Phản ứng của Nga và Đức về thông tin Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine
Ngoại trưởng Nga Sergey Viktorovich Lavrov đã lên tiếng cáo buộc Mỹ đang cố gắng sử dụng các biện pháp quân sự trong cuộc khủng hoảng Ukraine
Ngày 2/2, sau khi các phương tiện truyền thông quốc tế cho biết Mỹ đang cân nhắc cung cấp vũ khí cho Ukraine, Ngoại trưởng Nga Sergey Viktorovich Lavrov đã lên tiếng cáo buộc Mỹ đang cố gắng sử dụng các biện pháp quân sự trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Phát biểu trong khuôn khổ chuyến thăm Bắc Kinh, Ngoại trưởng Nga Sergey Viktorovich Lavrov cho biết: “Tôi có 2 ý kiến. Thứ nhất, hiện đã có thể xác nhận rằng, Mỹ ngay từ đầu đã trực tiếp liên quan đến cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine. Thứ hai, những tuyên bố của Tổng thống Mỹ Obama cho thấy ý định của Washington đang tiếp tục làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ chính quyền Ukraine một cách vô điều kiện. Họ muốn sử dụng giải pháp quân sự cho cuộc xung đột này”.
Binh sĩ phe đối lập tại Ukraine ở một trạm kiểm soát ở Donetsk (Ảnh Reuters) Trong khi đó, Đức, quốc gia châu Âu đồng minh của Mỹ, cho biết sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine, bởi đây không phải là cách giải quyết vấn đề hiện nay. Phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Viktor Orban, Thủ tướng Angela Merkel cũng kêu gọi một lệnh ngừng bắn khẩn cấp tại khu vực miền Đông Ukraine, theo các điều khoản của kế hoạch hòa bình Minsk.
Video đang HOT
Thủ tướng Angela Merkel cho biết: “Chúng tôi đã nhất trí rằng, một lệnh ngừng bắn cần phải đạt được càng sớm càng tốt và thỏa thuận Minsk là một điểm khởi đầu tốt để đưa tình hình trở lại ổn định. Đức sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các quốc gia châu Âu khác trong việc này. Một mặt, chúng tôi sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu cần thiết. Mặt khác, chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các biện pháp ngoại giao nhằm giải quyết cuộc xung đột này thông qua đàm phán”.
Trước đó, tờ Thời báo New York số ra ngày 1/2 đưa tin Tư lệnh các lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu, Tướng Philip Breedlove và các quan chức trong chính quyền Tổng thống Mỹ Obama có thể sẽ xem xét khả năng cung cấp vũ khí phòng thủ cho lực lượng quân đội Ukraine. Tuy nhiên, người đứng đầu nước Mỹ chưa có quyết định có gửi vũ khí sát thương cho Ukraine hay không./.
Lệ Chi Theo Reuters
Theo_VOV
Không thể có chuyện đó!
Về thông tin TQ sắp đủ 50 năm để chiếm hữu các đảo chiếm đóng bất hợp pháp, LS Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM đã giải thích các vấn đề liên quan pháp lý quốc tế.
Xung quanh vấn đề Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo của Việt Nam, những ngày qua trên mạng Internet có ý kiến cho rằng: "Theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có một khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm 40 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ kháng nghị, đơn kiện nào lên tòa án công lý quốc tế hoặc tòa án quốc tế về luật biển. Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo luật biển quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc...".
Tôi khẳng định những nhận định trên là không đúng với các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) và nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ ngày 24/10/1970. Cụ thể, nghị quyết 2625 quy định rõ: "Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu từ một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp". Bên cạnh đó, tại khoản 4 điều 2 Hiến chương LHQ cũng quy định: "Các nước thành viên LHQ trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của LHQ".
Bài báo trên tờ Wall Street Journal của Mỹ từng đặt câu hỏi "Vì sao Trung Quốc cố tình khiêu khích Mỹ và các nước châu Á láng giềng" với hình ảnh là tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm - Ảnh chụp lại từ màn hình.
Do đó, việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo của Việt Nam vào năm 1974 và sau này là hành động chiếm đóng bất hợp pháp, đi ngược với Hiến chương LHQ và nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ. Chính vì việc chiếm đóng này là bất hợp pháp nên dù Trung Quốc có chiếm đóng tới 100 năm nữa thì việc chiếm đóng đó sẽ không được xem là căn cứ để Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với các đảo đó.
Trong khi đó, với những bằng chứng lịch sử và pháp lý mà Việt Nam đang có hiện nay, chúng ta hoàn toàn có quyền khẳng định Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa một cách hòa bình, liên tục từ thế kỷ 17, phù hợp với nguyên tắc phát hiện và chiếm hữu thực chất - nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xác định chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được luật pháp quốc tế công nhận.
Điển hình là việc chúa Nguyễn lập "đội Hoàng Sa", "đội Bắc Hải" để khai thác tài nguyên và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa đã được ghi nhận trong các tài liệu lịch sử như Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Công Đạo (1686), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776)... Đồng thời, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Paracel - Hoàng Sa cũng được thừa nhận trong nhiều tài liệu của nước ngoài như Hải ngoại ký sự (1696) của Thích Đại Sán, Nhật ký Batavia (1631-1636) của Công ty Ấn Độ - Hà Lan, An Nam đại quốc họa đồ (1838) của Taberd. Đặc biệt là Bộ Atlas của nhà địa lý học Philippe Vandermaelen (1795-1869) xuất bản năm 1827 tại Bruxelles đã ghi nhận Paracel - Hoàng Sa thuộc chủ quyền của đế chế An Nam (Empire d'An-nam)...
Và khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam thì phía Việt Nam đã có sự chống trả quyết liệt và đã phát hành các công hàm ngoại giao phản đối hành vi chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc. Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình đối với các đảo do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.
Theo Tuổi trẻ











