PGS Đỗ Văn Dũng: nhiều trường tự chủ còn sống trong những mối âu lo
Chủ trương bỏ cơ quan chủ quản không có nghĩa là buông lỏng quản lý mà giao quyền cho một chủ thể khác, đó là Hội đồng trường.
Trên thế giới, tự chủ đại học được xem là yếu tố cơ bản, cần thiết trong quản trị đại học. Việc tăng cường giao quyền tự chủ cho các trường đã tạo động lực, sự linh hoạt, năng động của các trường đại học trong quá trình sáng tạo ra tri thức, dẫn dắt xã hội phát triển, đồng thời cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa các hoạt động giáo dục và đào tạo.
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động tự chủ của các trường đại học hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều trường tự chủ còn sống trong những mối âu lo
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Luật số 34/2018/QH14 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP liên quan đến tự chủ đại học đã tạo điều kiện, cơ chế cho các trường phát triển vươn lên, đặc biệt là sự phát triển của 23 trường đại học thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77/NQ-CP.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng cho rằng cần xóa bỏ cơ quan chủ quản mới có tự chủ thực sự. (Ảnh: NEU)
Tuy nhiên, tự chủ đại học hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc cần tháo gỡ.
Thứ nhất, hiện nay một số văn bản luật và dưới luật chưa theo kịp tinh thần tự chủ của Luật số 34, chính điều này làm cho những người lãnh đạo trong các trường tự chủ luôn luôn sống trong những mối lo âu.
Hệ thống pháp luật còn chồng chéo nhau, khi các đoàn kiểm toán, thanh tra về làm việc với các trường, nếu áp dụng theo luật này thì làm đúng, nhưng áp dụng theo luật khác lại sai. Các văn bản dưới luật cũng mâu thuẫn nhau, đây chính là khó khăn lớn nhất đối với các trường đại học khi bước vào con đường tự chủ.
Chính vì vậy, mong muốn hiện nay của các trường là cần phải có hệ thống hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất để việc thực hiện tự chủ đi vào thực tiễn.
Thứ hai, sự can thiệp quá sâu của cơ quan quản lý trực tiếp (cơ quan chủ quản) vào công việc của các trường khiến trường đại học chưa thể có tự chủ thực sự.
Đối với trường đại học công lập đã tự chủ, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, cần giao toàn quyền cho Hội đồng trường quyết định, bởi Hội đồng trường là đại diện cho chủ sở hữu và các bên liên quan.
“Nhưng thực tế thì vẫn có sự can thiệp của cơ quan chủ quản. Cụ thể như vấn đề về tổ chức nhân sự, hiện nay nhiều trường đại học không thể bổ nhiệm Hiệu trưởng, như Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,…
Đã tự chủ thì cần phải xóa bỏ cơ quan chủ quản. Tại sao giao trách nhiệm cho Hội đồng trường, Hội đồng trường tổ chức bỏ phiếu, có quyết định bổ nhiệm cán bộ nhưng cuối cùng vẫn phải chờ Bộ trưởng công nhận?
Sự tồn tại, sự áp đặt của cơ quan chủ quản đã cản trở rất nhiều đến sự phát triển của trường đại học, suốt nhiều tháng liền một trường đại học không có người “cầm trịch” thì mọi việc đều trì trệ. Điều này làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ sở giáo dục đó, ảnh hưởng đến hàng ngàn cán bộ, giảng viên, viên chức, hàng ngàn sinh viên, thậm chí có thể làm ’sụp đổ’ thương hiệu mà trường xây dựng bấy lâu nay. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước những hệ lụy này?”
Video đang HOT
Rõ ràng, còn tồn tại cơ quan chủ quản thì chúng ta đang quay về với cơ chế xin – cho”, Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng khẳng định.
Về khía cạnh tài chính tài sản, bất cập tồn tại là trường đại học được giao quyền tự chủ nhưng lại không được giao đất đai, tài sản.
