Phản ứng khi khách Trung Quốc biến mất
Vốn bị những nhà điều hành tour Trung Quốc phá giá thị trường, những hướng dẫn viên Nga biết tiếng Trung không phàn nàn quá nhiều khi không có khách.
Vài tháng trước, gần nửa lượng khách quốc tế đến Nga là người Trung Quốc. Đến tháng một, những đoàn khách Trung Quốc biến mất khỏi đường phố Moskva và St Petersburg sau khi Nga cấm công dân nước láng giềng nhập cảnh, vì Covid-19.
Chương trình miễn visa khi nhập cảnh dành cho các đoàn khách Trung Quốc vào năm 2015 đã mở đường cho ngành du lịch Trung Quốc phát triển bùng nổ tại Nga. Đến năm 2018, lượng khách đến Nga vượt 2 triệu lượt, theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc.
Dù đại dịch là thảm hoạ cho du lịch Nga, một bộ phận người trong ngành lại có quan điểm khác về những tổn thất khi vắng khách Trung Quốc. Đó chính là những doanh nghiệp từng hái ra tiền từ nguồn khách này, nhưng lại bị đánh bật khỏi thị trường bởi những nhà điều hành tour Trung Quốc sẵn sàng phá giá và lách luật.
Với những doanh nghiệp này, ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, vận may Trung Quốc chưa bao giờ như viễn cảnh họ kỳ vọng.
Vài hướng dẫn viên người Nga biết tiếng Trung than thở về chuyện khách Trung Quốc đột ngột biến mất. Trái lại, họ hy vọng đến thời điểm khách Trung Quốc trở lại, một đạo luật sẽ được thông qua để chỉ người Nga mới được phép làm hướng dẫn viên cho thị trường này. Chỉ nhờ vậy, họ mới có thể kiếm sống từ du lịch Trung Quốc một lần nữa, trong khi khách có thể lại tận hưởng những trải nghiệm chất lượng cao, thay vì đi tour bị cắt xén đến “trơ xương”.
Nga là một điểm đến phổ biến với rất nhiều người Trung Quốc, đặc biệt là thế hệ cao tuổi có nhiều tình cảm với quốc gia này. Bởi, Liên Xô từng là người anh cả của Trung Quốc, nên giới trí thức thường tinh thông văn học và lịch sử Nga.
Arina Levental là một hướng dẫn viên tiếng Trung có giấy phép tại St Petersburg. Cô bắt đầu dẫn những đoàn khách Trung Quốc đầu tiên đến Nga vào thập niên 90. Levental từng làm cho Katyusha, một công ty lữ hành lớn chuyên thị trường Trung Quốc. Dù thị trường phát triển bùng nổ sau chính sách miễn visa, Katyusha phá sản vào năm 2016, không thể cạnh tranh với mức giá kịch sàn của những đối thủ mới từ Trung Quốc.
Arina Levental, hướng dẫn viên tiếng Trung (cầm cờ), nay đã chuyển sang thị trường Nga và châu Âu. Ảnh: SCMP.
Một tour được miễn visa khi nhập cảnh Nga do một đơn vị lữ hành chính thức tại Trung Quốc ghép đoàn, theo Levental. Mọi đoàn khách như vậy từng buộc phải do một công ty nội địa tiếp quản, bên được trả phí dịch vụ. Cộng đồng người Hoa ở Nga nhanh chóng nhảy vào thị trường béo bở này, tự thiết lập các hoạt động tour của riêng họ và bắt đầu dìm giá xuống.
“Giá cho hành trình dài một tuần đến Nga hiện nay khoảng 1.000 USD, trọn gói. Quả là một con số nực cười”, Polina Rysakova, hướng dẫn viên tiếng Trung với 20 năm kinh nghiệm, bày tỏ.
Thay vì tính tiền dịch vụ, những công ty này trả tiền cho các đơn vị lữ hành tại Trung Quốc để gửi khách sang. Để kiếm tiền, họ tiếp tục chuyển chi phí cho những người mang danh “hướng dẫn viên xám”.
“Về cơ bản đó là một mô hình kim tự tháp”, Rysakova lý giải. Bà cho hay, những nhà điều hành tour Trung Quốc tại Nga quảng cáo để tuyển thêm người Nga gốc Hoa làm hướng dẫn viên, hứa hẹn về mức hoa hồng khổng lồ từ những khoản mua sắm mỹ phẩm, hổ phách và vàng của khách.
Những hướng dẫn viên này phải nộp lệ phí ban đầu từ 15.000 đến 20.000 USD một người cho phía công ty tour. Thêm vào đó là “thuế” khoảng 20 USD mỗi khách trong đoàn. Nếu họ không thể trả từ đầu, những khoản này sẽ biến thành nợ. Những hướng dẫn viên xám sẽ không ngần ngại kéo khách vào các hàng lưu niệm, phần lớn do các công ty lữ hành của người Trung Quốc sở hữu. Mức hoa hồng tiêu chuẩn cho hướng dẫn là 30% tổng hóa đơn của cả đoàn.
Video đang HOT
“Rất nhiều người lâm vào cảnh nợ chính công ty tour vào cuối mùa du lịch. Chúng tôi thấy những dòng thông báo bằng tiếng Trung của các hướng dẫn viên bán ôtô, thậm chí là rao bán nhà, để trả khoản nợ này”, Rysakova nói. Mùa tiếp theo, những hướng dẫn viên mới sẽ lại được tuyển dụng.
