Phản ứng của thế giới về vụ kiện ‘đường lưỡi bò’ ở Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Những tác động từ Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra những luồng quan điểm khác nhau trên thế giới về vụ kiện “đường lưỡi bò” do Philippines khởi xướng.

Phản ứng của thế giới về vụ kiện đường lưỡi bò ở Biển Đông - Hình 1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) tham dự hội nghị các ngoại trưởng ASEAN diễn ra ở Malaysia tháng 8/2015. Ảnh: Reuters

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào cuối tháng này có thể sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Vụ kiện này đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của dư luận quốc tế, tạo ra nhiều lập trường và luồng quan điểm khác nhau.

Matthew Pennington, phóng viên chuyên về chính sách đối ngoại châu Á của hãng thông tấn AP, cho rằng vụ kiện đã tạo nên tình thế ngoại giao “khó xử” cho nhiều nước trên thế giới, trong bối cảnh cả Mỹ và Trung Quốc đều đang ra sức lôi kéo sự ủng hộ của quốc tế cho lập trường của mình đối với việc sử dụng biện pháp trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Theo đó, Mỹ đang tìm cách gia tăng sức ép ngoại giao lên các đồng minh phương Tây và các đối tác ở châu Á để buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết sắp tới của tòa trọng tài quốc tế. Còn Trung Quốc vẫn khăng khăng không theo kiện và đang tìm cách phản bác phán quyết của tòa bằng cách lôi kéo sự ủng hộ của các quốc gia khác, chủ yếu là ở châu Phi và Trung Đông.

Dù chưa phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Mỹ tuyên bố rằng họ muốn Trung Quốc “chơi theo các quy tắc quốc tế”. Là một cơ quan trọng tài, PCA không có lực lượng, chế tài để thi hành các phán quyết của mình, và bất cứ tác động nào của phán quyết cũng đều phụ thuộc vào cách phản ứng của cộng đồng quốc tế, Pennington nhận định.

ASEAN

Trong nhiều năm qua, ASEAN đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho các tranh chấp ở Biển Đông, tuy nhiên quá trình này chưa đạt được nhiều thành quả rõ rệt và đã bộc lộ một số chia rẽ trong khối. Giới quan sát dự đoán rằng việc các thành viên ASEAN có thể đạt được một sự đồng thuận sau phán quyết của PCA sẽ rất khó khăn.

Khi Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ các lãnh đạo ASEAN hồi tháng hai, họ đã nhất trí sẽ “tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao” theo quy định của UNCLOS, tuy nhiên hai nước thành viên trong khối có quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc đã phản đối bất cứ từ ngữ nào đề cập đến “trọng tài”.

Việt Nam, nước có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc trên Biển Đông, đã thể hiện sự ủng hộ tích cực đối với vụ kiện của Philippines và đã nộp một bản tuyên bố tới PCA. Hà Nội cũng khẳng định sự ủng hộ đối với “việc tuân thủ đầy đủ” các quy trình được thể hiện trong UNCLOS, theo Pennington.

Indonesia và Singapore cũng nhiều lần thể hiện tiếng nói mạnh mẽ của mình đối với vụ việc. Ngoại trưởng Singapore mới đây tuyên bố rằng phán quyết của PCA có thể có tác động vượt ra khuôn khổ Biển Đông và nhấn mạnh “chúng ta không thể chấp nhận nguyên tắc lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”. Còn Bộ Ngoại giao Indonesia dù không đề cập đến việc phán quyết cần phải mang tính ràng buộc với cả hai bên, nhưng khẳng định luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng.

Tuy nhiên, một số thành viên ASEAN khác lại không muốn nói thẳng những quan ngại của họ, vì lo sợ đụng chạm đến Trung Quốc, đối tác kinh tế khổng lồ của cả khối. Cho đến nay, Malaysia và Brunei vẫn khá kiệm lời về vụ kiện, dù họ đều có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngay cả nước đệ đơn kiện là Philippines cũng có quan điểm “khó lường” về vụ việc, khi chính phủ của Tổng thống mới đắc cử Rodrigo Duterte sắp nhậm chức. Ông Duterte từng tuyên bố rằng sẵn sàng tái khởi động các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc.

