Pakistan phản ứng về việc Ấn Độ đình chỉ Hiệp ước nước sông Ấn
Tối 23/4, Bộ trưởng Năng lượng Pakistan Awais Lekhari tuyên bố việc Ấn Độ đình chỉ Hiệp ước nước sông Ấn (Indus) là hành động “gây xung đột về nguồn nước”.
Trên mạng xã hội X, ông Lekhari cho rằng động thái của Ấn Độ là “bất hợp pháp”.
Binh sĩ Ấn Độ và Pakistan gác tại khu vực biên giới Attari-Wagah. Ảnh tư liệu: ANI/TTXVN
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Ấn Độ tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Pakistan và đình chỉ Hiệp ước nước sông Ấn được ký từ năm 1960 – vốn được coi là biểu tượng hiếm hoi của sự hợp tác song phương giữa hai nước.
Video đang HOT
Cuộc họp Ủy ban Nội các về An ninh Ấn Độ (CCS) do Thủ tướng Narendra Modi chủ trì tối 23/4 cũng đưa ra các biện pháp mạnh mẽ, trong đó có việc trục xuất các tùy viên quân sự Pakistan, đóng cửa ngay lập tức cửa khẩu biên giới Attari – một trong những tuyến giao thương then chốt giữa hai nước, hủy bỏ toàn bộ thị thực SAARC (SVES) cấp cho công dân Pakistan và cấm nhập cảnh theo diện này trong tương lai.
Chính quyền Ấn Độ cáo buộc Pakistan có liên quan tới vụ tấ.n côn.g ngày 22/4 tại Pahalgam, Jammu & Kashmir, khiến 25 người Ấn Độ và 1 công dân Nepal thiệ.t mạn.g, đồng thời gây thương tích cho nhiều người khác. Phía Pakistan đã bác bỏ các cáo buộc này.
Trước động thái cứng rắn của Ấn Độ, giới lãnh đạo dân sự và quân sự cấp cao của Pakistan dự kiến họp khẩn trong ngày 24/4 để đưa ra phản ứng chính thức.
Ấn Độ truy tìm thủ phạm vụ thả.m sá.t du khách ở Kashmir khiến 26 người thiệ.t mạn.g
Ngày 23/4, truyền thông quốc tế đưa tin ít nhất 26 người đã thiệ.t mạn.g và hàng chục người khác bị thương trong một vụ x.ả sún.g nhằm vào đoàn khách du lịch tại khu vực Pahalgam, bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
Lực lượng an ninh Ấn Độ được triển khai tại hiện trường vụ tấ.n côn.g nhằm vào khách du lịch ở Pahalgam, Jammu và Kashmir, ngày 22/4/2025. Ảnh: ANI/TTXVN
Đây là vụ tấ.n côn.g đẫm má.u nhất nhằm vào dân thường tại khu vực này trong nhiều năm qua.
Theo kênh CNN, vụ việc xảy ra vào chiều 22/4 tại thung lũng Baisaran - một địa điểm du lịch nổi tiếng chỉ có thể tiếp cận bằng đường bộ hoặc cưỡi ngựa. Các tay sún.g chưa rõ danh tính đã n.ổ sún.g vào các lều trại của du khách với khoảng cách gần, khiến nhiều người thiệ.t mạn.g tại chỗ. Trong số các nạ.n nhâ.n có một công dân Nepal và một người gốc Ấn Độ làm việc tại Trung Đông.
Một số nhâ.n chứn.g kể lại khoảnh khắc kinh hoàng khi vụ tấ.n côn.g diễn ra. Một phụ nữ cho biết chồng cô b.ị bắ.n vào đầu, trong khi bảy người khác bị thương. Một người sống sót khác nói những kẻ tấ.n côn.g cáo buộc gia đình cô ủng hộ Thủ tướng Narendra Modi trước khi n.ổ sún.g vào các thành viên nam. Do địa hình hiểm trở không có đường xe cơ giới, người dân địa phương phải dùng ngựa và giường tạm để đưa các nạ.n nhâ.n rời khỏi hiện trường.
