Ông Putin và cuộc chiến “buộc Mỹ cúi đầu”
16 năm trước, khi Vladimir Putin lên nắm quyền ở Nga, người ta thấy dường như ông đã sẵn sàng cho một mối quan hệ gần gũi hơn với phương Tây.
Tổng thống Mỹ khi đó, ông Bill Clinton, mô tả người đồng cấp Nga là “thông minh” và “đầy tiềm năng”.
Nhưng thời gian càng trôi đi, kỳ vọng càng bị thay thế dần bởi sự đối đầu. Danh sách bất đồng giữa Nga và phương Tây không ngừng dài thêm, từ các cuộc nội chiến ở Syria, Ukraine đến việc NATO mở rộng đến sát biên giới Nga… Mới nhất, tin tặc Nga bị nghi tấn công các hệ thống máy tính của Mỹ nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống nước này vào tháng 11 tới.
Các nước phương Tây vỡ mộng với Nga, ngược lại ông chủ Điện Kremlin cũng không còn tin tưởng họ, theo đài BBC.
Tổng thống Putin đang đối đầu với phương Tây. Ảnh: AP
“Nhiều người cho rằng Mỹ hiện là siên cường duy nhất và nếu Nga không tuân theo sắp đặt của họ thì sẽ phải trả một cái giá rất đắt” – nhà báo kỳ cựu Vladimir Pozner nói với đài BBC.
Theo ông Pozner, sự mở rộng về phía Đông của NATO là nguy cơ thật sự trong mắt giới lãnh đạo Moscow. Và phản ứng của Nga được ông lý giải: “Các người ép chúng tôi, chúng tôi phải đẩy lại. Và chúng tôi sẽ làm mọi thứ để khiến các người nếm trải sự khó chịu mà các người gây ra cho chúng tôi. Đó là nguy cơ đối đầu thực sự, có thể dẫn đến đụng độ quân sự và chiến tranh”.
Trong tuần này, tờ báo Nga Moskovsky Komsomolets cho rằng nội chiến Syria có châm ngòi cho một cuộc đối đầu quân sự trực diện giữa Nga và Mỹ, kéo theo đó là thế chiến thứ ba.
“Quan hệ thời Chiến tranh lạnh tuy tệ hại nhưng ít ra các bên biết rõ luật chơi, biết đối phương muốn gì. Còn hiện nay, chúng ta không có luật nên mối quan hệ Nga – Mỹ trở nên nguy hiểm hơn cả thời Chiến tranh lạnh” – ông AndreyKortunov, người đứng đầu Hội đồng Đối ngoại Nga, nhận định.
Chiến dịch không kích của Nga đã làm xoay chuyển cục diện Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Trong khi đó, nhà bình luận chính trị Leonid Radzikhovsky chỉ ra: “Đường lối đối ngoại của Nga không có gì khác ngoài buộc Mỹ phải tôn trọng. Và tôn trọng theo cách hiểu của Nga là: Người ta tôn trọng bạn vì người ta sợ bạn. Đối với Tổng thống Putin, chỉ có một cuộc chơi: Đầu tiên ông ấy khiêu khích người Mỹ, sau đó bắt họ phải cúi đầu và nói &’Chúng tôi muốn làm bạn của các bạn’”.
Hôm 3-10, Tổng thống Putin đình chỉ hiệp ước loại bỏ plutoni cấp độ vũ khí với Washington, dấu hiệu cho thấy ông sẵn sàng dùng hạt nhân như một điều kiện trao đổi về Ukraine và Syria.
Video đang HOT
Song song đó, ông cũng trình một dự thảo nghị quyết lên quốc hội, liệt kê các điều kiện dành cho Washington để nối lại thỏa thuận giải trừ plutoni. Trong đó, Mỹ phải dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga liên quan đến tình hình Ukraine, bồi thường cho Moscow, giảm sự hiện diện quân sự tại các nước thành viên NATO ở Đông Âu về mức cách đây 16 năm.