Nga

Nga, vốn có chung mối nghi kỵ với Mỹ như Trung Quốc, đã nhiều lần thể hiện lập trường ủng hộ đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng 4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow chống lại bất cứ sự can thiệp nào từ các bên ngoài Biển Đông – một sự ám chỉ tới Mỹ – hoặc “bất cứ nỗ lực quốc tế hóa vấn đề” nào.

“Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng sự can dự của bên thứ ba vào những tranh chấp này sẽ chỉ khiến căng thẳng trong khu vực thêm trầm trọng”, Tass dẫn lời Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, nói hôm 10/6.

Video đang HOT

“Tham vấn và đàm phán về tranh chấp lãnh thổ nên được tổ chức trực tiếp giữa các bên liên quan theo phương thức mà họ cảm thấy phù hợp. Chúng tôi cho rằng chìa khóa để giải quyết bất đồng trong khu vực có thể là xây dựng một kiến trúc an ninh mới ở châu Á – Thái Bình Dương dựa trên các phương pháp tiếp cận tập thể và chuẩn mực của luật pháp quốc tế”, bà Zakharova cho biết thêm.

Phản ứng của thế giới về vụ kiện đường lưỡi bò ở Biển Đông - Hình 2

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: RT

Từ sau khi hứng chịu lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây, Nga đã tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế – quốc phòng với Trung Quốc, trong đó có việc ký kết dự án cung cấp khí đốt trị giá nhiều tỷ USD.

Châu Phi, Trung Đông

Hôm 20/5, Xinhua đưa tin hơn 40 quốc gia trên thế giới đã ủng hộ lập trường của Trung Quốc với vụ kiện. Những tuần gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường xuyên nhắc tới sự ủng hộ đến từ các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông và Trung Á.

Tuy nhiên, rất ít chính phủ nước ngoài được Trung Quốc nhắc tới từng ra tuyên bố một cách độc lập ủng hộ quan điểm của Bắc Kinh. Thậm chí, một số quốc gia như Campuchia, Lào và Fiji còn thẳng thừng bác bỏ cách Trung Quốc mô tả lập trường của họ đối với vụ kiện.

Các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington nói rằng họ chỉ có thể xác nhận tuyên bố chính thức của các nước Afghanistan, Gambia, Niger, Sudan và Vanuatu ủng hộ lập trường Trung Quốc. Bắc Kinh nói rằng 21 thành viên Liên đoàn Arab ủng hộ họ, nhưng hiện chưa rõ đây có phải là lập trường chính thức của nhóm hay không.

Liên minh châu Âu và G7

EU đã hối thúc các nước có tranh chấp ở Biển Đông giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình và “tuân theo luật pháp quốc tế”, bao gồm UNCLOS. G7 thì kêu gọi tất cả các bên thực thi đầy đủ những phán quyết mang tính ràng buộc của tòa án quốc tế, theo quy định của công ước.

Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đề nghị hải quân các nước châu Âu điều tàu chiến tới phối hợp tuần tra ở châu Á để tăng cường trật tự thượng tôn pháp luật trên biển. Ông cảnh báo rằng nếu luật biển không được tôn trọng trong khu vực, nó sẽ bị thách thức ở Bắc Băng Dương hay Địa Trung Hải.

Australia, Ấn Độ

Hồi tháng một, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop nói rằng phán quyết “đường lưỡi bò” sẽ là “cực kỳ quan trọng” như một tuyên bố về nguyên tắc quốc tế và sẽ “giải quyết một lần và mãi mãi” việc các đảo nhân tạo có được hưởng quyền lãnh hải hay không.

