Phá rừng vì… nghèo
Rừng quốc gia Mũi Cà Mau thời gian qua bị “tàn sát” nghiêm trọng. Nhiều nguyên nhân được đặt ra như do quản lý lỏng lẻo của ngành chức năng và một nguyên nhân được cho là sâu xa nữa là do người dân… quá nghèo.
Thời gian qua, rừng quốc gia Mũi Cà Mau (một trong những khu Ramsar của thế giới) bị chặt phá nghiêm trọng. Vụ việc đang được ngành chức năng tỉnh Cà Mau điều tra làm rõ. Trong đó, cơ quan chức năng cũng đã cách chức, khởi tố một số cán bộ kiểm lâm vì thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, đối tượng chặt phá cây rừng chủ yếu là người dân sống quanh rừng quốc gia. Nguyên nhân sâu xa của việc chặt cây rừng trái phép là do cuộc sống quá khó khăn.
Nhiều diện tích rừng phòng hộ ở Cà Mau bị chặt phá nghiêm trọng.
Để có thêm thông tin về nguyên nhân nêu trên, giữa tháng 12, PV Dân trí đã về xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, nơi có diện tích rừng quốc gia khá lớn) để ghi nhận cuộc sống của người dân nghèo nơi đây.
Hết đường sống mới vào rừng chặt phá kiếm ăn
Theo chân một người quen ở địa phương, PV Dân trí đã tiếp xúc với một số với người dân sống gần khu vực rừng quốc gia để tìm hiểu đời sống của họ.
Tại khu vực kênh 5 (xã Đất Mũi), PV gặp chị H. (một người dân) đã có thời gian sống hơn chục năm ở vùng đất cuối cùng của đất nước này. Theo chị H. cho biết, quê chị ở Bạc Liêu, lấy chồng về Đất Mũi nhưng cuộc sống rất nhiều khó khăn bởi kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào mò cua, bắt ốc. Tuy nhiên, số lượng thủy sản này ngày càng ít đi trong khi người đổ về đây mưu sinh ngày một đông. Chính việc này càng làm cho cuộc sống của gia đình chị và rất nhiều gia đình khác càng thêm túng quẫn. “Không còn con cua, con ốc thì người dân chúng tôi chỉ còn cách vào rừng chặt cây mưu sinh”, chị H. cho biết.
Gia đình nghèo, kinh tế thiếu thốn nên để cất một mái nhà cũng không dễ dàng gì. Cũng từ đây, chị H. cho biết, chỉ còn cách phải vào rừng chặt lén vài cây đước về làm nhà. “Xin thì bảo vệ rừng không cho nên dù biết chặt cây trái phép là sai nhưng chẳng còn cách nào khác vì biết lấy tiền đâu để mua”, chị H. cho hay.
Video đang HOT
Hầu hết cuộc sống của người dân ở xung quanh rừng quốc gia Cà Mau rất nghèo khó
Cũng trong khu vực kênh 5, PV ghi nhận, cuộc sống ở đây không bắt cua, bắt cá thì có khá nhiều gia đình làm nghề hầm than củi. Hầu hết số than củi đều lấy từ cây đước và những cây đước này có được cũng là do vào rừng chặt trái phép.
Các số hộ dân ở đây cho biết, hầm than củi rất vất vả. Nghèo lắm mới làm nghề này. Để cho ra một lò chừng vài ký than củi phải mất 2- 3 ngày. Than củi chỉ khoảng 4.000 đồng – 5.000 đồng/kg. Số tiền này cũng chỉ đủ mua gạo ăn chứ không thể trang trải cho những thứ khác. Từ đó, có khá nhiều con em trong gia đình người dân nghèo ở vùng này không được đến trường.
Để có nguyên liệu làm than, người dân đều phải vào rừng để chặt cây đước trái phép. Có những gia đình gặp may thì trót lọt ra về nhưng cũng có gia đình không may khi gặp kiểm lâm phát hiện thì bị thu giữ cả phương tiện. Để chuộc lại phương tiện (vỏ lãi, máy) thì “số tiền bỏ ra cũng không ít”. Là dân nghèo, tiền chuộc phải đi vay mượn chứ không có sẵn nên mỗi khi bị giữ phương tiện thì coi như mất cả chỉ lẫn chài.
Chính vì chặt cây trái phép nên các lò hầm than thường xuyên bị ngành chức năng kiểm tra. Khi phát hiện, ngành chức năng tiến hành đập bỏ. Tuy nhiên, qua tiếp xúc với người dân, họ thẳng thắn rằng, ngành chức năng đập lò này thì họ xây lò khác vì lò than như là “nồi cơm” hàng ngày của họ.
Chính vì thế, theo ghi nhận của PV, thời gian qua, việc xử lý chặt phá rừng, đập lò than của ngành chức năng hầu như không triệt để chỉ vì cái nghèo.
Một lò hầm than từ cây đước của người dân
Tạo công ăn việc làm cho dân: Hết phá rừng ?
Với những người dân nghèo mà PV tiếp xúc, họ cho biết, ước mong của họ là có được công ăn việc làm để có thu nhập ổn định. Họ cũng thừa nhận rằng, không ai muốn vào rừng quốc gia để trốn trui trốn nhủi chặt cây trái phép.
