Pháp luật bảo hộ quyền sử dụng đất
Trước những vấn đề mới được nêu ra trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Lê Như Tiến – Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đưa ra một số ý kiến đánh giá sâu sắc về các vấn đề liên quan đến quyền lực Nhà nước, các thành phần kinh tế, các chế định về đất đai…
Phải kiểm soát quyền lực
So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này giữ nguyên 14 điều; sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ sung mới 11 điều. Thực tế, khi đã hình thành quyền lực thì phải có sự kiểm soát quyền lực. Việc hình thành quyền lực, dù là quyền lực của tổ chức hay là của cá nhân, thì cũng phải được kiểm soát. Nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền, lợi dụng quyền lực để trục lợi, hoặc làm sai lệch bản chất của Nhà nước pháp quyền. Do vậy, kiểm soát quyền lực là nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, để các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp thực thi có hiệu quả và hiệu lực chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Hiến pháp quy định và được nhân dân ủy quyền. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, các cơ quan lập pháp, tư pháp và hành pháp được nhân dân ủy quyền và được Hiến pháp quy định, thì các quyền lực đó phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh tình trạng tổ chức hoặc cá nhân lợi dụng quyền lực để phục vụ cho lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm. Thực tế điều hành đất nước, quản lý xã hội trong thời gian qua đã cho bài học sâu sắc nơi nào, cấp nào thiếu sự kiểm soát, giám sát quyền lực là nơi đó dễ dẫn đến lạm quyền.
Tại Điều 6 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”. Cơ chế kiểm soát quyền lực cũng được thể hiện rất rõ trong dự thảo. Theo đó, Quốc hội là cơ quan lập pháp, xây dựng pháp luật để toàn bộ bộ máy nhà nước và người dân thực hiện, các cơ quan trình dự án luật. Nhân dân có quyền kiểm soát những cơ quan do mình ủy quyền, đó là cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhân dân bầu ra ĐBQH bằng lá phiếu của mình, nhân dân ủy quyền quyền lực của mình cho Quốc hội, kiểm soát mọi hoạt động của Quốc hội. Cử tri thực hiện kiểm soát, giám sát hoạt động của ĐBQH do mình bầu ra.
Bên cạnh đó, điểm mới trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thể hiện trong Điều 120, với việc thành lập Hội đồng Hiến pháp, do Quốc hội thành lập và chỉ tuân theo pháp luật, cũng là cơ quan giúp kiểm soát quyền lực nhà nước. Hội đồng Hiến pháp tương tự Hội đồng bảo hiến ở các nước. Nếu các văn bản của Quốc hội thông qua mà vi hiến thì Hội đồng Hiến pháp có thể “thổi còi”.
Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng
Hiến pháp năm 1992, Điều 19 chỉ quy định, kinh tế Nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, nếu theo Hiến pháp 1992, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thì trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Điều 54 nêu rõ: Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Đây là điểm mới, điểm tiến bộ căn bản, khẳng định các thành phần kinh tế đều bình đẳng như nhau và đều là thành phần cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Cũng theo Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, chúng ta không xác định thành phần kinh tế nào là chủ đạo và là nền tảng của kinh tế quốc dân. Bởi, thực tiễn cho thấy, một loạt các tập đoàn kinh tế nhà nước bị suy sụp, bên bờ vực phá sản do tham nhũng, lãng phí, quản trị doanh nghiệp kém, mà nhiều ĐBQH đã ví tập đoàn kinh tế nhà nước này như người khổng lồ chỉ dùng bầu sữa ngân sách nhà nước không hiệu quả, trong khi các thành phần kinh tế khác tự bươn chải nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao so với đồng vốn bỏ ra.
Quy định như Điều 54 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã bám sát nội dung của Cương lĩnh, thể hiện một cách khái quát, cô đọng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tính chất, quy định của Hiến pháp. Còn tên gọi và vai trò của từng thành phần kinh tế sẽ được xác định trong luật và các chính sách cụ thể của Nhà nước. Việc không nêu rõ vai trò của thành phần kinh tế nhà nước như những quả đấm thép nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, cạnh tranh bình đẳng với nhau.
Video đang HOT
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