Tuy nhiên, Australia là nước có quan hệ kinh tế rất lớn với Trung Quốc, và đây được coi là một trong những lý do Canberra không ủng hộ vụ kiện mạnh mẽ như đồng minh Mỹ. Ngoài ra, phán quyết của PCA nhiều khả năng cũng sẽ có ảnh hưởng tới việc giải quyết tranh chấp biên giới biển giữa nước này với Đông Timor.

Ấn Độ chưa đưa ra tuyên bố lập trường cụ thể về vụ kiện, tuy nhiên đã thể hiện công khai sự ủng hộ việc áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp. Giống như Mỹ, Ấn Độ cũng có cùng mối lo ngại về những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc trên các vùng biển châu Á.

Phản ứng của thế giới về vụ kiện đường lưỡi bò ở Biển Đông - Hình 3

Đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp phi pháp trên Biển Đông. Ảnh: CSIS

Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định “các nước phải tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế trong các vấn đề biển”. Năm 2014, Ấn Độ đã chấp nhận một phán quyết của PCA có lợi cho Bangladesh nhằm giải quyết tranh chấp biên giới biển giữa hai nước.

Nhật Bản, Hàn Quốc

Nhật Bản đã thể hiện sự ủng hộ vụ kiện của Philippines từ đầu và tuyên bố hai nước phải tuân thủ phán quyết của tòa. Nhật Bản coi đây là hành động củng cố luật pháp quốc tế trên Biển Đông, tuyến đường hàng hải có vai trò trọng yếu với nước này.

Cũng giống Nhật Bản, Hàn Quốc phụ thuộc rất lớn vào tuyến đường vận chuyển dầu thô đi qua Biển Đông. Tuy nhiên, gần đây, Seoul đã có quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh, và không thể hiện tiếng nói quyết liệt về vụ kiện của Philippines.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố các tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết theo các quy tắc quốc tế sẵn có và họ đang “quan tâm xem xét” vụ kiện của Philippines.

Trí Dũng

Theo VNE

Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của Trung Quốc

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông để gây sức ép buộc Mỹ phải rút ra khỏi khu vực này.

Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của Trung Quốc - Hình 1

Giáo sư Seokwoo Lee, đại học Inha, giám đốc trung tâm Luật biển quốc tế Inha, Hàn Quốc. Ảnh: NVCC

Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) xét xử vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông dự kiến ra phán quyết cuối cùng trong tháng 6. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng phán quyết này có thể bị trì hoãn, khi Tổng thống Philippines mới đắc cử Rodrigo Duterte tuyên bố có thể sẽ ưu tiên đàm phán song phương với Trung Quốc.

Trao đổi với VnExpress, giáo sư Seokwoo Lee, đại học Inha, giám đốc trung tâm Luật biển quốc tế Inha, Hàn Quốc nhận định quá trình ra phán quyết của PCA sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi tuyên bố này của ông Duterte.

"Theo tôi, đó chỉ là một quan điểm chính trị của người đứng đầu chính phủ Philippines, và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quá trình pháp lý của phiên tòa. Bởi vậy, tôi cho rằng PCA sẽ ra phán quyết vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau. Tuy nhiên đến nay PCA vẫn chưa ra thông báo nào về thời điểm ra phán quyết, thế nên chúng ta vẫn phải chờ đợi", ông Lee nói.

Trong trường hợp phán quyết mà PCA đưa ra có nhiều điểm có lợi cho Philippines, giáo sư Lee nhận định điều đó sẽ không làm thay đổi lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Chính phủ Trung Quốc hiện nay chịu sức ép từ hai phía, đó là cộng đồng quốc tế và dư luận trong nước, nên họ sẽ tìm mọi cách để cân bằng áp lực này. Nếu Bắc Kinh thay đổi lập trường của mình đối với vấn đề Biển Đông sau phán quyết của PCA, điều đó có nguy cơ kích động chủ nghĩa dân tộc trong nước".