Khi chúng tôi hỏi, chính quyền địa phương không hỗ trợ gì cho người dân nghèo của mình hay sao? Chị H. (ngụ kênh 5) cho biết, chị sống ở xã Đất Mũi hơn chục năm nay nhưng chưa bao giờ nhận được hỗ trợ gì từ chính quyền địa phương. Theo chị H., có thể địa phương cũng có hỗ trợ nhưng gia đình chị thì không thuộc số đó nên chỉ biết tự mình làm ăn sinh sống. “Gia đình tôi cũng muốn có tiền để có thể nuôi 1, 2 con heo nhưng biết kiếm đâu ra”, chị H. bùi ngùi.
Trong khi đó, một số người dân khác cho biết, địa phương cũng có hỗ trợ bằng cách cho vay tiền nhưng số tiền quá ít nên họ không biết phải làm gì. Không có công ăn việc làm, không có tiền sinh sống hàng ngày thì vào rừng chặt cây hầm than hoặc bán củi mưu sinh là khó tránh khỏi.
Dù có biển cấm nhưng người dân vẫn vào rừng chặt phá vì nghèo. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Trao đổi với PV Dân trí, ông Võ Công Trường- Phó Chủ tịch UBND xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển)- thẳng thắn cho biết, người dân vào rừng quốc gia chặt cây trái phép cũng có một phần nguyên nhân là do quá nghèo.
Ông Trường cho biết, xã Đất Mũi có rất nhiều dân từ khắp nơi đổ về sinh sống. Ở địa phương có thời điểm sống bằng thủy sản nhưng sau khi hết thủy sản thì họ bám rừng. Và cứ thế, rừng lại bị chặt phá.
Ông Trường cho rằng, địa phương có hỗ trợ dân bằng cách cho vay nhưng có khá nhiều hộ dân lại không nhận. Một phần họ cho rằng số tiền ít nhưng một phần có tiền họ cũng không biết phải làm gì để có hướng mưu sinh.
Để rừng quốc gia không bị xâm hại, theo ông Trường, địa phương và các ngành chức năng cũng đã thường xuyên kiểm tra, xử lý những hộ có hầm than. Tuy nhiên, ông Trường thừa nhận, khi đập bỏ lò than này thì người dân lại xây lò than khác nên việc xử lý cũng chưa như ý muốn.
Theo ông Trường, trước mắt, xã đang tiếp tục xây dựng một hợp tác xã nghêu để sau đó kêu gọi người dân nghèo vào làm xã viên. Từ đó có hướng giải quyết phần nào đời sống của họ cũng như giảm việc chặt phá rừng.
“Ngoài ra, chúng tôi cũng xin cho người dân được hưởng phí môi trường bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, cần giao cho dân quản lý diện tích rừng, sau đó sẽ trả lương hay khi khai thác rồi chia tỷ lệ thì nhiều khả năng rừng sẽ không mất nữa”, ông Trường kiến nghị.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Phát hiện thi thể người không đầu trôi trên biển
Trong lúc đánh cá trên biển, một ngư dân ở Cà Mau đã phát hiện thi thể môt người đàn ông bị mất đầu và tay, chân; phân cơ thê còn lại đang trong tình trạng phân hủy.
Sáng ngày 14/8, Đồn biên phòng Rạch Tàu (Bộ đội Biên phòng Cà Mau, đóng trên địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) cho biết, trong lúc đang đánh bắt cá, anh Phan Vũ Hận (38 tuổi, ngụ xã Đất Mũi, huyên Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) đã phát hiện một thi thể người đang trong tình trạng phân hủy nên đã vớt lên đưa vào đất liền.
Thi thể xấu số được xác định là nam giới. Ngay sau khi đưa thi thê vào bờ, anh Hân đã trình báo sự viêc với biên phòng và chính quyền địa phương. Đồn biên phòng Rạch Tàu đã phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản vụ việc.
Hiện tại thi thể đã được chôn cất nhưng vẫn chưa xác định được danh tính nạn nhân cũng như nguyên nhân tử vong.
Tuấn Thanh
Theo Dantri
Chốt án kỷ luật cán bộ vụ thẩm mỹ viện Cát Tường Liên quan đến vụ việc xảy ra ở thẩm mỹ viện Cát Tường, UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, vừa ra các văn bản với những hình thức kỷ luật cụ thể đối với cán bộ Phòng Y tế và UBND phường Đồng Tâm. Cụ thể, UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành quyết định kỷ luật khiển trách...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ

Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh
Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng
Phim châu á
23:50:57 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
Sao việt
23:47:47 12/05/2025
Liên hoan phim Cannes cấm các sao diện trang phục hở bạo
Hậu trường phim
23:33:43 12/05/2025
Chồng Từ Hy Viên lộ diện, thân hình gầy gò khó nhận ra
Sao châu á
23:31:07 12/05/2025
Miley Cyrus lên tiếng về tin đồn bất hòa với cha mẹ
Sao âu mỹ
23:28:45 12/05/2025
Vì sao Thanh Hằng trở lại show thực tế về người mẫu sau 9 năm?
Tv show
23:19:14 12/05/2025
Con gái nuôi hát 'Giấc mơ cánh cò', nghẹn ngào nhắc kỷ niệm với Phi Nhung
Nhạc việt
22:56:40 12/05/2025
Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã
Thế giới
22:49:20 12/05/2025
Từ sân khấu đáng quên Oscar 2025: Sẽ ra sao nếu Lisa "nhập vai" Bond Girl thế hệ mới?
Nhạc quốc tế
22:41:49 12/05/2025
Người đàn ông cầm dao đuổi đánh công nhân khai thác khoáng sản
Pháp luật
22:14:50 12/05/2025