Đối với chế định đất đai, Điều 57, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi quy định, đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, đất đai do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, chứ không phải sở hữu nhà nước. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Tại Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18), dự thảo quy định, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật. Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người dân được sử dụng đất ổn định, lâu dài trong khoảng 50 năm. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến quy định của pháp luật. Một điểm mới nữa của Dự thảo Hiến pháp sửa đổi về quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân sử dụng có bồi thường theo quy định của pháp luật trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Như vậy, chỉ trong trường hợp thật cần thiết Nhà nước mới thu hồi đất của tổ chức, cá nhân. Thu hồi đất phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật, tức là bồi thường phải theo sát giá thị trường, không được để người dân chịu thiệt thòi, doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư trục lợi qua thu hồi đất. Sở dĩ trong Điều 58, dự thảo quy định chỉ thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế – xã hội nhằm tránh trường hợp trong thời gian qua, lợi dụng khái niệm các dự án về phát triển kinh tế – xã hội, không ít địa phương, nhất là người đứng đầu địa phương được giao ký quyết định cấp đất, thu hồi đất của người dân một cách tràn lan đã gây nên tình trạng khiếu kiện tràn lan. Do đó, ngay tại khoản 3, Điều 58, dự thảo đã siết chặt các quy định thu hồi đất, tránh việc lạm dụng các dự án phát triển kinh tế – xã hội do mong muốn phát triển nóng bằng mọi giá của địa phương để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc các dự án kinh tế – xã hội và việc bắt tay ngầm giữa doanh nghiệp với người ký quyết định thu hồi đất, gây nên tình trạng dự án treo, sử dụng đất sai mục đích nhằm buôn bán bất động sản kiếm lời.
Có thể khẳng định, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và mang tính định hướng lâu dài.
Theo ANTD
Đề nghị giữ lại điều 66 Hiến pháp 1992
Nhiều ý kiến tâm huyết, có trách nhiệm đã được nêu lên tại hội nghị lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do Hội Liên hiệp Thanh niên VN tổ chức tại Hà Nội sáng 1.3.
Anh Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTN VN phát biểu: "Cá nhân tôi cho rằng, thanh niên (TN) không phải là một giới mà là một thế hệ, là chủ tương lai của đất nước. Bởi vậy, có một số điều trong Hiến pháp (HP) về TN là hết sức cần thiết". Điểm lại HP từ năm 1946 đến nay, qua những lần sửa đổi bổ sung đều rất chú trọng và có nội dung rõ ràng về TN, về thế hệ trẻ, anh Mãi bày tỏ: "Tôi đề nghị giữ lại điều 66 về TN như trong HP 1992 và phát triển thêm nội hàm".
Hầu hết ý kiến đại biểu tại hội thảo đều đồng tình rất cao với đề nghị trên. TS Trần Văn Miều, nguyên Giám đốc Trung tâm văn hóa, giáo dục thanh thiếu niên của T.Ư Đoàn thẳng thắn nói: "Bỏ điều 66 như trong dự thảo là một bước thụt lùi, một khiếm khuyết về vấn đề TN. Với bất cứ quốc gia nào, thế hệ trẻ vừa là chủ nhân của tương lai, vừa là chủ nhân của hiện tại". Từ nhận định đó, TS Miều đề nghị cần lấy lại điều 66 của HP 1992 và đưa vào điều 63, chương 3 của dự thảo sửa đổi. Tuy nhiên, theo TS Miều, nên thay từ "thanh niên" bằng cụm từ "thế hệ trẻ" vì nội dung bao quát rộng hơn, từ trẻ em đến nhi đồng, vị thành niên và TN.
Đại đức Thích Thanh Cường, TS Trần Ngọc Định phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Ngọc Thắng
Anh Nguyễn Quang Thông, Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTN Việt Nam, Tổng biên tập Báo Thanh Niên cho biết từ khi dự thảo sửa đổi, bổ sung HP 1992 được chính thức đưa ra xin ý kiến đóng góp của nhân dân, Báo Thanh Niên đã nhận được khoảng trên dưới 100 ý kiến đóng góp hằng tháng, trong đó có một số ý kiến của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Trong số những đóng góp rất tâm huyết của các chuyên gia, các giáo sư đầu ngành, anh Thông dẫn ra ý kiến của GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. GS Phạm Minh Hạc đề xuất 10 nội dung của Điều 66 trong Dự thảo, cụ thể như: Thay "...hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân..." bằng " hình thành và phát triển con người bền vững có phẩm chất và năng lực cho thế hệ trẻ...", vì "phẩm chất và năng lực" là nội hàm của "nhân cách" (bỏ chữ "bồi dưỡng" thay bằng " phát triển"), vì "bồi dưỡng" chỉ là "thêm thắt", còn "phát triển" có thể có thay đổi cả về số và về chất theo hướng tăng tiến, đây cũng là một phạm trù quan trọng của giáo dục hiện đại thay chữ "công dân" bằng chữ "thế hệ trẻ".
