Phản ứng của Liên hợp quốc, Anh và EU về Hiệp ước khí hậu Glasgow

Theo dõi VGT trên

“Thảm họa khí hậu” vẫn là mối đe dọa thế giới. Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres ngày 13/11 đã đưa ra cảnh báo trên sau khi Hiệp ước khí hậu Glasgow được thông qua tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( COP26).

Phản ứng của Liên hợp quốc, Anh và EU về Hiệp ước khí hậu Glasgow - Hình 1
Toàn cảnh một phiên họp của Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (COP 26) tại Glasgow, Scotland (Vương quốc Anh) ngày 3/11/2021. Ảnh: REUTERS/TTXVN

Trong đăng tải trên mạng xã hội Twitter, ông Guterres viết: “Kết quả Hội nghị COP26 là một sự thỏa hiệp, phản ánh những mối quan tâm, mâu thuẫn và ý chí chính trị trên thế giới ngày nay. Hiệp ước này là một bước tiến quan trọng, song vẫn chưa đủ”. Nhà lãnh đạo LHQ kêu gọi các nước đã đến lúc phải kích hoạt chế độ khẩn cấp về khí hậu bởi cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là cuộc chiến vì sinh mạng của mọi người dân trên thế giới và phải chiến thắng trong cuộc chiến này.

Ông Guterres nhấn mạnh: “Hành tinh mong manh của chúng ta đang ở trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Chúng ta vẫn có nguy cơ đối mặt với thảm họa về khí hậu”.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng Hiệp ước khí hậu Glasgow là bước tiến lớn, song vẫn còn một khối công việc đồ sộ phải làm trong những năm tới.

Trong một tuyên bố, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Hiệp ước khí hậu Glasgow duy trì các mục tiêu trong Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu, tạo cho các nước cơ hội hạn chế mức tăng nhiệt trên toàn cầu ở 1,5 độ C. Tuy nhiên, Chủ tịch EC, bà Ursula von der Leyen cho rằng sẽ không có thời gian để nghỉ ngơi bởi công việc khó khăn vẫn còn ở phía trước.

Video đang HOT

Hiệp ước khí hậu Glasgow đã khẳng định lại mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ trung bình trên toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu. Hiệp ước kêu gọi các nước “giảm dần điện than, không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả”, thừa nhận “sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng”.

Hiệp ước yêu cầu các quốc gia vào cuối năm 2022 phải “xem xét lại và củng cố” các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, “có tính đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau”, để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức “dưới 2 độ C” hoặc 1,5 độ C theo Hiệp định Paris. Hiệp ước nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ khí hậu từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỷ USD mỗi năm; đồng thời thúc giục các nước phát triển khẩn trương hoàn thành mục tiêu 100 tỷ USD đã cam kết cũng như mục tiêu đến năm 2025, và nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch trong việc thực hiện cam kết của các nước này.

Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019, đồng thời kêu gọi các nước phát triển và các tổ chức khác hỗ trợ nhiều hơn các quốc gia dễ bị tổn thương để ứng phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và giải quyết những thiệt hại do các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.

Những bước tiến mới trên chặng đường dài

Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Glasgow (Vương quốc Anh) đã kết thúc với nhiều kết quả tích cực nhưng chưa thể làm vừa lòng mọi bên, dù các phiên thảo luận đã được kéo dài thêm 1 ngày so với kế hoạch ban đầu.

Những bước tiến mới trên chặng đường dài - Hình 1
Các đại biểu tại một phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau một năm bị trì hoãn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, COP26 được đánh giá là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quan trọng nhất kể từ COP21 năm 2015 tại Paris (Pháp), do đây là giai đoạn "bản lề" để các bên chuyển từ đàm phán sang thực hiện những mục tiêu định hình mức phát thải khí nhà kính trong tương lai. COP26 cũng được xem là bài kiểm tra quan trọng để đánh giá mức độ đáng tin cậy của tiến trình quốc tế và Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (UNFCCC).