Ví dụ, khi có khu đất trống, nhà trường không thể cho thuê; khi có doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư xây dựng cho trường phòng thí nghiệm để hợp tác đào tạo nghiên cứu khoa học, nhà trường cũng không thể quyết.
Theo thầy Dũng, chúng ta cần phải học tập mô hình tự chủ ở Hàn Quốc, trường đại học khi đã tự chủ được liên kết với các doanh nghiệp trở thành những tập đoàn giáo dục. Các doanh nghiệp được phép xây dựng, đầu tư cho trường đại học, tận dụng “chất xám” để tạo nên những sản phẩm chất lượng cao.
Với mô hình hợp tác này, trường đại học cũng sẽ giải quyết được bài toán kinh phí đầu tư, từ đó có thể giảm học phí cho sinh viên, điều này rất có lợi cho người học. Muốn vậy, đòi hỏi cơ chế phải mở rộng hơn, tạo điều kiện để các trường được tự chủ, tự quyết định công việc và cơ hội phát triển cho mình.
Thứ ba, tự chủ không có nghĩa là Nhà nước cắt giảm đầu tư cho trường đại học.
Thầy Dũng phân tích: “Chúng ta vẫn nói cắt giảm chi thường xuyên, còn chi đầu tư Nhà nước vẫn hỗ trợ. Nhưng thực tế các trường tự chủ đang đứng trước bài toán nan giải về tài chính, buộc trường phải tăng học phí lên cao.
Lẽ ra khi trường không nhận kinh phí chi thường xuyên thì Nhà nước nên chuyển nguồn kinh phí chi thường xuyên này thành nguồn kinh phí chi đầu tư cho trường đại học, để các trường đầu tư xây phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất và giảm được áp lực học phí lên người học”.
Bỏ cơ quan chủ quản không có nghĩa là buông lỏng quản lý nhà nước
Trong cuộc trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền – Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Vinh cho biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện, có các chủ trương, chính sách, mở rộng hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy việc trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.
Đặc biệt, sau khi Luật số 34/2018/QH14 cùng với Nghị định 99 (Nghị định số 99/2019/NĐ-CP) hướng dẫn thi hành Luật được ban hành, “nút thắt” về hành lang pháp lý thực hiện tự chủ giáo dục đại học đã được mở, các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình với các bên liên quan khi đảm bảo các điều kiện tự chủ giáo dục đại học đã được luật định.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền cho rằng, tự chủ đại học đã đạt được một số kết quả bước đầu nhưng còn nhiều khó khăn, lúng túng. (Ảnh: Trường Đại học Vinh)
Dù đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng thực tế hiện nay, việc thực hiện tự chủ đại học vẫn còn đó những lúng túng, khó khăn, thiếu thống nhất, hiệu quả còn hạn chế.
Cụ thể, Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung (Luật số 34/2018/QH14) đã mở ra hành lang pháp lý quan trọng cho phép các trường đại học triển khai thực hiện quyền tự chủ. Tuy nhiên, do sự thiếu đồng bộ trong hệ thống hành lang pháp lý của Nhà nước đã phần nào gây cản trở tiến trình tự chủ ở các trường đại học.
Ví dụ, ngoài Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, các cơ sở giáo dục đại học vẫn phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Quản lý sử dụng tài sản công,… Điều đáng nói là hệ thống hành lang pháp lý này chưa đồng bộ nên dẫn đến vướng mắc, khó khăn trong các hoạt động của trường đại học liên quan đến đầu tư, mua sắm, liên doanh, liên kết,…
Trong lĩnh vực nhân sự, Luật Viên chức và các nghị định liên quan còn có một số nội dung cũng chưa đồng bộ với Luật Giáo dục đại học.
“Một nút thắt khá quan trọng cần tháo gỡ trong quá trình triển khai tự chủ đại học đó là cắt giảm và tiến tới xóa bỏ cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục đại học.