Theo ông Lee, phán quyết của PCA sẽ khiến Trung Quốc chịu tác động rất lớn từ cộng đồng quốc tế, bởi việc bác bỏ phán quyết của PCA rõ ràng là hành động đi ngược lại quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà Trung Quốc là thành viên.

"Tuy nhiên, với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, việc kiểm soát sức ép chính trị từ trong nước là yếu tố quan trọng hơn, và Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ thực hiện chính sách đối ngoại và lập trường với vấn đề Biển Đông theo chiều hướng này", ông Lee nhấn mạnh.

Để có thể chuyển hướng sức ép ra bên ngoài, Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh các hoạt động bồi lấp, cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo phi pháp, tiếp tục giọng điệu về chủ quyền "không thể tranh cãi" đối với phần lớn diện tích trên Biển Đông, bất chấp phán quyết nào của PCA. Bắc Kinh có thể sẽ không thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) như lời kêu gọi của một số học giả, tướng lĩnh trong nước, ông Lee nói.

"Trung Quốc phải hứng chịu rất nhiều sức ép từ cộng đồng quốc tế, nên tôi cho rằng họ sẽ không muốn để tình hình leo thang đột ngột bằng việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông ngay sau phán quyết của PCA. Chiến lược của họ là leo thang tình hình một cách từ từ, từng bước một, không phải là những bước đi vội vàng, gấp gáp đến mức các cường quốc, chẳng hạn như Mỹ, phải can thiệp".

Ông Tedsuo Kotani, nghiên cứu viên cao cấp, Học viện Các vấn đề Quốc tế Nhật Bản (JIIA), cũng nhất trí với nhận định trên của giáo sư Lee. "Tôi cũng cho rằng việc thiết lập ADIZ trên Biển Đông sau phán quyết của PCA là hành động rất bất lợi đối với Trung Quốc, khiến nước này phải chịu sức ép rất lớn từ các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế", ông nói.

Ông Kotani giải thích rằng Trung Quốc không phải là nước duy nhất thiết lập ADIZ trên biển, nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới đã làm vậy. Tuy nhiên, trong lịch sử châu Á, chưa từng có nước nào lập ADIZ trên vùng biển tranh chấp. Trung Quốc đã lập ADIZ trên Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật, vào năm 2013.

"Nhật Bản thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, bao trùm nhóm đảo Senkaku vào năm 1950, và mãi đến năm 1971, Trung Quốc mới đưa ra yêu sách chủ quyền đối với nhóm đảo này", ông nói thêm.

Ý đồ đẩy Mỹ khỏi Biển Đông bằng ADIZ của Trung Quốc - Hình 2

Tedsuo Kotani, nghiên cứu viên cao cấp, Học viện Các vấn đề Quốc tế Nhật Bản. Ảnh: Trí Dũng

Chuyên gia Nhật Bản này cho rằng trong trường hợp Trung Quốc vẫn kiên quyết lập ADIZ trên Biển Đông như một cách phản đối phán quyết của tòa PCA, họ sẽ tăng cường đáng kể hiện diện quân sự tại vùng biển này.

"Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ quân sự phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa, và lập các đường băng trên những hòn đảo nhân tạo bồi lấp trái phép ở Trường Sa. Nếu thiết lập ADIZ ở khu vực này, họ sẽ xây thêm các trạm radar, điều các loại chiến đấu cơ đến các căn cứ trên Biển Đông. Khi radar của họ phát hiện, chẳng hạn như máy bay quân sự Mỹ, tiến vào Biển Đông mà không báo cáo, họ sẽ điều chiến đấu cơ lên ngăn chặn", ông dự đoán.

Theo đó, phi công Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để đuổi máy bay quân sự Mỹ ra khỏi AIDZ mà họ thiết lập, thậm chí có những hành động mạo hiểm có thể làm gia tăng nguy cơ nổ ra đụng độ do tính toán sai lầm.