Hoạt động của con người hiện đã khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và sự gia tăng nhiệt độ này cũng tỷ lệ thuận với những rủi ro đối với nhân loại và hệ sinh thái. Để tránh những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu, các nhà lãnh đạo thế giới cần nỗ lực hết sức duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 2 độ C, và lý tưởng nhất là trong khoảng 1,5 độ C, như mục tiêu đã đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Đây là lý do hội nghị COP26 được nhiều người ví là "cơ hội vàng cuối cùng" để cứu vãn khí hậu toàn cầu.

Đúng như dự đoán, hội nghị đã phải kéo dài thời gia họp do các bên không dễ thỏa hiệp trong những vấn đề gây tranh cãi. Tối 13/11 (giờ địa phương - tức sáng 14/11, giờ Việt Nam), toàn bộ 197 bên tham gia UNFCCC đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow, theo đó khẳng định quyết tâm theo đuổi các nỗ lực để đạt mục tiêu kiềm chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5 độ C nhằm tránh những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu.

Dấu ấn đáng kể trong Hiệp ước khí hậu Glasgow là việc lần đầu tiên nhiên liệu hóa thạch được đề cập tại một thỏa thuận của hội nghị khí hậu LHQ, theo đó các bên nhất trí kêu gọi "giảm dần điện than không sử dụng công nghệ thu giữ carbon và trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả", đồng thời thừa nhận "sự cần thiết phải hỗ trợ để hướng tới một quá trình chuyển đổi công bằng".

Một bước tiến khác là việc Hiệp ước yêu cầu các bên vào cuối năm 2022 phải "xem xét lại và củng cố" các mục tiêu cắt giảm khí thải năm 2030, "có tính đến các hoàn cảnh quốc gia khác nhau", để thực hiện mục tiêu hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu theo Hiệp định Paris.

Hiệp ước Glasgow cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải huy động tài trợ khí hậu từ mọi nguồn để đạt mức cần thiết nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Hiệp định Paris, bao gồm việc tăng đáng kể hỗ trợ cho các nước đang phát triển, vượt quá 100 tỷ USD/năm; đồng thời hối thúc các nước phát triển khẩn trương hoàn thành mục tiêu 100 tỷ USD đã cam kết cũng như mục tiêu đến năm 2025, nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch trong việc thực hiện cam kết của các nước này.

Ngoài ra, Hiệp ước cũng thúc giục các nước phát triển đến năm 2025 tăng ít nhất gấp đôi tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển so với mức năm 2019. Trong khi các nước phát triển chịu trách nhiệm đối với phần lớn khí thải nhà kính, các nước đang phát triển lại chịu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu. Hiệp ước khẳng định tính cấp thiết của việc mở rộng quy mô hành động và hỗ trợ phù hợp, bao gồm tài trợ, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực, để thực hiện các phương pháp tiếp cận nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết tổn thất và thiệt hại liên quan đến các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những tác động này.

Tại COP26, thế giới cũng chứng kiến nhiều cam kết mạnh mẽ. Lãnh đạo 137 nước nhất trí hành động để ngăn chặn việc phá rừng cũng như xói mòn đất vào năm 2030; Gần 90 quốc gia cam kết cắt giảm 30% lượng phát thải khí methane gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 2020; Hơn 20 quốc gia cam kết đến năm 2035 toàn bộ các ô tô và xe tải được sử dụng sẽ là xe không khí thải; Hơn 40 nước cam kết dần loại bỏ điện than; Một loạt quốc gia sẽ đặt ra thời hạn chấm dứt sử dụng dầu mỏ và khí đốt đồng thời ngừng cấp giấy phép thăm dò mới; Mỹ và Trung Quốc - hai quốc gia phát thải lớn nhất thế giới cũng ra tuyên bố chung cam kết sẽ xây dựng các chiến lược dài hạn nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