Chủ trương bỏ cơ quan chủ quản không có nghĩa là buông lỏng quản lý nhà nước mà chuyển giao quyền quản lý nhà nước cho một chủ thể khác, đó là Hội đồng trường. Hội đồng trường vì vậy cần phải có thực quyền theo Luật định.
Trong thực tế triển khai, việc giải quyết mối quan hệ giữa các thiết chế Đảng ủy – Hội đồng trường – Hiệu trưởng đang đặt ra không ít những thách thức, khó khăn và vướng mắc. Giải quyết mối quan hệ giữa ba thiết chế lãnh đạo (Đảng ủy), quản trị (Hội đồng trường) và quản lý (Hiệu trưởng) trên cơ sở làm rõ, luật hóa về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của từng thiết chế là đòi hỏi hết sức cấp thiết hiện nay, cần được Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành quan tâm nhiều hơn” thầy Hiền cho biết.
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền, ngoài những vướng mắc về cơ chế, một lý do quan trọng khác là do các trường đại học chưa đủ năng lực và chưa thực sự sẵn sàng bước vào con đường tự chủ.
Thực tế cho thấy, còn nhiều trường đại học chưa mạnh dạn thực thi sự tự chủ, thay vì chủ động thúc đẩy tự chủ, chấp nhận đương đầu với các thách thức, vượt qua nó để mở rộng sáng tạo, tăng cường chất lượng quản trị, phát huy hiệu quả các nguồn lực, phát triển chất lượng đào tạo, nghiên cứu thì vẫn mang tâm lý e dè, bởi thói quen “bao cấp” vào sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước, vẫn muốn tận dụng những ưu thế của trường công để được hỗ trợ ngân sách trong chi thường xuyên và chi đầu tư.
Tóm lại,tự chủ đại học mở ra rất nhiều cơ hội để các trường đại học phấn đấu tự khẳng định mình, tăng năng lực cạnh tranh để hội nhập với giáo dục đại học của khu vực và quốc tế. Vấn đề đặt ra cho tự chủ đại học hiện nay là cần sớm giải quyết dứt điểm các “điểm nghẽn” còn tồn tại nói trên.
Còn tồn tại nhiều bất cập trong việc triển khai cơ chế Hội đồng trường
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến khẳng định: "Thành lập Hội đồng trường là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho các trường đại học".
Trường đại học công lập tự chủ vẫn hoạt động theo định chế cơ quan chủ quản
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, trong tự chủ đại học, Nhà nước không thể trao quyền tự chủ trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường - đó chính là Hội đồng trường. Bởi vậy thành lập Hội đồng trường là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho các trường đại học.
Tuy nhiên, cơ cấu nhân sự của Hội đồng trường, phương thức làm việc và uy lực của nó lại phụ thuộc rất nhiều vào hình thức sở hữu, chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu của loại hình trường đại học, phụ thuộc mức độ tự nguyện chuyển quyền lực của chủ sở hữu cho chính Hội đồng trường. Do đó các trường đại học không thể "dàn hàng ngang" cùng đi vào tự chủ mà từng trường phải chủ động xây dựng lộ trình riêng cho mình. Các quy định của nhà nước cũng cần thể hiện tinh thần đó thì chủ trương tự chủ đại học mới thực sự đi vào cuộc sống.
Trên thực tế, việc triển khai cơ chế Hội đồng trường vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến cho rằng, trong tự chủ đại học, Nhà nước không thể trao quyền tự chủ trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường - đó chính là Hội đồng trường
Trong tổ chức quản trị Xã hội và Nhà nước có 2 loại định chế tổ chức rất phổ biến: Một là, định chế có cấu trúc kiểu tập quyền hay định chế cơ quan chủ quản (cấp trên bổ nhiệm cấp dưới và cấp dưới phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên dưới dạng các quyết định cá nhân, mọi nhà trường đều có cơ quan/bộ chủ quản, trường không được quyền tự chủ hoàn toàn). Hai là định chế điều phối tự quản kiểu hội đồng ( qua bầu chọn đại diện các nhóm lợi ích có liên quan, không có cơ quan/bộ chủ quản, trường được tự chủ tối đa).
