Phải kiểm định chương trình chất lượng cao

Theo dõi VGT trên

Sau khi loạt bài “Lệch chuẩn chương trình chất lượng cao” (Báo SGGP đăng vào các ngày 4, 5 và 6-3) phản ánh những hạn chế, bất cập đang diễn ra trong thực tế đào tạo mang danh “chất lượng cao”, các cơ sở đào tạo, chuyên gia và nhà quản lý đã có nhiều ý kiến phản hồi.

Dưới đây là một số ý kiến của các chuyên gia về chương trình này.

* TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANH, Giám đốc Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục ( Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng):

Quan trọng là quá trình đào tạo, môi trường học tập

Nên hay không nên nâng điểm trúng tuyển vào các CTCLC? Đó là một vấn đề tranh luận sôi nổi giữa các trường đại học và cơ quan quản lý. Có một quan điểm khá phổ biến rằng, đã là CTCLC thì đầu vào phải cao hơn, hoặc ít nhất cũng phải ngang bằng với các chương trình đại trà.

Quan điểm này có phần hợp lý, vì khi nói đến CTCLC là người ta nghĩ đến đầu ra tốt hơn, chương trình nặng hơn, vì vậy người được tuyển vào cần phải có tố chất tốt hơn mới có thể hoàn tất chương trình một cách thành công. Đây cũng là quan điểm truyền thống về đào tạo và trên thực tế các trường đại học có thâm niên tồn tại từ trăm năm trở lên ở khu vực Âu, Mỹ hầu hết đều vận hành theo mô hình này.

Nhưng ngày nay, quan điểm về đào tạo đã thay đổi khá nhiều. Đầu vào tuy là một yếu tố quan trọng và đôi khi có tính quyết định nhưng không thể – và cũng không nên – là yếu tố duy nhất tác động đến chất lượng đầu ra.

Thực tế của Việt Nam đã chứng minh rất rõ là những học sinh tốt nghiệp lớp 12 chỉ ở mức từ trung bình khá trở lên, khi có điều kiện du học tự túc ở các nước tiên tiến thì lúc trở về, đa số đều có năng lực tốt hơn những em có điểm tuyển sinh đầu vào tương tự, nhưng học và tốt nghiệp ở trong nước. Đầu vào là như nhau, vậy sự khác biệt ở đây chỉ còn là quá trình đào tạo và môi trường học tập.

Một học sinh Việt Nam chọn học ngành kỹ thuật, có điểm đầu vào xuất sắc, được tuyển vào học chương trình tài năng ở một trường danh tiếng trong nước, nhưng nếu thiếu máy móc hiện đại để thực tập, thầy cô không có đủ ngoại ngữ hoặc sách vở để tiếp cận những kiến thức mới nhất của ngành, không có điều kiện để tham gia làm việc, trao đổi cọ xát với các doanh nghiệp hàng đầu trong từng ngành nghề, thì chắc chắn sinh viên tốt nghiệp không thể có được năng lực đầu ra mong muốn.

Phải kiểm định chương trình chất lượng cao - Hình 1

Video đang HOT

Sinh viên chương trình chất lượng cao Trường ĐH Tôn Đức Thắng trong giờ học thực hành

Theo nội dung cuộc tranh luận trong Hội nghị trực tuyến tuyển sinh 2020 chiều ngày 13-2, tôi thiên về việc đồng tình với ý kiến trao quyền tự chủ cho các trường trong việc xác định đầu vào, cũng như mức học phí cần thiết để có nguồn lực phục vụ việc đào tạo sinh viên tốt nghiệp theo đúng yêu cầu đầu ra của chương trình.

Tôi tin rằng, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, điểm cốt lõi khiến chương trình đào tạo của Việt Nam có chất lượng chưa cao, không phải là năng lực đầu vào chưa cao, mà là thiếu sự đầu tư cần thiết vào điều kiện giảng dạy – học tập và sự đãi ngộ tương xứng đối với giảng viên tạo ra một môi trường (nơi thầy và trò là những người bạn đồng hành trong quá trình học hỏi, nghiên cứu thông qua việc tự khám phá, tìm tòi, sáng tạo tương tự như ở các nước tiên tiến).

Đây là điều kiện căn bản mà tất cả giảng viên, sinh viên và nhà quản lý đều mong mỏi. Nhưng, không phải nơi nào cũng có được vì không đủ nguồn lực. Các chính sách tồn tại nhằm thúc đẩy việc tạo ra những điều kiện cần thiết để các trường phát triển, chứ không phải cản trở sự phát triển đó.