COP26 cũng chứng kiến cam kết của 450 tổ chức tài chính, quản lý tổng số tài sản trị giá 130 nghìn tỷ USD, tương đương 40% tài sản tư nhân toàn cầu, trong việc sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch như năng lượng tái tạo và ngừng tài trợ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tại COP26, phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong đó nêu rõ Việt Nam phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đã nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận và truyền thông quốc tế. Chủ tịch COP26 Alok Sharma đã bày tỏ ấn tượng đối với tuyên bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính, khẳng định đây là một cam kết giàu tham vọng và cho thấy Việt Nam thực sự đi đầu trong hành động chống biến đổi khí hậu. Phó Chủ tịch Mạng lưới Việt Nam - Anh, ông Paul Smith, cho rằng mặc dù là nước đang phát triển có thu nhập trung bình và là nước phát thải thấp, mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc tham gia vào nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu, đồng thời chứng tỏ vai trò dẫn dắt của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Truyền thông quốc tế, như Financial Times, đã đưa Việt Nam vào danh sách những nước đặt mục tiêu rõ ràng nhất về cắt giảm khí thải. Việc Việt Nam tham gia cam kết giảm phát thải methane toàn cầu và Tuyên bố Glasgow về rừng, sử dụng đất cũng thể hiện vai trò và trách nhiệm của Việt Nam đối với vấn đề chống biến đổi khí hậu.

Xét về tổng thể, hội nghị này đã ghi nhận những bước đi quan trọng và cấp thiết để giảm bớt thảm họa khí hậu. Đánh giá về kết quả COP 26, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres coi Hiệp ước Glasgow là "một bước tiến quan trọng" trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, tạo ra "các thành phần để kiến thiết sự tiến bộ". Tuy nhiên, người đứng đầu LHQ cũng cho rằng bước tiến này "chưa đủ xa", phản ánh "những mối quan ngại, mâu thuẫn và ý chí chính trị trên thế giới hiện nay".

Một thực tế rõ ràng là vẫn còn "sự thất vọng lớn" khi các quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, như Guinea, Maldives hay Mozambique, cho rằng họ "ra về tay trắng" bởi những gì thu được tại COP26 chỉ là "những cam kết lớn hơn" chứ không phải "những hành động thực tế và những khoản tài chính thực tế". Fiji, Tuvalu hay quốc đảo Antigua và Barbuda ở Caribe cũng tỏ ý không hài lòng khi sáng kiến thành lập quỹ đền bù thiệt hại do biến đổi khí hậu mà các nước này đề xuất chưa được thông qua. Đối với các quốc gia nghèo dễ bị tổn thương do biến đổi khó hậu, thiên tai để lại những hậu quả xã hội không dễ bù đắp và chữa lành. Nhiều quốc gia đã buộc phải chấp nhận các khoản vay để giúp phục hồi sau những biến cố khắc nghiệt và điều này đã khiến họ sa lầy trong các khoản nợ khí hậu. Do đó, với các nước này, thảo luận về tài chính là "vấn đề sống còn" tại COP26.

Chủ tịch COP26 Alok Sharma nêu rõ Hiệp ước Glasgow đã đặt trọng tâm "chưa từng có" vào tổn thất và thiệt hại theo nguyên tắc các nước giàu, vốn chịu trách nhiệm chính về sự ấm lên toàn cầu, nên bồi thường cho những nước nghèo do tác động của biến đổi khí hậu. Theo ông, Hiệp ước dù "không hoàn hảo" nhưng cho thấy "sự đồng thuận và ủng hộ" vì một "Hành tinh Xanh".

Trong khi đó, bà Laurence Tubiana - một trong những "kiến trúc sư" của Hiệp định Paris 2015 và hiện là Giám đốc điều hành Quỹ Khí hậu châu Âu khẳng định "còn rất nhiều việc phải làm" để các cam kết và tuyên bố chung được chuyển thành chính sách thực tế. Bà hoan nghênh việc tăng gấp đôi nguồn tài chính hỗ trợ để các nước thích ứng với biến đổi khí hậu, do các tác động của biến đổi khí hậu mỗi năm lại mạnh hơn. Bà cũng thừa nhận rằng COP26 "đã không thể cung cấp hỗ trợ ngay lập tức cho những quốc gia đang chịu đau khổ.... Tổn thất và thiệt hại sẽ phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của COP27".

