Phân hóa như… chọn sách giáo khoa mới
Để tránh lãng phí, tăng cường khai thác sách giáo khoa cũ, không gì hơn các trường trong tỉnh có chung một bộ sách giáo khoa lớp 1 ngay trong năm học 2020-2021
Bên cạnh dịch viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (Covid-19), việc chọn sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020-2021 đang nhận được sự quan tâm của thầy cô giáo được phân dạy khối 1 nói riêng và giáo viên tiểu học nói chung.
Có nhiều lo ngại việc tác động của quyền lực… đến chọn sách giáo khoa, chọn vì quan hệ, chọn vì gợi ý… của cấp trên..
Khi tâm thế chọn sách vì phù hợp với mình và học trò, phù hợp thực tế giáo dục địa phương, đã có sự phân hóa lớn trong kết quả chọn sách của các trường hiện nay.
Người viết lấy số liệu tổng hợp của một địa phương, vì lý do tế nhị nên không có tên địa phương, tên sách giáo khoa, chỉ có tên bộ sách viết tắt.
Bảng tổng hợp kết quả chọn sách giáo khoa lớp 1 của một số trường tiểu học (Ảnh do tác giả cung cấp)
Trong cùng địa phương, có điều kiện kinh tế xã hội khá tương đồng, cơ sở vật chất rất tốt; đều chọn sách theo tiêu chí của địa phương quy định, thế nhưng kết quả không hề giống nhau.
Kết quả chọn sách nói lên không có sự tác động của “thế lực” nào lên các hội đồng chọn sách; không có trường nào chọn các đầu sách cùng một bộ; không có trường nào giống nhau hoàn toàn.
Kết quả chọn sách phân hóa như vậy có thuận lợi gì?
Video đang HOT
Thuận lợi đầu tiên phải nói đến là bộ sách được chọn phù hợp với giáo viên sẽ dạy lớp 1, học sinh và điều kiện cụ thể của trường học.
Kết quả chọn sách giáo khoa kịp thời để thông báo cho phụ huynh, học sinh chuẩn bị cho năm học mới.
Kết quả chọn sách phân hóa cũng thể hiện tính dân chủ của quá trình chọn sách, không bị ai tác động hay điều khiển.
Kết quả chọn sách phân hóa như vậy có khó khăn gì?
Năm học 2021-2022, mỗi tỉnh sẽ chọn 1 bộ sách giáo khoa chung, tất nhiên sẽ dẫn đến khả năng sách khoa năm 2020-2021 không trùng với bộ sách mới, chắc chắn sẽ xảy ra sự lãng phí.
Bộ sách năm học 2021-2022 sẽ khó lòng thỏa mãn, phù hợp với tất cả giáo viên và học sinh các trường trong tỉnh.
Giải pháp nào tránh lãng phí, đáp ứng nhiều nhất cho giáo viên, học sinh?
Để tránh lãng phí, tăng cường khai thác sách giáo khoa cũ, không gì hơn các trường trong tỉnh có chung một bộ sách giáo khoa lớp 1 ngay trong năm học 2020-2021.
Bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 cũng là bộ sách lớp 1 năm học 2021-2022.
Muốn vậy phải có sự đồng thuận cao nhất của giáo viên, hội đồng chọn sách trong các trường học hiện nay.
Để làm được điều này, Sở Giáo dục và Đào tạo cần thống kê kết quả chọn sách lớp 1 của các trường trên toàn tỉnh; lấy kết quả chung nhất của cả tỉnh về mỗi đầu sách dựa trên lựa chọn nhiều nhất của các trường tiểu học trong tỉnh làm bộ sách lớp 1 của tỉnh vào năm học 2021-2022.
Vì năm học 2021-2022 tỉnh cũng phải chọn 1 bộ sách lớp 1 chung, làm như thế vừa giảm công tác phải chọn lựa sách giáo khoa lớp 1, vừa khai thác tận dụng được trí tuệ tập thể của rất nhiều giáo viên trong địa phương trong chọn sách giáo khoa.
Thông báo kết quả chọn lựa bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2021-2022 đến từng trường, đề nghị các trường tham khảo; nghiên cứu lại bộ sách 2021-2022 đã được chọn lựa; nếu vẫn phù hợp với trường mình thì chọn lựa, trên cơ sở tuyệt đối tôn trọng quyết định chọn sách của trường học.
Nếu giáo viên, nhà trường thấy chưa phù hợp với mình nhưng khắc phục được, nên chọn bộ sách chung này, vì học trò, vì phụ huynh.
Năm học 2021-2022 khi tiến hành chọn sách giáo khoa theo luật giáo dục mới, hội đồng chọn sách của tỉnh chỉ phải chọn sách giáo khoa lớp 2.
Làm như thế sẽ giảm thiểu tối đa sự lãng phí sách năm học 2020-2021; kết quả chọn sách giáo khoa 2021-2022 đáp ứng tiêu chí phù hợp với giáo viên trên địa phương nhiều nhất.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Liệu có khách quan trong lựa chọn sách giáo khoa?
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố 5 bộ sách giáo khoa (SGK), có rất nhiều ý kiến lo ngại xung quanh những tiêu cực, thiếu khách quan trong việc chọn SGK. GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình SGK mới đã có những chia sẻ với phóng viên Kinh tế & Đô thị xung quanh vấn đề này.
Giờ học của cô và trò trường THCS Chu Văn An, huyện Thanh Trì. Ảnh: Công Hùng
Lo ngại