Cho tới nay, cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập khác, các cơ sở giáo dục đại học công lập Việt Nam đều hoạt động theo định chế cơ quan chủ quản.
Trong khi đó, trong quá trình đổi mới đất nước nói chung và đổi mới giáo dục đại học nói riêng từ việc phân tích các điểm mạnh, yếu của 2 định chế tổ chức nêu trong Nghị quyết số 04/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã nêu:
"Chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính.
Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập".
Nghị quyết 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ Về dự thảo Nghị định quy định cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập cũng nêu rõ: " ...Chính phủ thống nhất chủ trương đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học gắn với nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Theo đó, các trường đại học được giao quyền tự chủ cả về chuyên môn, tổ chức nhân sự, tài chính và tăng cường trách nhiệm giải trình; giảm mạnh sự can thiệp hành chính của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động của các trường đại học, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản; đổi mới mô hình quản trị đại học theo hướng chuyển từ chế độ thủ trưởng (hiệu trưởng) sang chế độ tập thể lãnh đạo (hội đồng trường) tương tự như đã thực hiện đối với đổi mới doanh nghiệp nhà nước; quy định hội đồng trường là cấp có thực quyền, phân định rõ trách nhiệm giữa hội đồng trường với ban giám đốc (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đẩy mạnh thực hiện công khai, dân chủ, tôn trọng quyền của tập thể cán bộ, giảng viên...".
Còn quan niệm sai về sự hiện diện của 2 đại diện chủ sở hữu
Với chủ trương gia tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập, ở Việt Nam, cơ chế Hội đồng trường từng bước được khẳng định tại các văn bản pháp lý của Nhà nước.
Theo Luật Giáo dục 2005, Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường.
Do trước năm 2015 Nhà nước luôn là chủ sở hữu của các trường công lập nên ở các trường công lập cả Hiệu trưởng lẫn Hội đồng trường đều cùng là người đại diện cho Nhà nước. Vì có sự chồng lấn về chức năng giữa Hiệu trưởng và Hội đồng trường như vậy nên phần lớn hiệu trưởng thường không muốn tiếp nhận cơ chế Hội đồng trường trong trường mình; và nếu phải chấp nhận thành lập Hội đồng trường thì chỉ xem nó như là một tổ chức tư vấn của mình. Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường "đích thực" là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước khi muốn trao nhiều quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học.
Vấn đề còn trở nên phức tạp hơn khi một mặt, theo Bộ Luật Dân sự 2015, chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay là cộng đồng xã hội (toàn dân) chứ không phải Nhà nước như trước năm 2015, còn Nhà nước hiện nay chỉ đóng vai trò đại diện cho chủ sở hữu.
Mặt khác, tại Luật 34/2018/QH14, Điều 16 lại khẳng định "Hội đồng trường của trường đại học công lập ...thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan". Trong Luật hoàn toàn không nói tới khái niệm "Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học" (tức cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục đại học) mà chỉ nhắc tới "Cơ quan quản lý có thẩm quyền" (tức cơ quan quản lý nhà nước bao gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính quyền các địa phương quản lý trường đại học theo địa bàn).
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhận định, sự khác nhau đó ở 2 luật dẫn đến quan niệm sai trong nhiều người về sự hiện diện của 2 đại diện chủ sở hữu ở các cơ sở giáo dục đại học công lập. Tuy nhiên bất hợp lý này sẽ được hóa giải khi ta lưu ý rằng Hội đồng trường chỉ thực sự cần thiết đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ (hoạt động theo định chế điều phối tự quản kiểu hội đồng).
