Phân quyền Trung Đông: Không đối thủ nào có thể hưởng lợi từ sự rút đi của Mỹ
Tờ National Interest nhận định, sự hiện diện quân sự của các nước tại Trung Đông không phải là một giải thưởng mà thay thế vào đó là gánh nặng tồi tệ nhất họ phải đối mặt.
Những người ủng hộ sự tham gia của quân đội Mỹ ở Trung Đông, bao gồm cả việc tiếp tục tham gia vào các cuộc nội chiến ở Yemen, Libya và Syria từng cho rằng sự ra đi của Mỹ đang để lại khoảng trống tạo điều kiện cho Nga và Trung Quốc hoặc Iran lấp đầy.
Ảnh minh họa. Nguồn: National Interest
Tuy nhiên, họ đã sai. Chuyên gia quan hệ quốc tế Christopher Mott viết trên tờ National Interest: “Cán cân quyền lực lộn xộn của Trung Đông đảm bảo sẽ không hề có đối thủ nào có thể hưởng lợi từ sự rút đi của Mỹ. Sự hiện diện quân sự tại Trung Đông không phải là phần thưởng mà có lẽ chúng ta sẽ phải chịu gánh nặng tồi tệ nhất”.
Iran và Mỹ liên tục căng thẳng trong thời gian qua. Sự can thiệp của Liên Xô vào Afghanistan đã làm suy yếu vị trí toàn cầu của Moscow. Từ những năm 2000, các ảnh hưởng của Mỹ tại Iraq và Libya đã có được thành công nhưng lại mang đến kết quả không như ý muốn với sự ổn định của khu vực và lợi ích lâu dài của Mỹ. Các nỗ lực thay đổi chế độ tại Syria đơn giản đã thất bại hoàn toàn đồng thời còn làm gia tăng chủ nghĩa cực đoan. Việc mở rộng ảnh hưởng sang Trung Đông không phải là lợi ích ròng của Mỹ và các siêu cường khác có thể học hỏi từ điều này.
Các đối thủ khu vực
Video đang HOT
Theo National Interest, một quốc gia vừa hoặc nhỏ ở khu vực bất ổn, mục tiêu bảo vệ an ninh khu vực khỏi các mối đe dọa cục bộ sẽ được duy trì bằng cách tối đa hóa sự độc lập rõ ràng trên trường thế giới.
Quyền lực Trung Đông được phân bổ đều giữa các cường quốc trong khu vực. Các phân tích luôn chỉ ra việc xem xét cân bằng quyền lực hoặc cân bằng thách thức tại Trung Đông.
Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia, Israel và Ai Cập là các trục quyền lực và liên tục có sự tương tác qua lại phản đối các nỗ lực của các bên nhằm giành quyền bá chủ khu vực. Tất cả các quốc gia này đều có đồng minh nhỏ, gồm các thành phần trong nước và ngoài nước, thậm chí các bên từng có quan hệ thù địch lâu đời với nhau. Nội chiến Syria đặt các đồng minh nhỏ của Iran vào cuộc chiến trực tiếp với các lực lượng ủy nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ. Sự cạnh tranh giữa Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với Qatar có khả năng dẫn đến sự giận dữ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với họ. Trong nội chiến đang diễn ra ở Libya, Ai Cập đang đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển lực lượng dân quân từ Syria sang Libya. Thực tế, một số nước đã thành lập liên minh chống Iran và chuyển sang liên minh đối phó với ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực.
Các quốc gia nhỏ hơn dễ rơi vào rủi ro từ tác động bên ngoài của một số quốc gia như Mỹ và dẫn đến nguồn gốc cạnh tranh trong khu vực. Sự giàu có về khí đốt của Qatar đã giúp cho nước này gia tăng ảnh hưởng trên truyền thông và tăng tốc tài trợ cho các phiến quân ở Syria và Libya. Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất – đồng minh trung thành của Saudi đã thúc đẩy quan hệ chính thức với Israel nhằm củng cố vị thế trong khu vực đối phó với thách thức Iran.
Xu hướng này chỉ ra khả năng đối trọng của các tác nhân trong khu vực mặc dù có sự khác biệt về cấu trúc quản lý riêng biệt. Những điều này từng xảy ra tương tự với Iran và Syria trong Chiến tranh Lạnh. Theo tờ National Interest, khu vực hiện có mạng lưới ba liên minh bao gồm Iran – Thổ Nhĩ Kỳ – Saudi Arabia là các quốc gia dẫn đầu trong các lực lượng ly tâm này. Sự phân quyền ở Trung Đông có thể giúp ngăn cản sự trỗi dậy của một bá chủ trong khu vực.
Một số phân tích cho rằng việc rút quân của Mỹ tại Trung Đông sẽ giúp Nga, Trung Quốc hưởng lợi nhiều hơn. Nỗi sợ hãi mang tính truyền thống lập luận rằng, các lo lắng Liên Xô sẽ giành quyền lực lớn ở khu vực và kiếm được lời từ nguồn thu dầu mỏ là một phần nổi bật trong chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ. Kịch bản này là lý do chính để ra đời “Học thuyết Carter” sau cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô và đe dọa việc sử dụng vũ lực nhằm ngăn chặn cuộc xâm lược của Liên Xô ở vùng vịnh Ba Tư.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow được đánh giá là mang tính tình huống. Tại Trung Đông, Trung Quốc vẫn giữ cách tiếp cận xa trong khi Nga lại sử dụng ảnh hưởng của mình với Syria nhằm gia tăng quyền lực đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự rời đi của Mỹ và chấp nhận đứng ở ngoài nhằm cân bằng quyền lực tại Trung Đông được nhiều nhà phân tích ủng hộ. Hầu hết các chỉ trích lại khẳng định mối đe dọa khu vực sẽ xảy ra với một hoặc nhiều hơn giữa các đối thủ quyền lực. Điều này không hề đúng. Kinh nghiệm can thiệp của Washington trong khu vực trong các thập kỷ gần đây cho thấy Mỹ đơn giản ra khỏi cuộc chơi và muốn thay thế hướng chuyển động tập trung vào phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Washington có thể thúc đẩy vai trò liên minh và xử lý ngoại giao tỉnh táo nhằm duy trì sự cân bằng giữa các siêu cường.
