Phản ứng của Mỹ về ý tưởng đưa lực lượng NATO tới Ukraine
Dẫn nguồn tin trong Chính phủ Mỹ, trang tin Bloomberg cho biết giới chức Washington đã bất bình với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sau khi ông cho rằng để ngăn Nga chiến thắng, có thể cần đến lực lượng quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) ở Ukraine.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) trò chuyện với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: WPA Pool/Getty Images
Sau cuộc họp tại Paris vào cuối tháng 2, ông Macron nói rằng các thành viên NATO không thể loại trừ bất cứ điều gì, kể cả việc triển khai bộ binh tới Ukraine. Tổng thống Pháp dự đoán thay đổi theo hướng có lợi cho lựa chọn đó có thể xảy ra trong tương lai.
Sau đó, ông lập luận rằng Chính phủ Nga nên tính đến mức độ ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev.
Tuyên bố của ông Macron đã gây ra làn sóng phản đối từ lãnh đạo các nước thành viên NATO. Một số nhà lãnh đạo khẳng định họ không có kế hoạch điều quân tới Ukraine.
Bloomberg cho biết trong các cuộc thảo luận nội bộ của NATO, một số người đã lập luận rằng phát biểu này có thể gây ra hiệu ứng ngược. Cụ thể, một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng Washington dường như lo ngại tuyên bố của ông Macron có thể châm ngòi xung đột với Nga.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 8/3 nhắc lại tuyên bố không quốc gia nào thực sự muốn có mặt trên thực địa ở Ukraine. Ông cho rằng các cuộc thảo luận về vấn đề này nên dừng lại.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết việc triển khai quân tới Ukraine là quyết định có chủ quyền của các nước thứ ba, song cả Mỹ và NATO trước đó đều nói rõ rằng họ không có kế hoạch đó.
“Đó là một quyết định có chủ quyền mà mọi đồng minh NATO sẽ phải tự đưa ra. Tổng thống Joe Biden đã nói rõ ràng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột rằng sẽ không có binh sĩ Mỹ nào đóng vai trò chiến đấu ở Ukraine”, ông Kirby nói.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định: “Những gì đã được thỏa thuận ngay từ đầu giữa chúng ta sẽ được áp dụng trong tương lai, cụ thể là các nước châu Âu hoặc thành viên NATO sẽ không điều bất cứ binh sĩ nào đến Ukraine”.
Các nguồn tin của Bloomberg nhận định động thái của nhà lãnh đạo Pháp có thể chưa sáng suốt, xét từ góc độ an ninh tác chiến, vì một số quốc gia phương Tây đã có một số lượng nhỏ binh sĩ ở Ukraine. Tuy nhiên, sự hiện diện của họ là bí mật mở.
Thủ tướng Đức Scholz đã giải thích việc từ chối gửi tên lửa tầm xa tới Ukraine bằng cách nói rằng không giống như Anh và Pháp, Đức chưa sẵn sàng cử binh sĩ đến giúp Ukraine phóng loại vũ khí này.
Moskva cho rằng cuộc xung đột Ukraine là một phần của cuộc chiến ủy nhiệm do Mỹ dẫn đầu nhằm vào mình. Các quốc gia phương Tây đã thừa nhận cung cấp thông tin mục tiêu và hỗ trợ lập kế hoạch cho các hoạt động quân sự của Ukraine. Các nhà lãnh đạo Nga cũng bác bỏ lập trường của phương Tây rằng Kiev tự đưa ra quyết định về cách tiến hành chiến sự. Giới chức Điện Kremlin cho biết Ukraine quá phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài nên không thể hành động độc lập.
Quan chức Ba Lan: NATO đang cân nhắc bắn hạ tên lửa Nga tiếp cận biên giới liên minh
Ngày 26/3, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Andrzej Szejna nói với kênh truyền thông RMF24 rằng NATO được cho là đang cân nhắc việc bắn hạ tên lửa Nga nếu chúng đi quá gần biên giới của liên minh quân sự này.
Hệ thống tên lửa phòng không Patrion triển khai ở Ba Lan. Ảnh: Defense24
Ba Lan đã buộc phải điều động các máy bay chiến đấu của mình để bảo vệ không phận trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Nga nhằm vào miền Tây Ukraine vào ngày 24/3.
Nguyên nhân là do trong cuộc tấn công các mục tiêu Ukraine của Nga, theo Bộ Chỉ huy Tác chiến Ba Lan, một tên lửa hành trình của nước này đã bay vào không phận Ba Lan trong 39 giây, bắt đầu từ lúc 4 giờ 23 phút sáng 24/3.
Tên lửa Nga bay vào không phận phía trên một ngôi làng ở Lublin Voyevodstvo và trong suốt thời gian tên lửa Nga đi vào không phận Ba Lan, hệ thống radar quân sự của nước này đã bám theo, nhưng không hành động do tên lửa đó hướng về phía Ukraine.
Sau vụ việc, Bộ Ngoại giao Ba Lan đã triệu tập Đại sứ Liên bang Nga tại nước này, ông Sergei Andreyev, để phản hồi vụ việc. Tuy nhiên, quan chức ngoại giao Nga đã từ chối yêu cầu.
Tiếp đó, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Andrzej Szejna đã đăng đàn, tuyên bố: "Liên bang Nga không muốn khiêu khích bất cứ điều gì, vì người Nga biết rằng nếu tên lửa tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ba Lan, nó sẽ bị bắn hạ".
Theo ông Szejna, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng đang phân tích hàng loạt ý tưởng khác nhau, bao gồm cả việc bắn hạ các tên lửa Nga khi chúng ở rất gần biên giới của NATO.
Tuy nhiên, ông Szejna cho rằng khả năng trên chỉ xảy ra khi có sự đồng ý của Ukraine và có tính đến những hệ lụy quốc tế bởi tên lửa của NATO có thể sẽ bắn trúng tên lửa Nga bên ngoài lãnh thổ liên minh quân sự này.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Vladislav Kosiniak-Kamysz đã tuyên bố Ba Lan sẽ bắn hạ tên lửa Nga nếu có dấu hiệu cho thấy chúng đang hướng tới mục tiêu trên lãnh thổ Ba Lan.
Vụ việc xảy ra sáng 24/3 không phải là lần đầu tiên tên lửa Nga bay vào không phận Ba Lan.
Ngày 29/12/2023, tên lửa Nga đã bay qua không phận Ba Lan trong khoảng 3 phút, cũng tại khu vực Lublin, khiến hệ thống phòng thủ của nước này đặt trong tình trạng báo động cao.
Tiếp đó vào ngày 7/2/2024, một tên lửa khác của Nga được cho là đã "tiếp cận biên giới Ba Lan một cách nguy hiểm".
Nga trì hoãn chuyển tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ để ưu tiên mặt trận ở Ukraine Việc triển khai S-400 trong môi trường xung đột không chỉ phục vụ mục đích phòng thủ mà còn đóng vai trò răn đe chiến lược, làm phức tạp thêm tính toán cho bất kỳ sự can thiệp quân sự trực tiếp nào của NATO hoặc các lực lượng khác. S-400 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới nhất do...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga thông báo hoạt động của quân đội Ukraine trong thời gian ngừng bắn nhân Ngày Chiến thắng