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria

Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump "chốt" điện đàm với ông Putin

Tranh cãi tính năng tàng hình của F-35 Mỹ sau vụ suýt bị Houthi bắn hạ

Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Nữ sinh 13 tuổi bị lao đâm trúng trong giờ thể dục

Bức xúc với mệnh lệnh "vô nghĩa", chỉ huy đơn vị tinh nhuệ Ukraine từ chức
Có thể bạn quan tâm

Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện
Tin nổi bật
11:03:37 19/05/2025
Ngủ đủ giấc giúp phục hồi và tái tạo da như thế nào?
Làm đẹp
10:51:23 19/05/2025
BABYMONSTER sụm nụ, "em gái Lisa" đảo ngói đổi vận, CĐM réo tên 1 sao Việt
Sao châu á
10:41:43 19/05/2025
Cách diện váy hoa mùa hè sang mà không 'sến'
Thời trang
10:41:40 19/05/2025
Concert Anh Trai ở Mỹ: giá vé 'dát vàng', MXH bùng nổ tranh cãi 'ảo quyền lực'?
Sao việt
10:36:06 19/05/2025
Tiền đạo Công Phượng: 'Đội tuyển cần, tôi sẵn sàng'
Sao thể thao
10:27:26 19/05/2025
NSND Thái Bảo vừa ôm nhạc sĩ Trần Tiến vừa khóc trên sóng VTV
Tv show
10:26:32 19/05/2025
Xôn xao thông tin về trứng gà giả, hiệp hội đề nghị xử lý nghiêm
Netizen
10:24:42 19/05/2025
Trớ trêu chuyện độ ô tô BMW thành xe Toyota
Ôtô
10:22:46 19/05/2025
Người xưa nói 'phòng thờ quang thì lụi' và đây là điều cần đặc biệt chú ý khi bài trí tránh tán lộc tài?
Sáng tạo
10:21:46 19/05/2025