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, việc dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT quy định các trường phổ thông chọn SGK là đúng đắn, phù hợp với Nghị quyết 88 năm 2014 của Quốc hội. Đặc biệt, việc Bộ GD&ĐT chính thức phá vỡ thế độc quyền với duy nhất 1 bộ SGK dùng chung cho cả nước cho thấy sự thay đổi đáng kể trong giáo dục phổ thông. Theo đó, năm học tới (2020 - 2021), các cơ sở giáo dục được phân quyền lựa chọn bộ SGK phù hợp với đặc thù của địa phương, cơ sở.
Theo quy định của Luật Xuất bản, NXB sẽ phải chịu sự điều chỉnh của đạo luật này về hoạt động xuất bản và các hành vi liên quan. Tuy nhiên, không có điều luật nào cho phép các NXB trả thù lao cho giám đốc sở GD&ĐT trong việc chỉ đạo biên soạn SGK.
Bàn về câu chuyện chọn SGK, GS Nguyễn Minh Thuyết phân tích: "Nghị quyết 88 giao các trường chọn sách là đúng. Ví dụ, hiện có 5 bộ SGK lớp 1. Các bộ sách này có một điểm chung là đều đạt chuẩn sàn, nghĩa là đạt chuẩn cơ bản, còn sự phù hợp cụ thể đến đâu thì chỉ các cơ sở giáo dục, các thầy cô đứng lớp mới hiểu thấu và lựa chọn chính xác được".
Dù rất đồng tình với chủ trương để các trường phổ thông làm chủ trong việc lựa chọn SGK nhưng GS Nguyễn Minh Thuyết tỏ vẻ hoài nghi tính dân chủ trong quá trình lựa chọn SGK. GS Nguyễn Minh Thuyết nói: "Giao các trường chọn SGK là chuẩn nhất, sát thực tiễn nhất. Nhưng làm thế nào để việc lựa chọn được dân chủ mới đáng bàn. Trên thực tế, lâu nay, việc mua sắm thiết bị, sách vở kể cả mua sách tham khảo vẫn có nếp chỉ đạo từ cấp trên, hầu như không có trường nào dám trái ý kiến chỉ đạo, kể cả chỉ đạo miệng. Lo ngại này là có cơ sở, đặc biệt khi có thông tin một nhà xuất bản (NXB) to trả lương cho lãnh đạo và chuyên viên sở GD&ĐT một TP lớn. Nếu vậy thì thật khó nói đến chuyện khách quan được".
Cần hài hòa giữa Nghị quyết 88 và Luật Giáo dục
Tiếp tục đưa ra những đóng góp cho việc xây dựng Thông tư hướng dẫn việc chọn SGK, GS Nguyễn Minh Thuyết "hiến kế": "Thông tư cần có tầm nhìn xa, kết hợp hài hòa các quy định của Nghị quyết 88 của Quốc hội (đang có hiệu lực) và quy định của Luật Giáo dục (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020). Nghị quyết 88 quy định các cơ sở giáo dục được lựa chọn bộ SGK trong các bộ sách đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt sử dụng. Còn Luật Giáo dục quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK".
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, như vậy, trong một câu chuyện lựa chọn SGK có 2 chế định thoạt nhìn có vẻ khác nhau: Một văn bản giao quyền cho cơ sở giáo dục, một văn bản giao quyền cho chính quyền địa phương. "Nhưng, chúng ta cần lưu ý, Luật Giáo dục quy định chính quyền cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn, không phải là quyết định lựa chọn những quyển SGK cụ thể. Như vậy, Thông tư của Bộ GD&ĐT nên xác định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh chỉ đạo, tổ chức việc lựa chọn SGK của cơ sở sao cho minh bạch, dân chủ, khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật. Thông tư phải có tính dài hơi hơn, chứ không thể chỉ có giá trị một năm, rồi từ năm học 2021 - 2022 lại ban hành thông tư mới" - GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.
Liên quan đến nội dung lựa chọn SGK, gần đây, nhiều giáo viên đã thắc mắc về kinh phí mua SGK mới để nghiên cứu, thực hiện quyền lựa chọn, bởi nếu mua đủ bộ sách sẽ khá tốn kém. Đơn cử như trường hợp ở TP Hồ Chí Minh, lãnh đạo Sở GD&ĐT đã yêu cầu nhà trường tự mua sách để trang bị cho tủ sách, giúp các giáo viên tiếp cận SGK mới.
Chưa rõ Thông tư sắp tới sẽ quy định ra sao và kinh phí thư viện trường học có đáp ứng được yêu cầu mua đủ SGK mới không, nhưng theo nhận định của Tổng chủ biên Chương trình SGK mới, việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ giải quyết được vấn đề này. "Tốt nhất, theo tôi nên thực hiện ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, công bố chế bản SGK lên mạng internet. Khi đưa lên mạng, giáo viên và người dân trên toàn quốc sẽ có điều kiện nghiên cứu, góp ý lựa chọn. Như vậy vừa tiết giảm chi phí mua sách, vừa bảo đảm dân chủ. Có người nói đưa chế bản SGK lên mạng sẽ bị in lậu. Nhưng công nghệ thông tin hoàn toàn có thể giải quyết được chuyện này".
Theo kinhtedothi
Các trường được chọn SGK lớp 1: Quy trình ra sao? Theo Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực từ 1-7-2020 quy định: UBND tỉnh, TP quyết định việc lựa chọn SGK mới. Nhưng dự kiến tháng 3-2020 các địa phương phải chọn xong SGK cho năm học mới. Chính vì vậy, năm học đầu tiên thay SGK lớp 1, UBND tỉnh, TP chưa có thẩm quyền chọn SGK, vậy việc quyết định...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thùng bồn của xe đầu kéo bất ngờ bốc cháy trên cao tốc