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D.Trump để ngỏ 'mức thuế hợp lý' 80% đối với Trung Quốc

Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại

Ngành công nghiệp nhựa thúc đẩy tái chế tiên tiến dù biết rõ các vấn đề rủi ro

Tại sao thỏa thuận thương mại mới Mỹ - Anh tạo ra ít tiền lệ cho các nước khác?

Cuộc họp lần thứ 13 Ủy ban Hợp tác chung ASEAN-New Zealand

Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?

Apple đang tạo ra chipset mạnh gấp 6 lần M3 Ultra

Các nước Bắc Âu và Anh ủng hộ lệnh ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine

Hội nghị hòa bình nhân dân kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine

Mỹ vạch 'lằn ranh đỏ' trong chính sách đáp trả Houthi

Ấn Độ tăng cường an ninh tại các cảng biển
Có thể bạn quan tâm

Con dâu nổi tiếng đại gia Bắc Giang công bố hình ảnh giấu kín suốt 10 tháng
Netizen
16:30:55 10/05/2025
Ý Nhi bị fan chê 'con ghẻ' quốc gia, ra quốc tế được dì Ly ưu ái, Crown đến gần?
Sao việt
16:24:40 10/05/2025
Hào hùng khí thế tổng duyệt diễu binh mừng kỷ niệm "70 năm Giải phóng Hải Phòng"
Tin nổi bật
16:19:55 10/05/2025
Taylor Swift bị réo tên giữa drama pháp lý của Blake Lively tức giận phản pháo!
Sao âu mỹ
16:18:57 10/05/2025
7 pha hành động đỉnh cao của Tom Cruise trong "Nhiệm vụ: Bất khả thi"
Phim âu mỹ
16:01:17 10/05/2025
"Bố bự" dẫn cả 20 rapper leo thẳng top 1 trending, bản cypher khủng nhất Việt Nam quá chiến!
Nhạc việt
15:56:30 10/05/2025
Tôi thay thế 4 món đồ trong bếp ở tuổi 50 và bất ngờ khi giảm được một nửa công việc nhà
Sáng tạo
15:01:24 10/05/2025
Con gái 15 tuổi của Triệu Vy bị miệt thị gây sốc
Sao châu á
14:58:52 10/05/2025
Sao nữ gọi Lisa là người chuyển giới từng làm vũ công thoát y, nhạc lười làm, thích "kiếm chuyện" với cả showbiz
Nhạc quốc tế
14:44:59 10/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, công suất 375 mã lực, 'uống xăng như ngửi', giá gần 500 triệu đồng
Ôtô
13:13:13 10/05/2025