Pháp và Đức chia rẽ về cách trả đũa thuế quan của Mỹ
Quyết định áp thuế mới của Mỹ đang khiến châu Âu chia rẽ. Pháp kêu gọi trả đũa ngay lập tức, trong khi Đức muốn đối thoại với Washington.
Liệu EU có thể tìm ra tiếng nói chung trước áp lực từ Nhà Trắng?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 15/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang tin châu Âu Euronews.com, tuyên bố áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo ra sự chia rẽ trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU). Trong khi một số nước ủng hộ biện pháp trả đũa nhanh chóng và cứng rắn, những nước khác lại muốn duy trì đối thoại với Washington, trong đó Pháp và Đức hiện đứng ở hai đầu chiến tuyến.
Căng thẳng bắt đầu khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu, bao gồm cả từ châu Âu, với lý do “an ninh quốc gia”. Sắc lệnh hành pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 12/3 tới, kèm theo thông báo về thuế quan tương hỗi đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên cơ sở xem xét “từng quốc gia”.
Video đang HOT
Ủy ban châu Âu đã nhanh chóng tuyên bố sẽ phản ứng “kiên quyết và ngay lập tức”. Nhưng tại cuộc họp trực tuyến khẩn cấp của các bộ trưởng thương mại EU tuần này, hai luồng quan điểm đối lập đã nổi lên rõ ràng.
Pháp dẫn đầu phe “diều hâu”, ủng hộ phản ứng nhanh chóng từ Ủy ban châu Âu. Một quan chức EU giấu tên chia sẻ với Euronews: “Mỗi biện pháp của Mỹ được công bố đều nhận được lời kêu gọi phản ứng ngay lập tức”. Theo quan điểm này, đàm phán nên là thứ yếu để tránh việc đưa ra quá nhiều nhượng bộ cho phía Mỹ.
Ngược lại, Đức, Italy và Hungary thuộc phe “ôn hòa”. Một nhà ngoại giao EU thuộc nhóm này cho rằng “sẽ hợp lý hơn nếu chờ đợi các biện pháp tiếp theo và giữ liên lạc với phía Mỹ”. Họ muốn xem xét các biện pháp trả đũa cụ thể thay vì vội vàng đưa ra tuyên bố như cách làm của Mỹ.
Đáng chú ý, Hungary đang áp dụng cách tiếp cận “thận trọng”, không muốn có biện pháp trả đũa nào được thực hiện trước ngày 12/3. Trong khi đó, Italy muốn duy trì đối thoại với Mỹ trước khi sử dụng các biện pháp trả đũa.
Tình hình càng trở nên căng thẳng khi Ủy viên Thương mại EU Maros Sefcovic được Howard Lutnick – người dự kiến sẽ là Bộ trưởng Thương mại mới của Mỹ – cảnh báo rằng mục tiêu của Tổng thống Trump là “đại tu chính sách thương mại của Mỹ ngoài các mức thuế thép và nhôm đã công bố”. Ông Sefcovic khẳng định EU sẽ phản ứng “kiên quyết và tương xứng”.
Đây không phải lần đầu tiên EU phải đối mặt với các biện pháp bảo hộ của Tổng thống Trump. Năm 2018, EU đã trả đũa việc Mỹ áp thuế thép (25%) và nhôm (10%) bằng cách đánh thuế 2,8 tỷ euro hàng hóa của Mỹ. Cuộc chiến thuế quan chỉ tạm lắng xuống khi một thỏa thuận đình chiến được đàm phán dưới thời chính quyền Biden, tuy nhiên thỏa thuận này sẽ hết hạn vào cuối tháng 3 năm nay.