Ông Kotani nhắc lại sự kiện Trung Quốc điều chiến đấu cơ bám theo tàu chiến Mỹ thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông, và dự đoán Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục hành động này ở cấp độ cao hơn, thậm chí có thể đe dọa tàu chiến Mỹ.

Với tàu thuyền thương mại của các nước đi qua Biển Đông, ADIZ này nhiều khả năng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của chúng, tuy nhiên các hãng hàng không dân sự sẽ phải báo cáo với phía Trung Quốc, tương tự những gì đã diễn ra trong ADIZ mà Trung Quốc đơn phương lập ra trên biển Hoa Đông, ông nói.

Chuyên gia này dự đoán ý đồ của Trung Quốc khi thiết lập ADIZ trên Biển Đông, là "làm leo thang căng thẳng, tăng cường mức độ đối đầu đến một ngưỡng mà Mỹ không chịu đựng được và phải rút lui khỏi khu vực".

"Đây là một dạng 'trò chơi thách đố' trên Biển Đông, trong đó bên nào cảm thấy yếu thế hơn sẽ phải ngừng lại", ông nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Kotani cho rằng Mỹ sẽ chỉ đơn giản là phớt lờ tuyên bố thiết lập ADIZ của Trung Quốc, giống như họ đã làm trên biển Hoa Đông. Họ có thể sẽ điều máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua khu vực này mà không báo cáo Trung Quốc, như một cách phản đối. Mỹ cũng vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự bình thường trên vùng biển quốc tế của mình.

Theo ông Kotani, các hành động của Mỹ trên Biển Đông còn phụ thuộc rất lớn vào việc ai sẽ là tổng thống tiếp theo của nước này. Bà Hillary Clinton có thể sẽ không bao giờ nhượng bộ Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng nếu ông Donald Trump đắc cử, không ai biết được điều gì sẽ diễn ra ở khu vực này.

"Nếu Trung Quốc đưa ra cam kết với ông Trump rằng họ sẽ không bao giờ gây khó dễ cho các tàu hàng của Mỹ hoạt động ở Biển Đông, ông Trump có thể gật đầu với họ", chuyên gia này dự đoán.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắngNga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng
21:30:42 07/05/2025
Khói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàngKhói trắng xuất hiện, Mật nghị Hồng y chính thức bầu được tân Giáo hoàng
23:38:12 08/05/2025
Ông Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung QuốcÔng Trump tuyên bố không giảm thuế để đàm phán với Trung Quốc
23:32:51 08/05/2025
Quân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốcQuân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốc
23:20:41 07/05/2025
Mỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. KennedyMỹ công bố thêm 60.000 trang hồ sơ về vụ ám sát Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy
15:00:50 08/05/2025
Khai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnhKhai quật mộ vua trẻ đẹp nhất Ai Cập: Mở ra chuỗi chết chóc, nhân loại ám ảnh
20:28:35 08/05/2025
Rủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống TrumpRủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống Trump
11:11:16 08/05/2025
Ông Trump tuyên bố không giảm thuế với Trung Quốc trước thềm đàm phánÔng Trump tuyên bố không giảm thuế với Trung Quốc trước thềm đàm phán
13:47:16 08/05/2025