Nếu nhìn vào thất bại của COP25 thì rõ ràng kết quả của COP26 là một bước tiến tích cực. Việc hiện thực hóa những kết quả đạt được ở COP26 vẫn còn là chặng đường dài và chỉ có thể kiểm chứng ở tương lai.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắngNga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng
21:30:42 07/05/2025
Quân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốcQuân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốc
23:20:41 07/05/2025
Mỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. KennedyMỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy
15:00:50 08/05/2025
Khai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnhKhai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnh
20:28:35 08/05/2025
Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàngKhói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng
23:38:12 08/05/2025
Rủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống TrumpRủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống Trump
11:11:16 08/05/2025
Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?Top 2 Miss Cosmo phủ sóng, nhiệm kỳ rực rỡ hơn Miss Universe, tương lai Big 1?
15:10:45 07/05/2025
3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis
22:31:16 07/05/2025

Tin đang nóng

Công bố kết luận giám định vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh LongCông bố kết luận giám định vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
21:50:23 08/05/2025
Phát hiện 50kg vàng và 10 tỷ đồng tiền mặt trong phòng trọ 20m2Phát hiện 50kg vàng và 10 tỷ đồng tiền mặt trong phòng trọ 20m2
21:09:39 08/05/2025
Hỷ sự Vbiz: 1 Hoa hậu đã âm thầm tổ chức lễ dạm ngõ, danh tính đàng trai "không phải dạng vừa"Hỷ sự Vbiz: 1 Hoa hậu đã âm thầm tổ chức lễ dạm ngõ, danh tính đàng trai "không phải dạng vừa"
19:55:08 08/05/2025
Vụ nữ sinh Vĩnh Long tử vong: Gia đình nhận thông báo kết quả giải quyếtVụ nữ sinh Vĩnh Long tử vong: Gia đình nhận thông báo kết quả giải quyết
23:34:51 08/05/2025
Lễ tiễn đưa mẹ MC Đại Nghĩa: Nam nghệ sĩ bần thần, Trường Giang - Võ Tấn Phát cùng dàn sao đến chia buồnLễ tiễn đưa mẹ MC Đại Nghĩa: Nam nghệ sĩ bần thần, Trường Giang - Võ Tấn Phát cùng dàn sao đến chia buồn
21:38:41 08/05/2025
Nam ca sĩ điển trai quê Nam Định lấy tiểu thư nhà đại gia miền Tây sau 19 năm có cuộc sống ra sao?Nam ca sĩ điển trai quê Nam Định lấy tiểu thư nhà đại gia miền Tây sau 19 năm có cuộc sống ra sao?
23:01:00 08/05/2025
Đôi nam nữ bán trót lọt cả trăm nghìn đơn hàng mỹ phẩm giả, thu về 6 tỷ đồngĐôi nam nữ bán trót lọt cả trăm nghìn đơn hàng mỹ phẩm giả, thu về 6 tỷ đồng
23:40:19 08/05/2025
Cặp song sinh Tôm - Tép nhà Hồng Nhung hiếm hoi lộ diệnCặp song sinh Tôm - Tép nhà Hồng Nhung hiếm hoi lộ diện
22:54:46 08/05/2025

Tin mới nhất

Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

05:49:02 09/05/2025
Các tài liệu không tiết lộ phản ứng chính thức của Kiev đối với yêu cầu này, nhưng cho thấy rằng Ukraine đã không thực hiện bất kỳ hành động nào để đáp ứng yêu cầu của Mỹ.
Sotheby's dừng đấu giá xá lợi Phật thuộc 'khám phá khảo cổ phi thường nhất lịch sử'

Sotheby's dừng đấu giá xá lợi Phật thuộc 'khám phá khảo cổ phi thường nhất lịch sử'

05:42:58 09/05/2025
Các bảo vật trong bộ sưu tập trên được một viên chức người Anh tên là William Claxton Peppé khai quật tại miền bắc Ấn Độ gần 130 năm trước, cùng với các xá lợi xương được xác định là thuộc về Đức Phật.
Lý do Tổng thống Trump không can thiệp sâu vào cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan

Lý do Tổng thống Trump không can thiệp sâu vào cuộc khủng hoảng Ấn Độ - Pakistan

05:38:01 09/05/2025
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã liên lạc với các quan chức cấp cao của Ấn Độ và Pakistan. Tuy nhiên, cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ mở rộng nỗ lực phối hợp hoà giải quốc tế như từng làm trong các cuộc khủng hoảng trước ...
Ra toà lĩnh án tù 12 tháng vì buôn lậu kiến quý hiếm ở Kenya