Đại diện cho TN dân tộc ít người, chị Thào Thị Thùy Linh, đại biểu dân tộc Mông tỉnh Yên Bái, Đại đức Thích Thanh Cường, Chánh văn phòng Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương cũng tha thiết đề nghị dự thảo HP sửa đổi giữ lại điều 66 của HP 1992 và đề nghị sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung quan trọng có liên quan. Chị Thùy Linh đề nghị HP cần có một điều khoản cụ thể đối với TN nói chung và TN vùng đồng bào dân tộc ít người nói riêng.
TS Trần Ngọc Định (ĐH Luật Hà Nội) cho rằng có những quyền đưa vào rất mới, rất hay nhưng không biết tính khả thi đến đâu, ví dụ: công dân có quyền có nơi ở, có quyền sống trong môi trường trong lành, đó là những quyền rất khó thực hiện. Nếu cứ đưa vào mà không thể thực hiện được thì sẽ làm mất uy tín, mất sự tôn nghiêm của HP. Đồng tình với nhận định trên, TS Đỗ Vân Anh (ĐH Công đoàn) cho rằng nếu tính khả thi rất ít thì không nên đưa những nội dung như vậy vào HP và băn khoăn về nội dung trong dự thảo: "Mọi người đều có quyền được sống". Vậy với những người bị kết án tử hình thì sao? Hay chúng ta sẽ tiến tới bãi bỏ án tử hình như một số nước?
Ngoài ra, theo PGS Bùi Thế Duy, Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên VN, Phó chủ tịch Ủy ban T.Ư Hội LHTNVN, còn cần xem xét cả quyền được chết. Ý kiến này cũng được anh Nguyễn Bá Tĩnh, Phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ VN, đồng tình: "Chúng tôi chứng kiến rất nhiều những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối hay những người có bệnh hiểm nghèo khác, họ phải chịu đau đớn về mặt tinh thần và thể xác và mong muốn được chết một cách nhẹ nhàng. Do vậy, cần bổ sung vào HP quyền được tự quyết định mạng sống của mình trong quyền con người".
TS Trần Văn Miều đề nghị nên đưa vào quyền xác định giới tính của mỗi con người. Dù đây là vấn đề nhạy cảm nhưng là thực tế không nên né tránh - TS Miều đề xuất.
Khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa
Trong bối cảnh đang có tranh chấp về biển đảo khá căng thẳng thì việc chúng ta thể hiện rõ và mạnh mẽ về chủ quyền biển, các vùng biển và quần đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong HP là công cụ đấu tranh chính trị cần thiết và thực sự có ý nghĩa không chỉ trong nước mà còn cả trên trường quốc tế. Vì vậy, tôi đề nghị cần bổ sung vào điều 2: "Chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam đối với đất liền, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa, các hải đảo, vùng biển và vùng trời theo các tuyên bố của nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng và bất khả xâm phạm".
(Anh Trần Ngọc Định, Bí thư Đoàn trường ĐH Luật Hà Nội)
Cần hiến định mô hình chính quyền đô thị
Ngày 1.3, HĐND TP.HCM khóa 8 tổ chức kỳ họp chuyên đề lấy ý kiến đại biểu về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chương 9 của dự thảo đề cập đến chính quyền địa phương (CQĐP) thu hút nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu. Một số ý kiến cho rằng, nội dung quy định của chương này vẫn chỉ về các đơn vị hành chính lãnh thổ và về hai cơ quan (HĐND và UBND) của CQĐP, vô hình trung vẫn là quan niệm cũ: đồng nhất CQĐP với HĐND và UBND.
Bà Lê Thị Bình Minh, Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, đề nghị bổ sung vào chương CQĐP một điều khoản về nguyên tắc tổ chức chính quyền đô thị. Theo đó, Hiến pháp sửa đổi có thể quy định "những tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có đủ điều kiện được xây dựng chính quyền đô thị theo luật".
Đồng tình với quan điểm này, Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua cho rằng, tại sao có TP trực thuộc T.Ư, có TP trực thuộc tỉnh mà lại không có TP trong TP? Nếu chúng ta tiếp cận ở góc độ đô thị đặc biệt thì trong đô thị sẽ có chuỗi đô thị, tức là sẽ có TP trong TP.
Nói về việc xây dựng chính quyền đô thị cho TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân khẳng định đây là mối quan tâm lớn của TP cũng như T.Ư. Tuy nhiên, ông Quân cũng thừa nhận đây là vấn đề rất đau đầu. "Hiện nay chúng ta có gần 800 đô thị các loại, nhưng cơ cấu quản lý đô thị bền vững thì vẫn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, cần phải có một cơ sở xây dựng luật và các chế định đặc thù cho quản lý đô thị", ông Quân nói.
Đình Phú - Nguyễn Tập
Theo TNO
Trình Chính phủ Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2013. Đề án mô hình tổ chức chính quyền đô thị nhằm đề xuất mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại hình đô thị, đáp ứng yêu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi

Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Người đàn ông khỏa thân đi dạo trên cần cẩu công trình ở Bình Dương

Bí mật trên chiếc xe bỏ lại bên đường

Voi rừng bám theo người đã cứu mình... để cảm ơn

Đi bắt ốc rồi bị lạc suốt đêm trên núi, 2 vợ chồng được cảnh sát giải cứu

Đôi nam nữ tử vong ở thác nước nổi tiếng Hòa Bình

Sạt lở đá khiến 5 người mất tích ở Lai Châu

Thực hư thông tin đánh thuốc mê, bắt cóc nữ sinh 13 tuổi ở Hải Phòng

Hai thiếu niên lái xe máy bằng chân để quay clip 'khoe trên mạng cho vui'
Có thể bạn quan tâm

Phim cổ trang đẹp đến từng bông tuyết, nữ chính chuẩn lá ngọc cành vàng đứng im cũng thành tuyệt tác
Phim châu á
08:27:17 17/05/2025
Quảng Trị: Phá đường dây mua bán 30.000 viên ma túy tổng hợp
Pháp luật
08:26:34 17/05/2025
Từng là "thiếu gia trong mộng" của Cbiz, Lý Á Bằng nay dọn về sống trong khu chung cư cũ: Nợ nần, phá sản, đứa con nhỏ 3 tuổi cũng chịu khổ
Sao châu á
08:24:16 17/05/2025
Rộ tin Lê Dương Bảo Lâm ly thân
Sao việt
08:19:25 17/05/2025
Thị trường xe hybrid Việt ngày càng đa dạng, Toyota vẫn 'thống trị'
Ôtô
08:16:31 17/05/2025
Căn bệnh hiểm khiến người đàn ông ở TPHCM bỗng mất thị lực, đối diện mù lòa
Sức khỏe
08:13:00 17/05/2025
Loạt xe tay ga Yamaha giảm giá sốc tại Việt Nam, cao nhất lên tới 16 triệu đồng
Xe máy
08:07:12 17/05/2025
41.000 năm trước, loài người sống sót qua tận thế nhờ "kem chống nắng"?
Lạ vui
07:45:48 17/05/2025
Mẹ biển - Tập 41: Hai Tánh thuyết phục Đại về nhà
Phim việt
07:26:16 17/05/2025
Lim Feng nhận mình khờ, lộ việc tồi tệ tình cũ làm, fan suy đoán giống Thiên An?
Netizen
07:25:44 17/05/2025