Trong bối cảnh này, EU đang tích cực đa dạng hóa quan hệ thương mại. Khối này đã ký kết thỏa thuận thương mại tự do với các nước trong khối Mercosur (Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay), Thụy Sĩ, và Mexico. Các cuộc đàm phán cũng được nối lại với Malaysia, trong khi phái đoàn Ủy viên EU sẽ thăm Ấn Độ vào cuối tháng này để thảo luận về quan hệ đối tác chiến lược.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa nhấn mạnh sau cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau rằng “các thỏa thuận thương mại tốt hơn thuế quan thương mại”. Tuyên bố này phản ánh nỗ lực của EU trong việc duy trì trật tự thương mại đa phương trong bối cảnh quan hệ với Mỹ – đối tác thương mại lớn với kim ngạch 1,5 nghìn tỷ euro hàng hóa và dịch vụ trong năm 2023 – đang trở nên căng thẳng.
Mỹ áp thuế nhôm thép: Lợi bất cập hại
Theo phóng viên TTXVN tại New York, giới chuyên gia nhận định quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% với nhôm, thép nhập khẩu gần như hoàn toàn giống với bước đi ông từng làm dưới nhiệm kỳ đầu, đồng thời dự báo các hệ quả lợi bất cập hại tiếp theo.
Công nhân kiểm tra các thanh cuộn nhôm tại nhà kho trong khu công nghiệp ở Tân Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Phản ứng thuận đầu tiên sẽ đến từ các nhà sản xuất thép nội địa Mỹ, những người sẽ hoan nghênh kế hoạch áp thuế của ông Trump. Bởi họ là những người đang phải cạnh tranh nhọc nhằn trước sản phẩm kim loại giá rẻ của nước ngoài. Cũng giống như dưới thời nhiệm kỳ đầu của ông Trump, doanh nghiệp sắt thép chính là nhóm vận động hành lang mạnh nhất đối với chính quyền hiện hành để nhận được bảo hộ. Giới quan chức dưới quyền Tổng thống Trump đồng ý rằng một ngành công nghiệp kim loại nội địa mạnh mẽ có vai trò quan trọng với an ninh quốc gia Mỹ.
Nhưng thuế cũng gây ra nhiều tranh cãi. Áp thuế chắc chắn sẽ khiến các đồng minh của Mỹ như Canada, Mexico, hai nước cung cấp chủ chốt hàng kim loại nhập khẩu cho Mỹ, rúng động. Thuế cũng có thể kích hoạt trả đũa nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, khiến nhiều ngành công nghiệp nội địa Mỹ sử dụng kim loại để chế tạo ô tô, đóng gói đồ hộp và nhiều mặt hàng khác bất bình. Những ngành này sẽ phải đối mặt với giá thành tăng cao sau khi thuế có hiệu lực.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những biện pháp Mỹ áp dụng có tác động tích cực đến doanh nghiệp chế tạo sắt thép, nhưng về cơ bản lại gây hại cho nền kinh tế do làm tăng giá thành đối với các ngành công nghiệp khác.
Mặt khác, các chuyên gia nhận định kiểu áp thuế để bảo hộ ngành thép nội địa như vậy sẽ chưa phải là biện pháp để bảo đảm tập đoàn sắt thép US. Steel trụ vững. Hãng thép mang tính biểu tượng của bang Pennsylvania phải đối mặt với khó khăn về tài chính, buộc phải đồng ý để tập đoàn Nippon Steel của Nhật Bản mua lại. Thương vụ đó bị Tổng thống Joe Biden chặn lại, khi ông tuyên bố muốn U.S. Steel vẫn giữ thương hiệu công ty Mỹ.
Việc Mỹ từng áp thuế 25% với mặt hàng nhôm thép trước đây giúp các chuyên gia kinh tế có được dữ liệu đầy đủ về tác động của thuế với các ngành công nghiệp tại Mỹ. Nghiên cứu của Ủy ban Thương mại quốc tế (ITC), một tổ chức phi đảng phái tại Mỹ, cho thấy thuế nhôm, thép làm tăng giá nhập khẩu, kích thích các nhà tiêu thụ nhôm thép Mỹ sử dụng nhiều hơn sảm phẩm nội địa. Nhu cầu tăng đẩy giá kim loại tăng, giúp các nhà chế tạo sắt thép Mỹ mở rộng sản xuất, đưa đến mức tăng sản lượng giá trị 2,25 tỷ USD vào năm 2021. Nhưng chính sách thuế này cũng có hạn chế. Báo cáo của ITC chỉ ra rằng giá thành nhôm, thép tăng khiến chi phí sản xuất cho các ngành công nghiệp hạ nguồn sử dụng nhiều nhôm, thép bị đội giá. Nhóm chịu tác động tiêu cực lớn nhất là các công ty chế tạo máy, phụ tùng ô tô, công cụ cầm tay. Tựu chung lại, những ngành tiêu thụ sắt thép ghi nhận mức sụt giảm sản lượng trị giá 3,48 tỷ USD do tác động của thuế, nhiều hơn mức giá trị mà ngành công nghiệp sắt thép Mỹ thu được.