Theo các nhà phân tích, phản ứng trên cũng là dấu hiệu cho thấy ông Putin muốn đảm bảo sự tôn trọng mà ông nghĩ nước Nga đáng được hưởng. Liệu tình thế có khác đi nếu nước Nga có 1 tổng thống khác?
Binh lính Nga tại Latvia. Ảnh: EPA
“Dĩ nhiên quan điểm cá nhân sẽ có ảnh hưởng. Nhưng nên nhớ rằng giới tinh hoa chính trị ở Nga hiện tại hầu hết là nam giới tuổi trên 60. Họ rất giống nhau về môi trường sinh trưởng, tâm lý, giáo dục và thế giới quan. Do đó, thay người này bằng người khác cũng không đem lại sự khác biệt nào đáng kể” – nhà khoa học chính trị Ekaterina Schulmann bình luận.
Dù vậy, sẽ không có chuyện Nga gây chiến với Mỹ, theo ông Leonid Radzikhovsky.
“Putin là người kiêu ngạo. Ông ấy tin rằng mình giỏi gấp 10 lần bất cứ nhà lãnh đạo phương Tây nào. Nhưng ông ấy không phải kiểu người mở cửa sổ lầu 18, tuyên bố &’Tôi bay được’ rồi nhảy ra ngoài. Ông ấy không có ý nghĩ thả bom nhiệt hạch xuống Washington. Tự cao là một chuyện, có khuynh hướng tự tử là chuyện khác. Putin không định tự sát” – ông Radzikhovsky nói.
Theo Người Lao Động
Crimea: Sáu ngày thay đổi lịch sử nước Nga và thế giới
6 ngày sau cuộc "Trưng cầu dân ý" ngày 16-3-2014, Crimea này đã trở thành một khu vực hành chính thuộc Nga một cách nhanh chóng và tuyệt đối hòa bình.
Lãnh đạo Crimea: Không bao giờ trở về với Ukraine
Khi trả lời phỏng vấn của hãng BBC, người đứng đầu Cộng hòa Crimea Sergey Aksenov tuyên bố, một năm trước đây, khi xảy ra các sự kiện Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phải đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc bênh vực người dân Crimea, hoặc bỏ mặc họ trước những kẻ theo chủ nghĩa quốc gia Ukraine .
"Tôi chắc chắn rằng quyết định của ông Putin là đúng đắn. Và quyết định này đã không hề được đưa ra trước Năm mới 2014, không có bất cứ ai can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine. Nếu là tôi, tôi cũng đã quyết định đúng như vậy." - ông Sergey Aksenov cho biết.
Ở hai cuộc phỏng vấn trong bộ phim tài liệu "Crimea: Đường về Tổ quốc" được công chiếu trên kênh truyền hình "Nước Nga 1 ngày 15-3-2015 vừa qua, Tổng thống Putin đã tiết lộ các chi tiết cụ thể của việc bán đảo sát nhập với Liên bang Nga, bao gồm cả việc lực lượng quân sự nước này đã hỗ trợ nhân dân hoàn thành tâm nguyện ra sao.
Đặc biệt, ông Putin lưu ý rằng, nếu lặp lại tình trạng tương tự như ở Crimea, ông cũng sẽ hành động y như vậy. Theo Tổng thống Nga, ông đã đích thân xử lý vấn đề này và trong trường hợp tình hình trên bán đảo phát triển không thuận lợi, Nga có thể đưa các lực lượng hạt nhân chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
Theo người đứng đầu Cộng hòa Crimea Aksenov, bán đảo đã trở về "quê hương lịch sử của mình", sửa chữa những sai lầm trong lịch sử Liên bang Xô viết và sẽ không bao giờ quay trở lại trong thành phần của Ukraine, bởi không hề có ai xâm chiếm Crimea, mà đơn giản đó là sự lựa chọn của nhân dân trên bán đảo.