Các hướng dẫn viên chuyên nghiệp người Nga từ chối hoạt động theo hệ thống này, và lao động không được trả lương là trái phép theo luật pháp Nga. Vài năm qua, 400 hướng dẫn viên tiếng Trung hợp pháp người Nga đã mất việc, theo Rysakova.
Bà Rysakova cho rằng, các nhà chức trách không thể chứng minh một hướng dẫn viên xám là lao động được trả lương. Cùng các hướng dẫn viên khác, gần đây bà bắt đầu một Phòng Nghiên cứu du lịch Trung Quốc. Họ xác định danh tính các hướng dẫn xám và cố gắng phanh phui hoạt động của những người này.
Levental nói: “Vẫn có những hướng dẫn viên người Trung Quốc tốt nghiệp đại học tại Nga, sống tại đây và nói tiếng Nga lưu loát. Họ là những hướng dẫn viên tuyệt vời. Nhưng các công ty Trung Quốc không thích những người như vậy, vì họ từ chối làm việc theo điều kiện trên”.
“Những công ty du lịch này cần những tay lừa đảo, chứ không cần hướng dẫn viên. Thị trường có thể mở rộng, nhưng chỉ một số ít có thể kiếm tiền từ đó”, một cựu hướng dẫn viên ẩn danh nhận định.
Theo điều tra của Fontanka.ru, tờ báo tại St Petersburg, một con phố trong thành phố này có toàn những tiệm hổ phách chỉ đón các đoàn khách Trung Quốc. Người Nga xuất hiện ở đây sẽ nhanh chóng bị yêu cầu rời đi vì lý do an ninh. Giá cả tại những cửa hiệu này vô cùng đắt, còn nguồn gốc của hàng hóa lại mập mờ.
Những hướng dẫn viên xám tại St Petersburg phối hợp với chủ hàng đá quý và rút cạn hầu bao của các đoàn khách, bằng những câu chuyện bất tận về công dụng chữa bệnh kỳ diệu của hổ phách. “Đã đến Nga phải mua hổ phách!”, Levental giễu lại một lời quảng cáo.
Khách Trung Quốc trên Quảng trường Đỏ, Moskva. Ảnh: Sergei Bobylev/TASS.
Hiện giờ, khi không còn khách Trung Quốc trên đường phố, những hiệu hổ phách này cũng đóng cửa. Levental dự đoán, một khi lệnh hạn chế công dân Trung Quốc du lịch nước ngoài được gỡ bỏ, phải mất đến hai năm thị trường này mới đạt lượng khách đến như trước đại dịch.
Cô cho rằng, chuyện khách Trung Quốc bị hướng dẫn viên xám “chặt chém” là bình thường. “Có những thương hiệu mỹ phẩm bình dân của Nga, như một chiếc mặt nạ Babushka Agafia giá khoảng 50 rúp (64 cent), nhưng hướng dẫn sẽ bán lại với giá 500 rúp”, Levental kể.
Những khách du lịch Trung Quốc bị đối xử tệ bạc cũng hiểu tình cảnh của họ, và trân trọng một hướng dẫn viên thực sự. “Rất nhiều người nói với tôi rằng họ bị kéo đi mua sắm từ hàng này tới hiệu khác, và chẳng biết gì về thành phố”, Levental nói.
Cách St Petersburg hơn 1.000 km về phía bắc, giữa vùng Bắc cực thuộc Nga là ngôi làng Teriberka, một trong những điểm đến mới của xứ sở bạch dương. Bộ phim đắt khách Leviathan công chiếu năm 2014 được quay tại đây, và khiến du lịch địa phương bùng nổ. Ngôi làng có phong cảnh tuyệt đẹp với Bắc cực quang huyền ảo sớm hút khách.
Vladimir Onatsky, chủ tịch Hiệp hội Hướng dẫn viên Bắc cực của địa phương, nói về thị trường du lịch Trung Quốc trước khi đại dịch bùng phát như “một cơn lốc xoáy”, và cho rằng đó là một nguồn thu tích cực.
“Năm năm trước, chẳng có gì ở đây. Động lực phát triển chính đến từ ngành du lịch Trung Quốc”, ông Onatsky nói.
Onatsky ước tính năm ngoái làng đón khoảng 20.000 lượt khách Trung Quốc, phần lớn đến để ngắm cực quang. Ngôi làng chài xơ xác ngày nào giờ có hẳn một nhà máy bia thủ công, quán cà phê mọc lên như nấm và một khách sạn phong cách boutique.
Ngay cả tại một nơi xa xôi như Bắc cực, nhưng những nhà điều hành tour Nga cũng đã dần để mất thị trường Trung Quốc. “Đến năm ngoái, người Trung Quốc thuê các công ty vận tải Nga chở khách đến Murmansk. Giờ có tới 28 xe buýt do một công ty của người Trung Quốc điều hành từ St Petersburg đến đây. Bằng cách nào đó, giá dịch vụ của họ chỉ bằng một phần ba so với giá tour của một công ty Nga”, Onatsky tiết lộ.
Tour khám phá Bắc Cực. Ảnh: Lev Fedoseyev/TASS.
Một lần nữa, khách Trung Quốc lại là những người chịu thiệt nhất. “Một tour có hướng dẫn trong xe của tôi có giá 12.000 rúp (159 USD) cho bốn người, khởi hành từ Murmansk. Vài người Trung Quốc đi taxi thường từ đó đến đây với giá 3.000 rúp. Họ không có hướng dẫn và không biết sẽ thăm thú gì. Tài xế không biết đường, đường sá vốn đã xấu. Cuối cùng chúng tôi lại phải kéo xe ra vệ đường giúp họ”, ông Onatsky chia sẻ.