Ra toà lĩnh án tù 12 tháng vì buôn lậu kiến quý hiếm ở Kenya

05:35:36 09/05/2025
Giới chức Kenya cho biết các nghi phạm đã chuẩn bị kỹ lưỡng các ống nghiệm chứa gel dinh dưỡng có thể duy trì sự sống của kiến trong thời gian lên tới hai tháng.
Tổng thống Trump nói về thời điểm ra quyết định hòa giải xung đột Ukraine

Tổng thống Trump nói về thời điểm ra quyết định hòa giải xung đột Ukraine

05:32:27 09/05/2025
Ông Vance lưu ý Tổng thống Trump sẵn sàng từ bỏ các cuộc đàm phán nếu không có tiến triển thực chất, đồng thời kêu gọi cả Nga và Ukraine cùng tham gia đối thoại trên cơ sở các nguyên tắc chung.
Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản 2025

Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản 2025

05:30:24 09/05/2025
Đại sứ đặc biệt nhấn mạnh yếu tố giao lưu văn hóa nhân dân một trụ cột không thể thiếu trong quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới giữa hai nước.
Quốc hội Ukraine phê chuẩn thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Quốc hội Ukraine phê chuẩn thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

05:18:47 09/05/2025
Ngày 6/5, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Ukraine đã ủng hộ phê chuẩn thỏa thuận khoáng sản nói trên. Theo ông Zhelezniak, 11 thành viên Ủy ban Đối ngoại ủng hộ quyết định này, một người bỏ phiếu trắng và hai người không tham gia biểu quy...
Trung Quốc lên tiếng về thông tin Pakistan sử dụng chiến đấu cơ J-10C đáp trả Ấn Độ

Trung Quốc lên tiếng về thông tin Pakistan sử dụng chiến đấu cơ J-10C đáp trả Ấn Độ

05:16:56 09/05/2025
Bên cạnh đó, ông Dar tuyên bố các lực lượng Pakistan đã bắn hạ 5 máy bay Ấn Độ. Tuy nhiên, hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết Ấn Độ đã bác bỏ dữ liệu phía Pakistan đưa ra và gọi đó là "thông tin sai lệch".
Mâu thuẫn gia tăng trong đảng cầm quyền liên quan ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc

Mâu thuẫn gia tăng trong đảng cầm quyền liên quan ứng cử viên tổng thống Hàn Quốc

05:15:15 09/05/2025
Trong khi đó, lãnh đạo đảng PPP cầm quyền Kweon Seong Dong chỉ trích việc cựu bộ trưởng lao động Kim Moon Soo từ chối tuân theo động thái của ban lãnh đạo đảng nhằm sáp nhập ứng cử viên với cựu Thủ tướng Han Moon Soo.
Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc

Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc

23:32:51 08/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ không xem xét việc hạ mức thuế 145% mà Mỹ đang áp lên Trung Quốc nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Khi OPEC+ 'chơi dao đứt tay'

Khi OPEC+ 'chơi dao đứt tay'

23:29:43 08/05/2025
Chẳng những không thể đẩy giá dầu lên cao như mong muốn, chính sách cắt giảm khai thác để giảm nguồn cung mà OPEC+ theo đuổi trong những năm qua thậm chí còn gây tổn thương cho nhóm này.
Mỹ tìm giải pháp thương mại với Canada, Trung Quốc

Mỹ tìm giải pháp thương mại với Canada, Trung Quốc

23:26:40 08/05/2025
Reuters dẫn lời Thủ tướng Canada Mark Carney cho hay việc đàm phán thương mại với Tổng thống Mỹ Donald Trump rất phức tạp , nhưng cuộc gặp tại Nhà Trắng ngày 6.5 mang tính xây dựng và đem lại một số tiến triển.