Cũng có một luồng thông tin khác. Một số lãnh đạo trong ngành luyện kim Mỹ nhận định mức thuế trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump là chưa đủ mạnh. Số này lập luận rằng nhập khẩu nhôm, thép từ các nước, nhất là Mexico, bắt đầu tăng vọt trở lại ngay sau khi thuế được rút, dựa theo thỏa thuận của Hiệp định Thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA). Ông Zach Mottl, Chủ tịch Liên minh vì thịnh vượng Mỹ (CPA) - tổ chức ủng hộ áp thuế nhôm, thép nhập khẩu, cho rằng những xu hướng kiểu như vậy là minh chứng cho thấy thuế cần phải được mở rộng, chứ không phải giảm, để bảo vệ chính các ngành công nghiệp hạ nguồn tại Mỹ.
Tuy nhiên, ông Chad Bown, chuyên gia cao cấp tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ), đặt câu hỏi liệu chính quyền Tổng thống Trump cuối cùng sẽ lại áp dụng điều khoản miễn trừ với một số nước, hoặc một số ngành khỏi bị áp thuế. Thực tế là trong nhiệm kỳ đầu, ông Trump áp thuế với nhôm, thép trên phạm vi toàn cầu, khiến nhiều đồng minh như Mexico, Canada và Liên minh châu Âu (EU) tức giận. Sau đó, ông đạt thỏa thuận với Australia, Hàn Quốc và Brazil; rút lại một phần rào cản thuế với Mexico, Canada sau khi hai nước láng giềng cùng Mỹ ký USMCA.
Doanh nghiệp toàn cầu lao đao vì chính sách thuế quan của Mỹ Các công ty lớn trên toàn cầu đang đối mặt với áp lực gia tăng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh tăng thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu, đe dọa làm tăng giá cả và ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Thép cuộn tại nhà máy thép Hyundai ở Dangjin, phía Tây Nam Seoul, Hàn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

Top 8 sao Hoa ngữ khốn khổ vì bạo lực mạng
Sao châu á
12:50:24 04/05/2025
Toyota Camry 2026 bổ sung thêm phiên bản Nightshade với thiết kế siêu ngầu, tiết kiệm xăng đáng nể
Ôtô
12:36:34 04/05/2025
TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích
Tin nổi bật
12:32:40 04/05/2025
60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi
Trắc nghiệm
11:34:18 04/05/2025
Bắt giữ 7 đối tượng mang súng tự chế vào rừng săn bắn
Pháp luật
11:29:06 04/05/2025
Nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn lên ngôi Quán quân Chị Đẹp, có ông là nhà ngoại giao từng tham gia đàm phán Hiệp Định Paris
Nhạc việt
11:28:54 04/05/2025
Thượng Hải lúc 2h sáng khiến bạn choáng váng: Hoá ra công việc bạn đang phàn nàn là điều mơ ước của hàng trăm nghìn người
Netizen
11:24:39 04/05/2025
Clip hot: Miu Lê mắng thẳng mặt hội thanh niên coi thường cựu chiến binh, 1 câu nói khiến hàng triệu người vỗ tay
Hậu trường phim
11:18:22 04/05/2025
Honda Giorno+: Mẫu xe tay ga cổ điển giá khoảng 45 triệu đồng
Xe máy
11:06:07 04/05/2025
Đây mới là ý tưởng trang trí phòng khách có cầu thang đẹp nhất
Sáng tạo
10:58:54 04/05/2025