Thắng lợi TT Putin giành được ở Syria: Quyền uy và ảnh hưởng to lớn
Sau 5 năm can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria, Nga đã khẳng định được vị thế cũng như sự hiện diện của Điện Kremlin ở Trung Đông và Đông Địa Trung Hải.
"Không thể học hỏi từ sai lầm của người khác vì chúng ta chỉ tiếp tục lặp lại sai lầm mà thôi", Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lập luận như vậy vào tháng 9 năm 2015, hai ngày trước khi ông ra lệnh cho quân đội Moscow đến Syria để hỗ trợ Tổng thống cầm quyền Bashar al-Assad giữ vững quyền lực.
Năm nay là năm thứ năm kể từ lần đầu Nga tiến hành các cuộc không kích trong cuộc chiến Syria ở xung quanh thành phố Homs. Nửa thập kỷ Nga can thiệp vào nội chiến Syria, Nga đã giành được những gì?
Nga đã 5 năm tham dự vào nội chiến ở Syria.
Hãy bắt đầu bằng lý lẽ của Điện Kremlin khi tham gia cuộc nội chiến. Khi đó, Moscow đã nhắc đến Mỹ trong vai trò tham gia vào các cuộc chiến tranh ở Trung Đông mà hầu hết Nga từng phản đối. "Mục tiêu là gì cơ chứ?...Thay vì mang lại những cải cách, sự can thiệp tích cực, sự can dự của nước ngoài đã đưa đến sự phá hủy thể chế quốc gia. ... Thay vì chiến thắng của dân chủ và tiến bộ, chỉ thấy có bạo lực, nghèo đói và thảm họa xã hội... ", nhà lãnh đạo Nga cho biết. Theo lập luận của ông chủ Điện Kremlin, để ngăn điều tương tự xảy ra ở Syria, Nga cần phải bước vào cuộc chiến.
Và sau 5 năm can thiệp vào cuộc nội chiến, Nga đã khẳng định được vị thế cũng như sự hiện diện của Điện Kremlin ở Trung Đông và Đông Địa Trung Hải. Rõ ràng, ông Putin đã thành công. Cuộc chiến ở Syria chỉ kết thúc khi có được sự đồng ý của Nga. Điện Kremlin cũng đã tự biến mình trở thành người đóng vai trò quan trọng trong các tranh chấp khu vực khác, bao gồm cả các mỏ khí đốt ở Đông Địa Trung Hải và ở Libya.
Hơn nữa, Syria là nơi thực tập chiến lược cho quân đội Nga với các hoạt động quy mô lớn đầu tiên kể từ cuộc chiến giữa Nga với Gruzia vào năm 2008. Các hoạt động quân sự diễn ra suôn sẻ hơn hầu hết dự đoán từ các nhà phân tích người Nga hay nước ngoài. Điều này chứng tỏ rằng Nga có khả năng can thiệp ngoài lãnh thổ một cách tương đối dễ dàng. Vẫn còn đó những giới hạn trong việc thể hiện quyền lực của Nga nhưng Điện Kremlin đã khắc phục được các hạn chế này khi triển khai các mục tiêu quân sự của mình.
Khi Nga lần đầu tham chiến ở Syria, một số nhà quan sát phương Tây tự hỏi liệu đó có phải là sự lặp lại của kịch bản cuộc chiến ở Afghanistan hay không. Nhưng thực tế, với Moscow, hóa không phải vậy. Theo nhà phân tích quân sự Michael Kofman, quân đội Nga coi Syria là "cuộc chiến tốt đẹp". Các sĩ quan Nga phục vụ tại Syria để được thăng chức. Họ coi các hoạt động của mình ở Syria là công việc nghiên cứu thực tế để có những cải tiến, kinh nghiệm quý trong tương lai.
Do đó, cuộc chiến ở Syria khác biệt hẳn khi tính về hiệu quả so với sự can dự vào các cuộc chiến gần đây của Nga. Hoạt động của Nga ở Donbass, Ukraine vẫn chưa được kết luận cụ thể, hoạt động của lực lượng này ở Georgia năm 2008 cũng bị chỉ trích vì không hiệu quả. Tuy nhiên, Syria được coi là một thành công mẫu mực.
Nga đã thành công cụ thể ở điều gì? Chắc chắn chưa phải là nền hòa bình thực sự. Các cuộc đàm phán hòa bình do Nga làm trung gian giữa Chính phủ Syria và các nhóm đối lập khác nhau đã không đi đến đâu dù nhiều năm nỗ lực. Các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục - đặc biệt là ở phía đông bắc của Syria.
Tuy nhiên, dường như Nga đã thắng lợi ở mục tiêu thứ hai, đó là đến và ở lại mảnh đất Trung Đông này cũng như đưa Moscow trở thành một người chơi lớn trong khu vực. Điện Kremlin coi kỷ niệm 5 năm Nga can thiệp vào Syria là cơ hội để nâng ly chúc mừng thành công và hy vọng thắng lợi sẽ tiếp tục tốt đẹp trong nửa thập kỷ sau.
Tổng thống Assad: Moscow đến Syria mang theo chủ nghĩa anh hùng Ông Assad tin tưởng cuộc chiến ở Syria sẽ tiếp tục cho đến khi mọi phần lãnh thổ được giải phóng khỏi những kẻ khủng bố. Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik mới đây, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã giành nhiều thời gian để ngợi ca về những nỗ lực của người Nga khi bắt đầu cuộc tham chiến tại Syria....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand

Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?

Apple đang tạo ra chipset mạnh gấp 6 lần M3 Ultra

Các nước Bắc Âu và Anh ủng hộ lệnh ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine

Hội nghị hòa bình nhân dân kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine

Mỹ vạch 'lằn ranh đỏ' trong chính sách đáp trả Houthi

Ấn Độ tăng cường an ninh tại các cảng biển

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vượt dự báo giữa 'bão' thuế quan

Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô
Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn ở TP HCM, đường biến thành sông, có nơi bị phong tỏa
Netizen
15:04:39 10/05/2025
Tôi thay thế 4 món đồ trong bếp ở tuổi 50 và bất ngờ khi giảm được một nửa công việc nhà
Sáng tạo
15:01:24 10/05/2025
Con gái 15 tuổi của Triệu Vy bị miệt thị gây sốc
Sao châu á
14:58:52 10/05/2025
Đến lượt 1 phu nhân hào môn Vbiz bị viêm khớp gối khi chơi pickleball
Sao việt
14:55:41 10/05/2025
Fan đội mưa xuyên đêm "cắm chốt" trước 1 ngày diễn ra concert Anh Trai Say Hi D-6 tại Hà Nội, netizen thảo luận trái chiều
Nhạc việt
14:52:12 10/05/2025
Sao nữ gọi Lisa là người chuyển giới từng làm vũ công thoát y, nhạc lười làm, thích "kiếm chuyện" với cả showbiz
Nhạc quốc tế
14:44:59 10/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, công suất 375 mã lực, 'uống xăng như ngửi', giá gần 500 triệu đồng
Ôtô
13:13:13 10/05/2025
Giải pháp hạn chế tiết dầu cho da dầu vào mùa hè
Làm đẹp
12:34:30 10/05/2025
Harley-Davidson Ultra Limited 2024 giá từ 1,4 tỷ đồng
Xe máy
12:32:34 10/05/2025
Trải nghiệm cảm giác ngủ trên vách đá cao 1.600m với giá hơn 350 nghìn đồng
Du lịch
11:58:41 10/05/2025