05/2025
Diddy lộ thỏa thuận bí mật, chi 100.000 USD 'bịt miệng', 2 ái nữ làm điều sốc?
Sao âu mỹ
18:03:40 20/05/2025
Số ca Covid 19 tăng nhanh, BYT chuẩn bị cơ sở sẵn sàng cách ly, điều trị bệnh
Sức khỏe
16:48:02 20/05/2025