Tìm thân nhân bộ xương người được phát hiện dưới chân cầu ở TPHCM

Chuột cắn dây điện gây cháy du thuyền ở Long An

Sức khỏe của 4 người bị thương trên đường hành hương hiện ra sao?

Ô tô chở đoàn hành hương 24 người gặp tai nạn, nhiều nạn nhân cấp cứu

Vụ cháu bé bị bò tấn công ở Đà Nẵng: Yêu cầu chấm dứt thả rông gia súc

Xác minh clip người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô

Bắt quả tang kẻ có hành vi biến thái trước mặt các cô gái ở biển Nha Trang

Nam thanh niên bị tài xế xe ôm công nghệ tấn công ở TPHCM

Cô gái 23 tuổi tố cáo bị tài xế ô tô hành hung

Vụ cháu bé bị bò thả rông tấn công: Tìm được sẽ tạm giữ đàn bò

Sửa 11 luật quân sự, quốc phòng, có nhiều quy định mới về nhập ngũ
Có thể bạn quan tâm

Pha Lê: đàn em thân thiết CEO Hồ Nhân, 13 lần hư thai, khuyên hội chị em 1 câu?
Sao việt
11:25:19 13/05/2025
Nấu và ăn nhiều 4 món rau bổ gan: Làm giảm chứng nóng gan, giúp ngủ ngon, vừa bổ dưỡng lại rẻ tiền
Ẩm thực
11:09:46 13/05/2025
Công sở vào hè cùng những gam màu nhã nhặn
Thời trang
11:04:13 13/05/2025
Honda CR-V có thêm phiên bản mới siêu hầm hố, 'đe nẹt' Mazda CX-5, Hyundai Tucson
Ôtô
10:47:58 13/05/2025
Nhiều mẫu xe máy ở Việt Nam có nguy cơ bị ' khai tử' khỏi thị trường
Xe máy
10:38:11 13/05/2025
Cơ quan điều tra kiến nghị chấn chỉnh tình trạng "chạy thầu" vì "kẽ hở" qua vụ Thuận An
Pháp luật
10:33:58 13/05/2025
Khám phá điểm đến ở Việt Nam sắp xuất hiện trong phim Hollywood
Du lịch
10:04:45 13/05/2025
Hậu Hoàng tái xuất giao diện gây điên đảo, CĐM bị hút 1 điểm như sao Hàn
Netizen
09:46:28 13/05/2025
Chàng trai đặt hình mẫu giống Song Hye Kyo, chinh phục gái xinh trên show hẹn hò
Tv show
09:04:27 13/05/2025
Hai việc người dùng Galaxy cần làm ngay sau khi cập nhật One UI 7
Đồ 2-tek
08:58:05 13/05/2025