Vị lãnh đạo cao nhất của Crimea khẳng định chắc chắn rằng, không ai có thể làm được những điều này mà không có sự hỗ trợ của nhân dân địa phương, đó là lý do tại sao cuộc sáp nhập này không thể được coi là "sự xâm chiếm", mà đích thực nó là "hành động dân chủ thực sự".
Nga đã sáp nhật Crimea một cách chóng vánh, trong hòa bình
Sai lầm lớn và sự nhầm lẫn của các nhà lãnh đạo phương Tây chính là việc người dân nước họ đang nhận thông tin sai lệch từ các phương tiện truyền thông, báo giới của nước mình. Truyền thông Mỹ và châu Âu đã cố tình che giấu bức tranh chính xác về những gì đã xảy ra ở Crimea hồi tháng 3 năm 2014.
Phát biểu tại phiên họp trọng thể tại quốc hội nước cộng hòa tự trị này, ông Aksenov gọi cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo ngày 16 tháng 3 năm ngoái là sự kiện mang tính "lịch sử" và khẳng định, các sự kiện diễn ra từ ngày 16 đến ngày 21 tháng 3 năm 2014 đã thay đổi Crimea, nước Nga và cả thế giới.
"Cuộc trưng cầu dân ý này là công cụ pháp lý, nhờ đó mà ý chí của nhân dân Crimea, ước muốn của họ đối với tự do, công lý và quyền tự quyết được thực hiện bằng con đường hợp pháp, không bạo lực, trong khuôn khổ của Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Hiến pháp của Crimea và các tiêu chuẩn quốc tế" - nhà lãnh đạo nhấn mạnh.
Ông cho rằng, người dân Crimea đã nổi dậy chống bạo lực, sự vô luật pháp và chủ nghĩa phát xít. Đó là cuộc nổi dậy hòa bình. Đồng thời, nhân dân trên bán đảo sẵn sàng để bảo vệ sự lựa chọn và quyền tự do của mình, thể hiện cho thế giới một tấm gương ấn tượng về tình yêu Tổ quốc, về sự trưởng thành công dân, trách nhiệm và sự đoàn kết.
Sáu ngày thay đổi lịch sử Crimea, nước Nga và cả thế giới
Crimea và Sevastopol đã trở thành một chủ thể hành chính của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16 tháng 3 năm 2014. Khi đó, đại đa số cử tri, cụ thể là 96,77% dân số Crimea và 95,6% dân số Sevastopol đã bỏ phiếu tán thành ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Liên bang Nga. Và 6 ngày sau, nguyện vọng của nhân dân đã được thực hiện.
Sáp nhập vào Nga là nguyện vọng của đại đa số nhân dân Crimea
Chưa đầy 1 tuần chính quyền và người dân Crimea đã hoàn thành một khối lượng công việc khổng lồ để chuẩn bị cho quá trình sáp nhập. Song song với đó họ còn phải thực hiện rất nhiều việc để bảo đảm việc chuyển giao bán đảo về tay Nga một cách hòa bình nhất.
Trong khoảng thời gian 6 ngày sau "Trưng cầu dân ý" còn có nhiều đơn vị Ukraine chưa buông vũ khí (cho đến ngày 23-3 quân đội Ukraine mới chính thức rút lui khỏi Crimea), mà quân đội Nga khi đó không được phép nổ súng, gây đổ máu, để tránh tạo cớ cho phương Tây can thiệp và Liên Hợp Quốc ra nghị quyết phản đối.
Chính quyền mới còn phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các cộng đồng người trên bán đảo sao cho không phát sinh mâu thuẫn, đồng thời phải phá vỡ những âm mưu phá hoại, khủng bố, bắt cóc, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhân dân trên bán đảo, tránh xảy ra tình trạng hỗn loạn trước, trong và sau khi sáp nhập.