* PGS-TS NGUYỄN HỘI NGHĨA, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM:

Kiểm định ngay các chương trình chất lượng cao

ĐH Quốc gia TPHCM thực hiện đào tạo chương trình chất lượng cao (CTCLC) từ năm 2012 và đến năm 2014 thực hiện theo đúng Thông tư 23. Đến nay, ĐH Quốc gia TPHCM có 78 CTCLC tại 7 trường và khoa trực thuộc. Quy mô sinh viên CTCLC chiếm 17% so với tổng quy mô hiện nay của ĐH Quốc gia TPHCM.

Để thực hiện CTCLC, ĐH Quốc gia TPHCM ngoài việc tuân thủ theo Thông tư 23 còn có một quy chế riêng rất chi tiết và cụ thể hơn, đồng thời quy trình xét duyệt cũng chặt chẽ. Qua quá trình thực hiện, chúng tôi cho rằng, sinh viên CTCLC có thể chưa giỏi bằng hệ khác, nhưng phải đảm bảo giá trị gia tăng sau 4 năm học để chuẩn đầu ra tốt hơn đại trà.

Như vậy, vấn đề ở đây chính là cả thầy trò, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quản lý, nghiên cứu khoa học phải có “chất lượng” thì sản phẩm ắt sẽ có chất lượng như mong muốn. Thế nhưng hiện nay, Bộ GD-ĐT lại buông lỏng quản lý và giám sát khi các đơn vị thực hiện CTCLC bị lệch lạc. Do đó, ngoài việc phải thẩm định chặt chẽ các điều kiện thì giám sát phải được thường xuyên. Đặc biệt, theo tôi, tốt nhất là các CTCLC phải kiểm định. Điều 12 của Thông tư 23 cũng nói đến kiểm định nhưng tốt nghiệp 2 khóa mới kiểm định là hơi muộn.

* Th.S HỨA MINH TUẤN, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM:

Buộc dừng tuyển sinh nếu kiểm định không đạt

Theo tôi, trong bối cảnh và cơ chế hiện nay (học phí, chi phí đào tạo), các trường dần chuẩn hóa theo chuẩn quốc tế thì khó có thể chuẩn hóa nhanh và hoàn toàn được. Thực hiện CTCLC cơ quan quản lý cũng mong muốn đạt mục tiêu này.

Tuy nhiên, khi thực hiện ngoài những cái khó thì một số cơ sở đào tạo lại làm méo mó nên chương trình không thể đạt mục tiêu và dĩ nhiên xã hội chưa tin lắm. Do đó, nếu thực hiện theo đúng các quy định về cơ sở vật chất, đội ngũ, quan hệ doanh nghiệp… thì CTCLC ít nhất cũng đạt rồi.

Trong quá trình thực hiện CTCLC từ 2012 đến nay, chúng tôi thấy rằng, có 2 chuẩn phải cố gắng đạt được đó là: giảng viên, nghiên cứu khoa học. Thực tế, tuyển giảng viên trình độ quốc tế không hề đơn giản, nhưng một số trường cũng cố gắng. Nghiên cứu khoa học là tiêu chí có thể nói là hơi lý tưởng.

Bởi lẽ, ngay cả nhiều giảng viên còn không có bài báo quốc tế thì làm sao sinh viên có được, mà khối ngành kinh tế, xã hội lại càng khó hơn. Do đó, những trường đào tạo CTCLC nhiều năm rồi mà không kiểm định hoặc kiểm định mà không đạt, bắt buộc phải có chế tài, không có gì bằng việc cho dừng tuyển sinh. Phải công khai, minh bạch chất lượng thật sự của CTCLC.

THANH HÙNG ghi

Theo sggp

Chương trình chất lượng cao: Phải đúng như tên gọi

Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT khẳng định mục đích đào tạo chất lượng cao (CLC) trình độ ĐH là: "Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ ĐH ở những cơ sở đào tạo có đủ điều kiện nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới".

Chương trình chất lượng cao: Phải đúng như tên gọi - Hình 1


Ảnh minh họa/INT

Thông tư này đã hợp pháp hóa cho một số chương trình CLC thí điểm trước đó và tạo điều kiện cho nhiều trường ĐH mở hệ CLC về sau. Ở cả trường công lẫn tư, sau Thông tư 23, tốc độ tăng trưởng chương trình CLC so với chương trình đại trà diễn ra khá nhanh. Như Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM đến nay đã có 5/11 ngành tuyển sinh CLC, chỉ tiêu từ 300 thí sinh (năm 2012) đến nay đã chiếm 1/3 tổng chỉ tiêu. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đào tạo 17 chương trình CLC/39 chương trình đào tạo, chiếm tỷ lệ gần 44%. Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chương trình đại trà có 39 ngành thì hệ CLC cũng theo sát đến 26 ngành.