Tin đang nóng

Cô ruột nữ sinh Vĩnh Long tung tin nhắn của em trai, tài xế nói câu vô cảm?Cô ruột nữ sinh Vĩnh Long tung tin nhắn của em trai, tài xế nói câu vô cảm?
06:58:16 09/05/2025
Xôn xao Hoa hậu Thuỳ Tiên gửi tin nhắn vỏn vẹn 7 chữ lộ tình hình hiện tại?Xôn xao Hoa hậu Thuỳ Tiên gửi tin nhắn vỏn vẹn 7 chữ lộ tình hình hiện tại?
06:28:07 09/05/2025
"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ"Thuyền" ChyChy và chiến sĩ khối Đặc nhiệm dù Thanh Hiếu diễn biến khác lạ
09:19:27 09/05/2025
Lynda Trang Đài tái xuất hậu ồn ào bị bắt, "chung mâm" kẻ thù Đàm Vĩnh HưngLynda Trang Đài tái xuất hậu ồn ào bị bắt, "chung mâm" kẻ thù Đàm Vĩnh Hưng
07:10:40 09/05/2025
Jennie không quậy thì ai quậy: Màn ảo thuật cởi váy tại Met Gala khiến 2,1 triệu người sốc!Jennie không quậy thì ai quậy: Màn ảo thuật cởi váy tại Met Gala khiến 2,1 triệu người sốc!
06:36:21 09/05/2025
Toàn cảnh căn phòng đặt 'trái tim bất diệt' của Bồ tát Thích Quảng ĐứcToàn cảnh căn phòng đặt 'trái tim bất diệt' của Bồ tát Thích Quảng Đức
09:17:39 09/05/2025
MC Đại Nghĩa chia sẻ nghẹn ngào sau lễ tang mẹ, xúc động vì hành động của 1 nhân vật đặc biệtMC Đại Nghĩa chia sẻ nghẹn ngào sau lễ tang mẹ, xúc động vì hành động của 1 nhân vật đặc biệt
09:06:41 09/05/2025
An Giang: Khẩn trương kỷ luật hiệu trưởng bị nhiều giáo viên nữ tố sàm sỡAn Giang: Khẩn trương kỷ luật hiệu trưởng bị nhiều giáo viên nữ tố sàm sỡ
08:11:57 09/05/2025

Tin mới nhất

Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden

Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden

07:27:59 09/05/2025
Công bố này đã gây chú ý lớn tại Phố Wall và Thung lũng Silicon, đồng thời làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang rút ngắn đáng kể khoảng cách công nghệ với Mỹ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

07:25:48 09/05/2025
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ sẽ đàm phán một thỏa thuận mới về thép và nhôm với Anh. Thủ tướng Starmer cho biết thỏa thuận đặc biệt quan trọng và mang tính lịch sử khi hai bên có thể hoàn tất thỏa thuận sau nhiều năm đ...
Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn không cần điều kiện tiên quyết

Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn không cần điều kiện tiên quyết

07:22:45 09/05/2025
Trong vài tháng qua, Kiev đã nhiều lần yêu cầu một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày ngay lập tức. Tuy nhiên, Moskva (Moscow) phản đối sáng kiến này, lập luận rằng Ukraine sẽ lợi dụng thời gian đó để tái tổ chức lực lượng và bổ sung kho vũ...
Mỹ Latinh hân hoan chào đón tân Giáo hoàng

Mỹ Latinh hân hoan chào đón tân Giáo hoàng

07:22:03 09/05/2025
Chính phủ Venezuela, qua tuyên bố của Bộ Ngoại giao, bày tỏ sự tin tưởng rằng Giáo hoàng Leo XIV sẽ mở ra "một kỷ nguyên mới về tinh thần, công lý và gắn kết các dân tộc", giữa lúc thế giới đối mặt với chiến tranh và chủ nghĩa phát xít ...
Hàm ý địa chính trị từ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc

Hàm ý địa chính trị từ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc

07:20:02 09/05/2025
Mục đích chính của chuyến thăm là để khẳng định rằng sự cải thiện gần đây trong quan hệ Mỹ - Nga không ảnh hưởng đến quan hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Moskva.
EU ra cảnh báo cứng rắn nếu đàm phán với Mỹ thất bại

EU ra cảnh báo cứng rắn nếu đàm phán với Mỹ thất bại

07:15:20 09/05/2025
Một quan chức cấp cao của EU cho biết máy bay và ô tô là hai mặt hàng có giá trị lớn nhất trong danh sách, lần lượt có giá trị là 10,5 tỷ euro và hơn 12 tỷ euro. Nhựa và hóa chất trị giá 12,9 tỷ euro.
Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

06:34:06 09/05/2025
Mặc dù một quan chức Mỹ giấu tên cho biết lực lượng nước này không tham gia trực tiếp vào vụ không kích ngày 5/5, nhưng thừa nhận có sự phối hợp chung giữa hai đồng minh.
Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?