Covid-19 cũng giáng một đòn mạnh vào chuyện kinh doanh của Onatsky. “Mùa ngắm cực quang kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3, vì vậy chúng tôi chỉ mất doanh thu tháng 2 và 3. Dù chủ yếu đón khách Nga và châu Âu, công ty vẫn mất hơn 10.000 USD với thị trường Trung Quốc cho mùa này”, ông cho hay.
Onatsky hy vọng khi mùa du lịch bắt đầu vào tháng 9 năm nay, khách Trung Quốc có thể quay lại. Ông chạy những tour nhiếp ảnh chất lượng cao cho thị trường này.
Nhưng những cửa hàng hổ phách nhắm vào khách Trung Quốc gần đây đã xuất hiện tại làng Teriberka. Mô hình này đã lan tới vùng Bắc cực của Nga, nhưng ít nhất, virus đang kiểm soát nó, Onatsky nhận định.
Trường ĐH Thương Mại điều chỉnh phương án tuyển sinh với 6 tổ hợp xét tuyển
Ngày 28/4, trường ĐH Thương Mại đã thay đổi phương án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, trường dùng một phương án: Xét tuyển theo kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2020.
Ảnh minh họa
Tổng chỉ tiêu vào trường ĐH Thương Mại năm nay là 3.800. Thực hiện 6 tổ hợp xét tuyển gồm:
1. D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
2. D03: Toán, Văn, Tiếng Pháp
3. D04: Toán, Văn, Tiếng Trung
4. D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
5. A00: Toán, Vật lý, Hóa học
6. A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
(Tùy từng Chuyên ngành đào tạo sẽ áp dụng các tổ hợp xét tuyển khác nhau)
2 phương thức xét tuyển:
- Tuyển thẳng: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT
- Xét tuyển theo kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2020.
Nguyên tắc xét tuyển:
Ngưỡng điểm sàn xét tuyển là: 18
Đối với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh đang trong thời hạn có giá trị tính đến thời điểm xét tuyển và có nộp bản photocopy chứng chỉ về Trường trong thời hạn quy định, điểm tiếng Anh dùng để xét tuyển là điểm tiếng Anh quy đổi theo thang điểm 10 tương đương với từng loại/mức điểm của từng chứng chỉ tiếng Anh theo quy định của Trường (nếu thí sinh được miễn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi TNTHPT2020) hoặc là điểm cao hơn giữa điểm bài thi tiếng Anh trong kỳ thi TNTHPT2020 và điểm quy đổi chứng chỉ (nếu thí sinh có dự thi môn tiếng Anh trong kỳ thi TNTHPT2020).
Điểm trúng tuyển xác định theo ngành (chuyên ngành)/chương trình.
Không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp xét tuyển.
Thí sinh trúng tuyển là những thí sinh đạt mức điểm xét tuyển (điểm trúng tuyển) theo quy định của Trường theo từng tổ hợp môn xét tuyển và theo từng ngành/chuyên ngành đào tạo, theo nguyên tắc lấy tổng điểm xét tuyển từ cao đến thấp cho tới khi đủ chỉ tiêu.
Trong trường hợp tại mức điểm xét tuyển nhất định, số lượng thí sinh trúng tuyển nhiều hơn chỉ tiêu được tuyển, Trường sử dụng các tiêu chí phụ để xét tuyển.
Xét tuyển theo tiêu chí phụ: Sau khi sử dụng tiêu chí phụ 1, nếu số thí sinh trúng tuyển vẫn còn cao hơn so với chỉ tiêu, Trường sử dụng tiêu chí phụ 2. Sau khi sử dụng tiêu chí phụ 2, nếu số thí sinh trúng tuyển vẫn còn cao hơn so với chỉ tiêu, Trường sẽ ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn theo quy định của Bộ GD&ĐT.
(Ghi chú: Trong trường hợp hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT có dữ liệu kết quả học tập bậc THPT của thí sinh, Nhà trường có thể sử dụng kết quả bậc THPT của thí sinh làm tiêu chí phụ khi xét tuyển.)
Hồng Hạnh
Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tuyển sinh ngày 4/7 Tối 28/4, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ thông báo tổ chức thi tuyển vào lớp 10 ngày 4/7, muộn hơn một tháng so với kế hoạch được công bố đầu tháng 1. Năm 2020, trường tuyển 475 chỉ tiêu vào ba hệ gồm chuyên thường, chuyên có học bổng và không chuyên, ít hơn năm ngoái 225 chỉ tiêu. Năm nay trường không...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nữ phượt thủ đánh giá "vách đá trắng quốc dân" ở Hà Giang có độ khó mức 3/10