Ngoài ra, Nga còn phải đẩy nhanh tiến trình "Trưng cầu dân ý" và trình tự sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga, đặt phương Tây và Ukraine vào tình huống "sự đã rồi", ngay sau đó thúc đẩy cuộc nổi dậy của nhân dân Donbass nhằm khiến các đối thủ lo đối phó, mất tập trung vào sự kiện Crimea.
Để đảm bảo những yêu cầu này, Nga và chính quyền lâm thời ở Crimea đã có những bước đi toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, đảm bảo một cuộc chuyển giao lãnh thổ nhanh chóng mà không mất một viên đạn, một người lính nào.
Ngày 16-3, cuộc "trưng cầu dân ý" được tổ chức thành công, 96,77% cử tri Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập vào Liên bang Nga, tương đương với 1,233 triệu cử tri, trong tổng số 1,274 người đi bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 83,1%.
Binh lính Nga canh gác bên ngoài 1 doanh trại quân đội Ukraine
Ngày 17-3, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập.
Ngày 18-03, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Crimea đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga.
Ngày 20-3, Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) đã bỏ phiếu phê chuẩn việc chấp nhận nước Cộng hoà tự trị Crimea và thành phố Sevastopol là các thực thể mới của Liên bang Nga. 443-446 Hạ nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ Hiệp ước, chỉ có 1 phiếu chống.
Ngày 21-3, với số phiếu thuận tuyệt đối (155-155), Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã nhất trí thông qua Hiệp ước sáp nhập nước Cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine vào nước này.
Cũng trong ngày hôm đó, Tổng thống Vladimir Putin ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Liên bang Nga tại một buổi lễ có sự tham dự của chủ tịch Thượng viện và Hạ viện.
Như vậy, trong vòng 6 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý, Crimea đã trở thành một thực thể hành chính thuộc Liên bang Nga. Tính rộng ra, từ khi lực lượng thân Nga nắm được chính quyền vào ngày 27-2, chưa đầy 1 tháng sau, báo đảo vốn thuộc Ukraine đã thuộc về Nga!
Theo Đất Việt
NATO: Binh sĩ Nga hiện diện 2 bên biên giới Ukraine - Nga Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg khẳng định về sự hiện diện của binh sĩ Nga ở cả hai bên đường biên giới phân định giữa Ukraine và Nga. ảnh minh họa Hãng UNN dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại một cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng Liên minh châu Âu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"
Có thể bạn quan tâm

Bố vợ doanh nhân của Đoàn Văn Hậu bất ngờ lộ diện, có còn phong độ như lúc đưa Doãn Hải My vào lễ đường?
Sao thể thao
17:41:30 18/05/2025
Drama giảm cân: Tìm bà dì bí ẩn "phốt" Ngân 98, Ngân Collagen động thái kỳ lạ
Netizen
17:21:47 18/05/2025
Hé lộ tin nhắn nhạy cảm giữa Diddy và bạn gái, gia đình ác hơn cả "ông trùm"?
Sao âu mỹ
16:59:30 18/05/2025
Cảnh sát cứu cô gái kẹt trong thang máy ở TPHCM
Tin nổi bật
16:25:27 18/05/2025
Rò rỉ mật khẩu khiến các cuộc tấn công mạng đang gia tăng nhanh chóng
Thế giới số
16:13:04 18/05/2025
Xiaomi Civi 5 Pro lộ diện: Trang bị chip Snapdragon 8s Gen 4, màn hình OLED 120Hz, camera Leica, pin 6.000mAh
Đồ 2-tek
16:04:24 18/05/2025
G-Dragon bị "phản bội"
Nhạc quốc tế
16:01:29 18/05/2025
Nữ hoàng showbiz tiêu tiền như nước: Nhận cát -xê cả thùng tiền mặt, tiêu mãi không hết
Sao châu á
15:41:33 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số
Du lịch
15:09:38 18/05/2025