06:32:26 09/05/2025
Chiến dịch Sindoor, được triển khai để đáp trả vụ sát hại 26 dân thường ở Pahalgam của Ấn Độ, đánh dấu một động thái quân sự quyết đoán nhất của New Delhi kể từ cuộc không kích Balakot năm 2019.
Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới

Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới

06:04:51 09/05/2025
Ông cũng chỉ trích tỷ phú Elon Musk, người giàu nhất thế giới và là nhân vật chủ chốt trong chính quyền Tổng thống Donald Trump, cáo buộc ông Musk làm tổn hại tới những đứa trẻ nghèo nhất thế giới khi cắt giảm mạnh ngân sách viện trợ củ...
Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ

Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ

05:52:09 09/05/2025
Tuần này, quân đội Israel cho biết họ sẽ phá hủy những ngôi nhà ở Tulkarm, một thành phố gần Jenin, để quân đội dễ tiếp cận với các khu dân cư, ngăn chặn sự tái xuất của các chiến binh.
Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ

05:49:02 09/05/2025
Các tài liệu không tiết lộ phản ứng chính thức của Kiev đối với yêu cầu này, nhưng cho thấy rằng Ukraine đã không thực hiện bất kỳ hành động nào để đáp ứng yêu cầu của Mỹ.
Sotheby's dừng đấu giá xá lợi Phật thuộc 'khám phá khảo cổ phi thường nhất lịch sử'

Sotheby's dừng đấu giá xá lợi Phật thuộc 'khám phá khảo cổ phi thường nhất lịch sử'

05:42:58 09/05/2025
Các bảo vật trong bộ sưu tập trên được một viên chức người Anh tên là William Claxton Peppé khai quật tại miền bắc Ấn Độ gần 130 năm trước, cùng với các xá lợi xương được xác định là thuộc về Đức Phật.

Có thể bạn quan tâm

Thực tế lạnh lùng: Thảm kịch phơi bày mối nguy hiểm của livestream cực đoan

Thực tế lạnh lùng: Thảm kịch phơi bày mối nguy hiểm của livestream cực đoan

Lạ vui

10:29:23 09/05/2025
Hàng trăm người đổ xô đến dựng lều sinh sống ở nơi khắc nghiệt bậc nhất, để đổi lấy tiền donate của người xem livestream.
Đến năm 40 tuổi tôi mới nhận ra 5 món đồ vẫn mua hằng tháng khiến chi tiêu leo thang mà không hề hay biết!

Đến năm 40 tuổi tôi mới nhận ra 5 món đồ vẫn mua hằng tháng khiến chi tiêu leo thang mà không hề hay biết!

Sáng tạo

10:28:22 09/05/2025
Nhiều khoản chi tiêu hằng tháng tưởng chừng nhỏ nhưng cộng dồn lại chính là thủ phạm âm thầm bào mòn ngân sách.
Liên tiếp các sân khấu tại TP.HCM ngừng hoạt động: Khép lại thời vàng son, thị trường chứng kiến một thế hệ nghe nhạc đã khác

Liên tiếp các sân khấu tại TP.HCM ngừng hoạt động: Khép lại thời vàng son, thị trường chứng kiến một thế hệ nghe nhạc đã khác

Nhạc việt

10:25:07 09/05/2025
Việc 2 sân khấu lâu đời, gắn liền với nhiều thế hệ khán giả đồng loạt ngừng hoạt động cho thấy một thực tế về thị trường âm nhạc - giải trí hiện nay.
Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?

Nam Hoàng lộ tình hình Quang Linh trong tù, oan ức thay em, liên quan Mr Pips?