Có thể bạn quan tâm

Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc

Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc

Lạ vui

05:50:24 09/05/2025
Với khuôn mặt vuông, biểu cảm ngơ ngác dễ thương, chú khỉ đầu đen Da Zhuang tại Công viên hoang dã Hợp Phì (Trung Quốc) trở thành ngôi sao mạng , thu hút sự chú ý của du khách.
Dembele là ứng viên số một cho Quả Bóng Vàng 2025

Dembele là ứng viên số một cho Quả Bóng Vàng 2025

Sao thể thao

05:49:39 09/05/2025
Sau khi Lamine Yamal và Raphinha của Barca bị loại khỏi Champions League, với màn tỏa sáng trước Arsenal ở bán kết lượt về, Ousmane Dembele của PSG đang tiến gần hơn đến danh hiệu Quả bóng vàng 2025.
Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu

Ghét chú chó tôi đang nuôi, mẹ chồng lập tức lén gọi người đến bán khi biết tin con dâu mang bầu

Góc tâm tình

05:08:02 09/05/2025
Nhìn những món đồ còn sót lại của Boss, tôi đau lòng đến mức nghẹt thở... Hôm nay, ngồi nhìn chiếc vòng cổ cũ kỹ còn sót lại của Boss - chú chó Golden nuôi từ bé mà lòng tôi nghẹn lại.
Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp

Lưu Diệc Phi lộ nhân cách thật khi bị người khác vạch trần thói phông bạt ngay trên sóng trực tiếp

Sao châu á

23:56:24 08/05/2025
Lần hiếm hoi Lưu Diệc Phi thể hiện thái độ khó chịu là khi bị bạn học cùng lớp, đàn chị Giang Nhất Yến (sinh năm 1983), vạch trần bí mật ngay trên sóng trực tiếp.
Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ

Giả thuyết sốc về Thám Tử Kiên phần 2: Nữ chính là "trùm cuối" vì lý do không ngờ

Phim việt

23:54:07 08/05/2025
Có thể thấy, rất nhiều giả thuyết, khả năng đầy sáng tạo và hấp dẫn đang dần hình thành để Victor Vũ mạnh tay đầu tư kịch bản cho Thám Tử Kiên phần 2, thậm chí phần 3
Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố

Lý Hải - Minh Hà bị hàng nghìn người bao vây, náo loạn cả một khu phố

Hậu trường phim

23:51:17 08/05/2025
Tại các cụm rạp ở Rạch Giá khi đoàn phim Lật mặt 8 ghé thăm, khán giả từ khắp nơi đổ về vây kín đoàn làm phim như vỡ trận.
Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"

Phản hồi mới nhất của Đoàn Di Băng: "Khách hàng cứ yên tâm sử dụng các lô hàng trước đó"

Sao việt

23:42:52 08/05/2025
Trước thắc mắc của một cư dân mạng về chất lượng toàn bộ sản phẩm của công ty, Đoàn Di Băng đã có câu trả lời thẳng thắn.
Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit

Khởi tố vụ người phụ nữ đi đường bất ngờ bị kéo lên ô tô, 'tra tấn' bằng axit

Pháp luật

23:42:39 08/05/2025
Công an tỉnh Cà Mau khởi tố 2 hành vi liên quan đến vụ người phụ nữ tố bị hành hung, bắt lên ô tô, tra tấn bằng axit và máy xăm.
Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?

Phần cuối 'Squid Game' ấn định ngày lên sóng: Lee Jung Jae sẽ ra sao?

Phim châu á

23:34:06 08/05/2025
Bộ phim truyền hình Squid Game phần 3 của Netflix đã tiết lộ poster, trailer và hình ảnh quảng bá, sẵn sàng ra mắt vào ngày 27/6.
Chảo lửa xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng phát

Chảo lửa xung đột Ấn Độ - Pakistan bùng phát

23:24:06 08/05/2025
Giao tranh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan vào hôm qua đã trở thành cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất giữa 2 nước láng giềng Nam Á trong gần 20 năm.
3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang

3 sai lầm khiến phụ nữ trung niên mặc đồ đắt tiền nhưng vẫn kém sang

Thời trang

23:18:16 08/05/2025
Đừng vội đổ lỗi cho tuổi tác. Sau khi thấy màn lột xác của một bà mẹ trung niên, bạn có lẽ sẽ thay đổi suy nghĩ.