Chương trình đào tạo CLC đã mang lại những hiệu quả tích cực trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu hội nhập. Ở những trường thực hiện nghiêm túc Thông tư 23, chất lượng đào tạo đã được xã hội tín nhiệm, tỷ lệ có việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp ở một số trường khá cao, có nơi cao hơn cả hệ đại trà.

Đặc biệt, trong bối cảnh học phí đại học còn thấp, nguồn thu từ các chương trình CLC giúp các trường đầu tư cải thiện được điều kiện cơ sở vật chất dạy học, phòng thí nghiệm; nâng cao thu nhập cho đội ngũ, tránh tình trạng chạy máu chất xám. Việc thực hiện tốt mô hình CLC cũng góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các trường ở trong nước cũng như quốc tế. Nhiều chương trình CLC của các trường đã tuyển sinh được sinh viên nước ngoài.

Tuy vậy, việc tăng trưởng quá nóng của loại hình CLC cũng đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Do chỉ tiêu hệ CLC nằm trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh của tất cả các hệ nên các trường càng tăng tỷ lệ này, nhất là ở trường công đồng nghĩa thu hẹp tỷ lệ hệ đại trà, ảnh hưởng đến cơ hội của thí sinh muốn học hệ này. Nhiều ý kiến về vấn đề công bằng giáo dục cũng được đặt ra từ thực tế này.

Một thực trạng đáng quan ngại khác, bên cạnh những trường làm tốt công tác đào tạo CLC, vẫn có không ít nơi thực hiện chưa tốt quy định. Sức hút học phí CLC quá lớn nên vì đảm bảo về mặt tài chính, một số cơ sở đào tạo đã định ra những mức điểm chuẩn đầu vào thấp hơn nhiều so với đại trà để tranh thủ nguồn tuyển. Không chỉ thấp 1 - 2 điểm, có ngành, có nơi điểm chuẩn CLC còn thấp hơn trên 5 điểm so với đại trà.

Đầu vào hạn chế hơn hệ đại trà, lại đòi hỏi cao về tiếng Anh nên nhiều sinh viên không theo kịp chương trình. Có trường, vì để chạy theo năng lực còn hạn chế của sinh viên, sau vài năm đào tạo bằng tiếng Anh, lại quay lại dạy bằng tiếng Việt. Thực trạng này đã khiến dư luận nghi ngại về ba chữ CLC. Đến nỗi, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) đã kêu lên rằng: "Không thể gọi là CLC mà là chương trình dịch vụ cao, vì rớt chương trình đại trà thì lại vào chương trình CLC!".

Phát triển các chương trình CLC là hướng đi đúng trong bối cảnh đổi mới, hội nhập giáo dục đại học nhưng chính sách học phí lại quá thấp như hiện nay. Những tồn tại phát sinh trong thực tiễn thực hiện chương trình CLC đòi hỏi phải có sự kiểm soát và giám sát chặt chẽ.

Mới đây, Bộ GD&ĐT đưa tuyển sinh CLC vào Dự thảo Quy chế tuyển sinh 2020 hay tăng cường hậu kiểm, kiểm định chất lượng các chương trình CLC là những động thái cần thiết về mặt quản lý để đảm bảo đào tạo CLC đúng như tên gọi. Về phía mình, các trường đại học được quyền phát huy vai trò tự chủ trong tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo trách nhiệm tuân thủ các quy chuẩn chất lượng và trách nhiệm trước xã hội.

Tâm An

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu': Bệnh nhi chấn thương rất nặngVụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu': Bệnh nhi chấn thương rất nặng
21:21:33 04/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Làm rõ có hay không hành vi cố ý không khởi tốVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Làm rõ có hay không hành vi cố ý không khởi tố
21:24:58 04/05/2025
Sỹ Toàn: Tôi và Ngọc Tiên như vợ chồng son, không áp lực chuyện con cáiSỹ Toàn: Tôi và Ngọc Tiên như vợ chồng son, không áp lực chuyện con cái
23:08:08 04/05/2025
"Cha đẻ" bản hit 3 tỷ lượt xem dở khóc dở cười vì bị nhầm là... cố nhạc sĩ"Cha đẻ" bản hit 3 tỷ lượt xem dở khóc dở cười vì bị nhầm là... cố nhạc sĩ
21:46:50 04/05/2025
Tạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho conTạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho con
21:55:31 04/05/2025
Nữ NSND mang quân hàm Đại tá gây sốt với bức ảnh mặc quân phục ở tuổi 56Nữ NSND mang quân hàm Đại tá gây sốt với bức ảnh mặc quân phục ở tuổi 56
22:44:10 04/05/2025
Nữ diễn viên được mẹ chồng thương hơn con ruột, muốn cuối đời vẫn làm vợ Anh ĐứcNữ diễn viên được mẹ chồng thương hơn con ruột, muốn cuối đời vẫn làm vợ Anh Đức
22:32:03 04/05/2025
Hoa hậu 4 con Jennifer Phạm vai trần gợi cảm, Quách Thu Phương U50 trẻ trungHoa hậu 4 con Jennifer Phạm vai trần gợi cảm, Quách Thu Phương U50 trẻ trung
22:47:09 04/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bận rộn vẫn muốn ăn ngon: Đừng bỏ lỡ 4 món "cơm măng lười" dễ làm, siêu hấp dẫn

