Phân luồng học sinh vẫn không có lối thoát
Một mình ngành GD-ĐT không thể thực hiện được việc phân luồng học sinh sau THCS. Đó là khẳng định được đưa ra tại hội thảo phân luồng học sinh sau THCS và THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm qua (20.12).
Công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông hiện nay còn yếu – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ào ạt vào ĐH, lơ là các trường nghề
Phân luồng trong giáo dục đã được chỉ đạo tại Nghị quyết hội nghị T.Ư 2 khóa 8 (năm 1996) tuy nhiên sau 17 năm, công tác này vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Mới đây nhất, Nghị quyết hội nghị T.Ư 8 nhắc lại vấn đề này và nêu rõ: Phân luồng sau THCS là việc buộc phải làm để nâng cao chất lượng đào tạo và cân đối nguồn nhân lực.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, việc phân luồng hiện vẫn đang hết sức khó khăn. Hầu như học sinh (HS) tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, sau đó thi vào ĐH, CĐ. Tỷ lệ HS sau THCS sang học các hệ nghề nghiệp còn rất thấp so với chỉ tiêu 30% mà Bộ Chính trị giao. Điều này gây áp lực rất lớn cho các trường ĐH, CĐ; ngược lại, các trường trung cấp (TC) CN, trường nghề tuyển sinh vô cùng khó khăn.
Thực tế này không chỉ diễn ra ở thành thị, đồng bằng. Một số tỉnh vùng núi phía bắc cũng trong tình trạng tương tự. Đại diện Sở GD-ĐT Hòa Bình cho hay năm học 2011 – 2012 chỉ 0,61% HS tốt nghiệp THCS đi học TCCN và TC nghề. Từ năm 2006 đến nay, công tác tuyển sinh TCCN hệ THCS giảm dần, kết quả tuyển sinh chỉ đạt từ 15 – 20%, một số ngành không có HS đăng ký theo học.
Chểnh mảng trong hướng nghiệp
Ông Lê Đông Phương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, chỉ ra rằng đa số HS, nhất là bậc THCS, đều “đói” thông tin về nghề nghiệp, trong khi các tài liệu giáo dục hướng nghiệp chỉ đề cập đến một số ít nghề phổ biến trong rất nhiều nghề hiện nay. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn phân ban và định hướng học tập hàn lâm sau này của HS bậc THPT.
Thực trạng là hiện nay có tới hơn 2/3 HS lớp 10 đăng ký học ban khoa học tự nhiên để thi khối A, trong khi rất nhiều HS có năng lực và sẽ có tương lai thực sự nếu lựa chọn các hướng khác. Ông Phương đề xuất phải tổ chức hướng nghiệp cho HS từ năm lớp 6 chứ không đợi đến lớp 9.
Video đang HOT
Chính Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận điều này khi nhận định công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông còn yếu; quy mô, điều kiện của các cơ sở dạy nghề và TCCN chưa đáp ứng được nhu cầu cũng là nguyên nhân khiến công tác phân luồng HS sau THCS chưa đạt yêu cầu.
Cơ cấu hệ thống giáo dục bất hợp lý
Nhiều ý kiến cho rằng cơ cấu hệ thống giáo dục trung học và sau trung học hiện nay cũng ảnh hưởng đến phân luồng.
Sự mở rộng quá nhanh các trường THPT khiến HS sau khi tốt nghiệp THCS hầu như đều chọn con đường học tiếp vào THPT. Thống kê của Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD-ĐT cũng cho thấy chủ trương phân luồng sau THCS ngày càng ngược lại với mong muốn khi mà tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS vào THPT ngày càng tăng. Cụ thể, năm học 2007 – 2008 có 77,7% học sinh tốt nghiệp THCS chuyển tiếp lên lớp 10 thì đến năm 2010 – 2011 tỷ lệ này lên tới 84,1%.
Trong khi đó hệ thống các cơ sở đào tạo sau trung học như TCCN, TC nghề… chưa đáp ứng nổi nhu cầu học tập của HS tốt nghiệp THPT nên nhiều HS sau khi tốt nghiệp xong nếu không vào ĐH, CĐ thì cũng khó có nghề nghiệp ổn định. Bên cạnh đó, gần đây, việc nâng cấp nhiều trường TCCN thành CĐ (chỉ tuyển HS tốt nghiệp từ THPT) khiến HS sau khi tốt nghiệp THCS mất cơ hội có nhiều trường TCCN để vào học.
Giải quyết khâu việc làm
Vụ Giáo dục chuyên nghiệp đang xem xét quy định tỷ lệ phân luồng HS sau THCS là 70/30. Nghĩa là 70% HS tốt nghiệp THCS vào THPT, 30% còn lại vào học các trung tâm giáo dục thường xuyên, TCCN và học nghề. Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Ga, để làm được việc này, vấn đề tiên quyết là phải giải quyết được việc làm cho người học. Cũng theo khảo sát của Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, có đến 85,4% ý kiến đồng ý với nhận xét thiếu việc làm là nguyên nhân ảnh hưởng đến phân luồng giáo dục.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ví việc phân luồng HS vào học nghề hiện nay như “con đường nho nhỏ ngoằn ngoèo khó đi” nên không hề dễ dàng. Ông Luận khẳng định một mình ngành GD-ĐT không thể làm nổi. Phân luồng muốn làm được thì phải mở đúng tuyến và phải có hàng loạt những giải pháp hỗ trợ, từ việc tuyển sinh đầu vào đến việc sử dụng lao động sau khi tốt nghiệp, chính sách ưu tiên về học phí so với ĐH, CĐ…
“Nếu chỗ tuyển dụng nào cũng đòi hỏi phải tốt nghiệp ĐH, có bằng thạc sĩ… thì dù có tuyên truyền, vận động và đổi mới hoạt động của các trường trung cấp cách mấy cũng không thu hút được HS vào học nghề và việc phân luồng vẫn không có lối thoát” – ông Luận nói.