Một nhóm phiến quân có tên Mặt trận Kháng chiến đã tuyên bố nhận trách nhiệm qua mạng xã hội, với lý do phản đối sự thay đổi nhân khẩu học tại Kashmir. Tuy nhiên, tuyên bố này chưa được xác minh cụ thể và cảnh sát cho biết cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn. Các biện pháp pháp y và hỗ trợ hậu sự đang được triển khai khẩn trương.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã rút ngắn chuyến thăm Saudi Arabia để trực tiếp chỉ đạo ứng phó. Ông lên án mạnh mẽ vụ tấ.n côn.g và tuyên bố các thủ phạm sẽ bị đưa ra công lý. Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah đã đến hiện trường và triệu tập một cuộc họp an ninh cấp cao. Quân đội Ấn Độ khẩn trương phát động chiến dịch truy bắt các đối tượng liên quan.
Ngay sau vụ việc, người dân đã tổ chức biểu tình tại Srinagar, mang theo nến và các biểu ngữ phản đối khủn.g b.ố. Các hãng hàng không tăng cường chuyến bay để hỗ trợ du khách rời khỏi khu vực. Nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Nga, Israel, Iran, UAE và Ukraine đã bày tỏ sự chia buồn và lên án vụ tấ.n côn.g. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã điện đàm với Thủ tướng Modi để chia sẻ sự mất mát và khẳng định cam kết ủng hộ Ấn Độ trong cuộc chiến chống khủn.g b.ố.
Jammu và Kashmir từ lâu là khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan, nơi đã chứng kiến hàng chục nghìn người thiệ.t mạn.g trong các cuộc xung đột vũ trang kéo dài nhiều thập kỷ. Ấn Độ nhiều lần cáo buộc Pakistan hậu thuẫn các nhóm vũ trang Hồi giáo, trong khi Islamabad bác bỏ các cáo buộc này. Bộ Ngoại giao Pakistan bày tỏ chia buồn với các nạ.n nhâ.n, đồng thời lên án việc Ấn Độ kiểm soát khu vực mà họ gọi là "chiếm đóng bất hợp pháp".
Đại diện Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cho rằng vụ tấ.n côn.g là một phần trong âm mưu nhằm ngăn chặn các nỗ lực khôi phục ngành du lịch tại Kashmir. Các nhà quan sát cảnh báo sự việc có thể làm gia tăng căng thẳng sắc tộc, tôn giáo, đặc biệt trong bối cảnh phần lớn nạ.n nhâ.n là du khách theo đạo Hindu. Một số tổ chức dân sự tại Kashmir cho biết làn sóng bài Hồi giáo đang có dấu hiệu gia tăng, trong khi nhiều sinh viên gốc Kashmir tại các thành phố lớn lo ngại nguy cơ bị trả đũa.
Vụ tấ.n côn.g diễn ra vào thời điểm mùa du lịch cao điểm tại Kashmir kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Trước đó, vào tháng 6/2024, một vụ tấ.n côn.g bằng sún.g nhằm vào xe chở khách hành hương tại khu vực này cũng khiến 9 người thiệ.t mạn.g và hơn 30 người bị thương.
Lính Ấn Độ tập trượt tuyết, bắ.n sún.g gần biên giới Trung Quốc Binh sĩ Ấn Độ huấn luyện trượt tuyết tốc độ cao và tải thương, bắ.n sún.g trên sườn dốc trên dãy Himalaya, giáp biên giới với Trung Quốc. Kênh India Today ngày 14/9 tung video binh sĩ Ấn Độ hoạt động trên núi tuyết thuộc dãy Himalaya nằm giữa nước này với vùng Tây Tạng của Trung Quốc. Video cho thấy các binh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đán.h giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông t.ử von.g dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025