Cây hoa gạo trăm tuổi bên bờ Hồ Gươm bung nở đỏ thắm thu hút muôn người đến check in đầy cảm xúc

Chinh phục đỉnh núi được mệnh danh "hòn Vọng Phu của Tây Nguyên", cung trekking "Top 2 khó nhất Việt Nam"

Lịch trình khám phá Quảng Bình - Quảng Trị 4N3Đ với chi phí gần 4,2 triệu

Bạn trẻ gợi ý đi Côn Đảo 4N3Đ cho dịp lễ 30/4 - 1/5: "Nơi cách đây vừa tròn 50 năm đã hoàn toàn giải phóng, hòa chung niềm vui thống nhất đất nước"

Chợ phiên Quản Bạ

Dọc theo dấu ca dao, khám phá những địa danh bất tử của Xứ Lạng

Quảng Ninh đưa 2 tàu cao cấp phục vụ khách du lịch tham quan vịnh Bái Tử Long

Review Pandanus Resort Mũi Né 'làng chài' giữa thành phố biển

10 khách sạn, resort Việt Nam được vinh danh 'tốt nhất thế giới'

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Thành phố bé nhất Việt Nam đón gần 1 triệu khách du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5
Có thể bạn quan tâm

Xả suộc loạt ảnh nóng bỏng của dàn gái xinh nổi tiếng: Đường đua bikini 2025, căng!
Netizen
13:02:26 07/05/2025
Toyota Fortuner MHEV 'lột xác' với hệ truyền động hybrid và thiết kế hiện đại
Ôtô
12:59:55 07/05/2025
Samsung sẽ đưa chip Exynos lên dòng Galaxy S26?
Thế giới số
12:58:45 07/05/2025
Pakistan đáp trả vụ tấn công quân sự của Ấn Độ, căng thẳng hai cường quốc hạt nhân leo thang
Thế giới
12:56:38 07/05/2025
Thực hư nam ca sĩ tỷ view ngã "bổ nhào"' tại Met Gala 2025, tranh spotlight của dàn sao hạng A
Nhạc quốc tế
12:47:45 07/05/2025
Lật tẩy thủ đoạn tinh vi đường dây trộm cắp, tiêu thụ xe máy xuyên quốc gia
Pháp luật
12:43:51 07/05/2025
Bí mật về bê bối 1300 ảnh nóng của Trần Quán Hy khiến loạt mỹ nhân lao đao: Có âm mưu phía sau!
Sao châu á
12:37:30 07/05/2025
Asus ra mắt máy tính 'tất cả trong một' Asus V440 với thiết kế tối ưu
Đồ 2-tek
12:34:34 07/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 36: Vừa qua đêm với ông Chính, Tuệ Minh vội vã đi gặp người yêu cũ
Phim việt
12:31:25 07/05/2025
Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong
Tin nổi bật
12:26:35 07/05/2025