Theo VNE
Cách chọn trường học nghề đảm bảo đầu ra
Việc thành thạo tay nghề là lợi thế giúp ứng viên ghi điểm với doanh nghiệp và có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường.
Tuy nhiên, ngoài yếu tố lành nghề, các bạn trẻ cần chọn được môi trường đào tạo phù hợp, học đúng ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu cao.
Thực tế hiện nay, nhiều sinh viên ra trường rất khó tìm được việc làm trong khi không ít doanh nghiệp vẫn "khát" người có chuyên môn, tay nghề giỏi. Nguyên nhân chủ yếu là cung cầu lệch nhau, nhiều bạn trẻ chưa biết nắm bắt nhu cầu ngành nghề xã hội cần.
Theo số liệu Thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam, gần đây, lĩnh vực dịch vụ chiếm hơn 39,10% trong GDP, trong đó tỷ trọng kinh doanh liên quan đến du lịch - khách sạn chiếm vị trí thứ 2 toàn ngành. Mặc dù khác nhau về cơ chế song các nền kinh tế hiện đại, dù là đang phát triển hay phát triển đều có một đặc điểm chung là tỷ trọng của dịch vụ ngày càng tăng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy, dịch vụ được xem là lĩnh vực cần nhiều lao động và tạo ra nhiều việc làm hiện nay.
Đặc điểm của ngành dịch vụ là đa dạng ngành nghề và khuyến khích các kỹ năng xã hội của cá nhân. Vì vậy, khi tham gia vào môi trường này, các bạn trẻ không phải gò mình trong kiến thức lý thuyết đơn thuần mà chất lượng tay nghề được xây dựng từ chính những gì các bạn được trải nghiệm thực tế và tích lũy. Với sự năng động, nhạy bén, tự tin và thích thử thách, các bạn trẻ dễ thành công và có thu nhập ca với công việc này.
Sau khi không trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học vừa qua, Trần Ngọc Hân đã đăng ký học ngành quản trị khách sạn. Khi được hỏi lý do chọn ngành này, Hân chia sẻ: "Tôi chọn trường Việt Giao vì chị tôi từng học ở đây, một trường trung cấp nổi tiếng về lĩnh vực đào tạo các ngành dịch vụ. Dựa trên nền tảng căn bản đó, tôi tin quyết định học ngành này sẽ giúp tôi có được một công việc tốt khi ra trường".
Nhiều năm nay, tại trường Việt Giao, vấn đề đảm bảo việc làm sau khi ra trường đã tạo được ấn tượng tốt cũng như xây dựng được niềm tin với học viên. Chủ trương của trường là không đào tạo đại trà, chỉ lấy đủ chỉ tiêu đầu vào và chất lượng của quá trình đó được khẳng định bằng chính thu nhập mà học viên sau 2 năm học.
Cô Trần Như Quỳnh - phụ trách bộ phận tuyển sinh của trường Việt Giao - cho biết, chính sự kết hợp phong phú của các môn học nghệ thuật với chuyên ngành học tại trường đã tạo nên sự mới mẻ, giúp "mê hoặc" các bạn trẻ. Từ đó, sự hứng thú học tập cũng như lòng đam mê nghề nghiệp trong học viên sẽ có dịp trỗi dậy. Quá trình học bao gồm nhiều kỹ năng, kiến thức độc đáo, những bài học kinh nghiệm quý của nghề sẽ được tích lũy dần dần qua từng giờ học, tiết học. Do đó mỗi ngày trôi qua ở Việt Giao đều thú vị, hữu ích và ý nghĩa.
Trong quá trình học bao kỹ năng, kiến thức độc đáo, những bài học kinh nghiệm quý báu của ngành sẽ được tích lũy dần dần qua từng giờ học, tiết học.
Mỗi ngày học ở Việt Giao đều thú vị, hữu ích và ý nghĩa.
Nâng cao kỹ năng mềm để phát triển nghề nghiệp một cách bền vững, ảnh sinh viên ngành Quản trị khách sạn học kỹ năng cắt tỉa rau củ quả.
Sinh viên đang học nghiệp vụ bếp do đầu bếp trưởng của khách sạn quốc tế 5 sao giảng dạy.
Ngày 18/10, Trung cấp nghề Việt Giao tuyển sinh 4 ngành nóng: Quản trị khách sạn, Hướng dẫn du lịch, Quản lý bếp và ẩm thực, Quản trị giải trí.
Liên hệ tư vấn tại 193 Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10.
Website:www.vietgiao.edu.vn.
ĐT: (08) 3927.0278, 3834.8832, 0979.66.88.68, 0925.357.357.
Theo TNO
Sĩ tử háo hức tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh Đây là chương trình thường niên của Đội sinh viên tình nguyện đồng hương Nghệ An - Hà Tĩnh (ĐH Kinh tế Quốc dân) nhằm giải đáp những thắc mắc của "đàn em" trước mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng. Ngày 24/3, chuỗi chương trình tư vấn tuyển sinh Hành trang sĩ tử lần thứ 3 đã được tổ chức với sự...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng
Tin nổi bật
22:04:51 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025
McTominay thăng hoa ở Napoli nhờ 'Nữ hoàng nước Ý'
Sao thể thao
21:03:32 25/05/2025