Netizen

10:24:43 09/05/2025
Sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng, Nam Hoàng - chồng Phạm Thị Nhật Lệ (chị gái Quang Linh) bất ngờ có động thái gây chú ý trên mạng xã hội. Còn bà xã anh vẫn giữ nguyên thái độ.
Rosé (BLACKPINK) "dính cứng" với 1 sao nam ở Met Gala, netizen liền đẩy thuyền: "Hẹn hò luôn đi"!

Rosé (BLACKPINK) "dính cứng" với 1 sao nam ở Met Gala, netizen liền đẩy thuyền: "Hẹn hò luôn đi"!

Sao châu á

10:19:18 09/05/2025
Mặc dù có nghề nghiệp, quốc tịch khác nhau nhưng trong những bức ảnh này, Rosé và Lewis Hamilton lại trông rất ăn ý và tự nhiên.
Vụ lòng se điếu 'fake': Đại sứ ẩm thực ra kèo 1 tỷ, tiết lộ "bùa phép" heo bệnh?

Vụ lòng se điếu 'fake': Đại sứ ẩm thực ra kèo 1 tỷ, tiết lộ "bùa phép" heo bệnh?

Tin nổi bật

10:18:34 09/05/2025
Thời gian gần đây, lòng se điếu một món nội tạng lợn nổi tiếng bởi sự đắt đỏ đã trở thành tâm điểm bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng internet.
Đồn đoán về mức giá của iPhone phiên bản 'gập', xem xong ai nấy đều lắc đầu

Đồn đoán về mức giá của iPhone phiên bản 'gập', xem xong ai nấy đều lắc đầu

Đồ 2-tek

10:15:37 09/05/2025
iPhone Fold sẽ là chiếc điện thoại thông minh cực kỳ đắt tiền, khi một nguồn tin rò rỉ cho biết giá của nó có thể lên tới hơn 2.000 đô la khi ra mắt.
Nữ ca sĩ nổi tiếng quê Thanh Hóa: 41 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi

Nữ ca sĩ nổi tiếng quê Thanh Hóa: 41 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi

Sao việt

10:15:18 09/05/2025
Phương Linh trở thành hình mẫu của phụ nữ hiện đại: Độc lập, tự tin và đủ đầy mà không cần phải gắn mình vào chuẩn mực hôn nhân.
Xe ga 125cc giá 18 triệu đồng đẹp cổ điển có ABS sánh ngang SH Mode, rẻ hơn Vision, chỉ ngang xe số Wave Alpha

Xe ga 125cc giá 18 triệu đồng đẹp cổ điển có ABS sánh ngang SH Mode, rẻ hơn Vision, chỉ ngang xe số Wave Alpha

Xe máy

10:04:22 09/05/2025
Mulan 125 mới có thiết kế cổ điển và bo tròn, phù hợp hơn với thị hiếu của các khách hàng hiện nay. 'Tân binh' này được nhà sản xuất trang bị đèn pha hình bầu dục, gợi nhớ tới nét quyến rũ của Mulan phiên bản cũ.
BMW 5 Series 2021: Đẳng cấp doanh nhân, giá 2,5 tỷ đồng

BMW 5 Series 2021: Đẳng cấp doanh nhân, giá 2,5 tỷ đồng

Ôtô

09:53:53 09/05/2025
Đèn chiếu sáng nay được tích hợp công nghệ BMW Laserlight trên phiên bản cao cấp, giúp tăng tầm chiếu sáng lên đến 650 mét, cải thiện rõ rệt tầm nhìn khi di chuyển ban đêm.
Du khách Mỹ chọn Việt Nam trong 4 quốc gia yêu thích nhất

Du khách Mỹ chọn Việt Nam trong 4 quốc gia yêu thích nhất

Du lịch

09:50:17 09/05/2025
Du khách người Mỹ từng du lịch và sinh sống ở 50 nước khác nhau trên thế giới và lựa chọn ra 4 quốc gia yêu thích nhất, trong đó có Việt Nam.