Bận rộn vẫn muốn ăn ngon: Đừng bỏ lỡ 4 món "cơm măng lười" dễ làm, siêu hấp dẫn

Ẩm thực

05:49:47 05/05/2025
Hãy cùng thử ngay 4 món ăn chế biến kiểu cơm lười với măng tươi - vừa ngon vừa gọn, hợp lý cho những ngày bận rộn.
Lưu Thi Thi 17 tuổi đẹp khủng khiếp: Khó tin nhan sắc đỉnh cao cỡ này, xứng danh ngọc nữ của làng phim Trung Quốc

Lưu Thi Thi 17 tuổi đẹp khủng khiếp: Khó tin nhan sắc đỉnh cao cỡ này, xứng danh ngọc nữ của làng phim Trung Quốc

Hậu trường phim

05:46:23 05/05/2025
Nhìn lại nhan sắc tuổi 17 của Lưu Thi Thi mới thấy không phải tự dưng cô lại trở thành một trong những nàng ngọc nữ của làng giải trí Trung Quốc.
Đi thuê nhà, cô gái phát hiện 19 thỏi vàng giấu trong tủ quần áo, nửa năm sau bị tòa triệu tập

Đi thuê nhà, cô gái phát hiện 19 thỏi vàng giấu trong tủ quần áo, nửa năm sau bị tòa triệu tập

Lạ vui

05:43:13 05/05/2025
Vào tháng 12/2022, Tiểu Vương thuê một căn nhà cũ trong khu dân cư tại thành phố Côn Minh (Trung Quốc). Trong lúc dọn dẹp, cô vô tình phát hiện một chiếc túi nilon giấu kín trên tầng lửng của tủ quần áo
Ngoại trưởng Nga và Ấn Độ thảo luận về căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Ngoại trưởng Nga và Ấn Độ thảo luận về căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Thế giới

05:34:42 05/05/2025
Trong một diễn biến liên quan, các nguồn tin chính thức ngày 3/5 cho biết một lính biên phòng Pakistan đã bị Lực lượng an ninh biên giới Ấn Độ bắt giữ ở khu vực dọc biên giới chung thuộc bang Rajasthan.
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?

Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?

Sao việt

23:39:11 04/05/2025
Cuộc sống hiện tại sau khi đã giải nghệ, Việt Trinh cho biết, cô chỉ ở nhà chăm vườn, trồng hoa, cây ăn trái, trồng những giống mới, giống cũ ngày xưa.
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều

Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều

Tv show

23:05:05 04/05/2025
Cho thấy sự tiến bộ trong tập 7 Đánh thức đam mê , Đang Đang được Ngọc Sơn khen ngợi về giọng hát, đồng thời khuyên cô cần trau dồi nhiều hơn khi làm nghề.
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?

Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?

Netizen

23:04:34 04/05/2025
Hoàng đế ở các triều đại phong kiến Trung Quốc được xem sự tồn tại tối cao trong thiên hạ, thế nhưng những ai từng đến thăm Cố cung, có lẽ sẽ phát hiện, phòng ngủ của Hoàng đế thường không rộng quá 10 mét vuông.
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo

Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo

Sao thể thao

23:02:43 04/05/2025
Trent Alexander-Arnold nhiều khả năng sẽ gia nhập Real Madrid ngay trước khi FIFA Club World Cup 2025 khởi tranh, với mức phí chuyển nhượng chưa đến 1 triệu bảng.
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ

'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ

Sao châu á

23:02:13 04/05/2025
Theo The Japan News hôm 3.5, Ryoko Hirosue sẽ tạm gác các hoạt động trong ngành giải trí để tập trung điều trị sức khỏe tâm thần.
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại

3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại

Nhạc việt

22:36:44 04/05/2025
Tuấn Ngọc, Trung Quân Idol và Nguyên Thảo đều sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, có giọng hát mang theo âm hưởng đặc trưng của phố núi, tạo nên phong cách biểu diễn riêng biệt.
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng

Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng

Pháp luật

22:24:01 04/05/2025
Chiều 4/5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa triệt phá thành công hai tụ điểm đánh bạc quy mô lớn dưới hình thức đá gà, lắc tài xỉu, bắt 34 đối tượng và thu giữ gần 200 triệu đồng.