Còn ở các cơ sở giáo dục đại học chưa tự chủ (hoạt động theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền) thì không cần thành lập Hội đồng trường. Do đó cần phải hiểu cho đúng đại diện chủ sở hữu của cơ sở giáo dục đại học tự chủ phải là Hội đồng trường, còn đại diện chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục đại học chưa tự chủ mới là cơ quan chủ quản.
Việc đưa vào Nghị định 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật số 34/2018/QH14 khái niệm mập mờ "Cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở giáo dục đại học" áp dụng cho cả các cơ sở giáo dục đại học tự chủ là trái với tinh thần của Luật số 34/2018/QH14, nên cần được sửa ngay để Luật 34/2018/QH14 sớm đi vào cuộc sống.
Theo Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ (2005), Nhà nước chấp nhận cả hai loại hình trường tư thục: trường tư thục vì lợi nhuận và trường tư thục không vì lợi nhuận.
Thế nhưng, trong một thời gian dài quy định chỉ có một loại trường tư thục dẫn tới việc đưa đồng thời cả hai khái niệm "sở hữu tư nhân" (hay "sở hữu riêng/sở hữu chung theo phần" - theo Bộ Luật dân sự 2015) - vốn chỉ có đối với loại trường tư thục hoạt động có lợi nhuận và "sở hữu chung hợp nhất không phân chia" thường chỉ có ở loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận vào cùng một Quy chế 61/2009/QĐ-TTg (sửa đổi).
Chính việc trộn lẫn các khái niệm sở hữu như trên đã dẫn tới sự can thiệp thô bạo vào quyền của những nhà đầu tư có ý định đưa nhà trường của mình đi theo hướng có lợi nhuận; đồng thời làm cho việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục gặp nhiều trục trặc; có trường muốn ở lại với mô hình đại học dân lập để tiếp tục theo sở hữu tập thể (tức sở hữu chung hợp nhất) nhưng không được chấp thuận.
Những xung đột xảy ra khá phổ biến trong nội bộ các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập (cả dân lập lẫn tư thục) trong thời gian qua chủ yếu là do sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong trường (giữa Hội đồng trường với Ban giám hiệu, giữa các cổ đông với nhau).
Để giải tỏa các xung đột này giải pháp tốt nhất là phải tách bạch quyền hạn và chức năng giữa nhóm thành viên góp vốn (sáng lập và đầu tư), hội đồng trường (quản trị, định hướng và giám sát) và ban giám hiệu (quản lý và điều hành).
Tự chủ giáo dục đại học - từ chính sách đến thực tiễn. Bài 1: Chuyển đổi, nâng cấp các cơ sở giáo dục đại học GDĐH của Việt Nam có những bứt phá, nhiều cơ sở bước vào giai đoạn chuyển đổi, nâng cấp. Tuy nhiên, công cuộc chuyển đổi, nâng cấp hàng loạt này có thật sự là động lực để giúp các trường đại học phát huy tính tự chủ, nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo? LTS: Từ khi có Nghị quyết 29-NQ/TW về...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Không thể nhận ra Triệu Lệ Dĩnh hiện tại, nhan sắc chưa bao giờ sốc đến thế
Hậu trường phim
23:26:38 05/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Nghệ sĩ sở hữu biệt phủ 100 tỷ ở Đồng Nai, resort 10.000 m2 ở Di Linh: "Bị soi quá thì tôi trốn"
Sao việt
23:20:44 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025
Sỹ Luân thay đổi ra sao sau vụ tai nạn kinh hoàng?
Tv show
22:24:57 05/05/2025
Khâu Thục Trinh: Được khao khát nhất Cbiz, 1 idol Kpop mê, Thư Kỳ hại giải nghệ?
Sao châu á
22:14:15 05/05/2025
Loạt bom tấn ngoại đổ bộ rạp Việt tháng 5
Phim âu mỹ
22:07:00 05/05/2025
Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh
Thế giới
22:04:08 05/05/2025
Đại uý Lào nói tiếng Việt "như gió", vlog tường thuật diễu binh hút 6 triệu view
Netizen
21:33:49 05/05/2025