Phát hiện bất ngờ về vai trò của tinh bột đối với bệnh gout
Nghiên cứu trên hơn 188.000 người cho thấy các nguồn carbohydrate như tinh bột, chất xơ và đường có tác động rất khác nhau đến bệnh gout.
Người mắc bệnh gout thường được khuyên hạn chế một số loại đạm, tăng cường rau củ, trái cây. Nhưng một nghiên cứu mới từ Đại học Y khoa Trung Quốc Chiết Giang vừa chỉ ra thêm mối quan hệ giữa bệnh này và tổng lượng carbohydrate tiêu thụ, trong đó gây bất ngờ nhất là nhóm tinh bột.
Tinh bột đóng vai trò rất bất ngờ đối với bệnh gout – Minh họa AI: Anh Thư
Viết trên tạp chí y học Nutrients, các tác giả cho biết bệnh gout là một rối loạn viêm khớp đặc trưng bởi tình trạng tăng axit uric huyết thanh, bão hòa urat và lắng đọng các tinh thể urat monosodium trong các khớp.
Căn bệnh gây đau đớn và liên quan đến vấn đề sức khỏe nguy hiểm như bệnh tim mạch, huyết khối, hội chứng chuyển hóa.
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến bệnh.
Các chương trình giảm cân ít carbohydrate có thể làm giảm nồng độ urat, mặc dù mối quan hệ giữa lượng carbohydrate nạp vào và nguy cơ mắc bệnh gout vẫn chưa chắc chắn.
Nghiên cứu mới cho thấy không phải lúc nào carbohydrate cũng gây hại. Đôi khi, nó có lợi trong việc đẩy lùi gout.
Dữ liệu của gần 188.000 người từ 40-69 tuổi được thu thập bởi ngân hàng dữ liệu sinh học Biobank của Anh đã được phân tích, trong đó thống kê chi tiết về việc tiêu thụ 206 loại thực phẩm và 32 loại đồ uống khác nhau.
Các loại carbohydrate được phân tích bao gồm tinh bột, chất xơ và tổng lượng đường.
Những người tham gia cũng được phân tích kiểu gene, đánh giá các tác động chung của lượng carbohydrate hấp thụ và khả năng mắc bệnh di truyền đối với nguy cơ gout.
Video đang HOT
Trong hơn 12 năm theo dõi, 2.548 người đã mắc bệnh gout.
Kết quả rất bất ngờ: Những người có tổng lượng carbohydrate tiêu thụ cao nhất lại ít có khả năng mắc bệnh gout nhất.
Nhưng lợi ích này không được mang đến từ mọi loại carbohydrate.
Trong khi carbohydrate có nguồn gốc từ 6 nhóm tinh bột và chất xơ được phân tích làm giảm nguy cơ gout từ 10%-30%, carbohydrate từ đường lại làm tăng nguy cơ 20%.
Đây là một phát hiện thú vị bởi ít ai nghĩ rằng tinh bột – bao gồm cả từ ngũ cốc nguyên cám và tinh chế – cũng góp phần đẩy lùi bệnh gout.
Các tác giả chưa đi sâu vào phân tích nguyên nhân, tuy nhiên một số nghiên cứu trước đó đã khuyến nghị một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp giảm nguy cơ gout. Việc tiêu thụ quá nhiều đạm, ít carbohydrate để giảm cân ở nhiều người vốn lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Trong khi đó, người tiêu thụ nhiều carbohydrate từ tinh bột và chất xơ có khuynh hướng ăn cân bằng tinh bột và nhiều rau củ, trái cây, do vậy có thể điều này cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Người bệnh đái tháo đường cần chú ý gì về lượng carbs nên ăn mỗi ngày?
Khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường, người bệnh cần quan tâm tới chế độ ăn uống phù hợp như nên ăn gì, kiêng gì và lượng carbohydrate mỗi ngày.
Carbohydrate (carbs) là một yếu tố dinh dưỡng đa lượng, là thành phần cơ bản trong thức ăn của con người. Carbs đóng một vai trò to lớn trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường, vì sự phân hủy của chúng trong hệ thống tiêu hóa khiến lượng đường trong máu tăng lên. Và việc kiểm soát bệnh đái tháo đường có liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo ThS.BS nội trú. Đào Thị Thu chuyên khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai, cần lưu ý là không có kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường chung cho tất cả mọi người. Khi hiểu biết nhiều hơn về carbohydrate và bệnh đái tháo đường, điều đó sẽ giúp bác sĩ và người bệnh lên một kế hoạch phù hợp với cơ thể và lối sống.
Carbohydrate đóng một vai trò to lớn trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.
1. Thực phẩm nào chứa carbs?
Có ba loại carbohydrate: đường, tinh bột và chất xơ. Nếu đang đếm lượng carbohydrate, cần chú ý đến tổng lượng carbohydrate được liệt kê trên nhãn dinh dưỡng, là tổng của cả ba loại.
Dưới đây là một số thực phẩm chủ yếu lấy calo từ carbohydrate (một số còn chứa protein và chất béo):
Ngũ cốc: Bánh mì, ngũ cốc, mì ống, gạo, bánh ngô, bánh quy giòn, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt.
Các loại đậu: Đậu lăng, đậu, đậu Hà Lan.
Rau có tinh bột: Khoai tây, ngô.
Rau không chứa tinh bột: Tất cả các loại rau khác (ví dụ: đậu xanh, cà chua, rau diếp, cà rốt, măng tây, súp lơ trắng, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, củ cải đường,...).
Các loại trái cây và nước ép trái cây.
Sản phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua.
Đồ uống có thêm đường: soda thông thường, nước trái cây, cocktail nước trái cây.
Đồ ngọt: Kem, kẹo, đồ nướng.
2. Mối liên hệ giữa carbs, insulin và đường huyết
Khi ăn thực phẩm có carbs, carbs sẽ bị phân hủy thành glucose (đường), đi vào máu, làm tăng lượng đường trong máu. Điều này báo hiệu tuyến tụy sẽ giải phóng insulin. Insulin sau đó sẽ đưa đường từ máu đến tế bào để sử dụng làm năng lượng. Sau đó, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống. Lần ăn sau đó lại xảy ra quá trình này.
Carbs làm cho lượng đường trong máu tăng lên, việc kiểm soát lượng carbs nạp vào cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể không sử dụng insulin đúng cách, khiến cơ thể khó điều chỉnh lượng đường trong máu. Bởi vì carbohydrate làm cho lượng đường trong máu tăng lên, việc kiểm soát lượng carbs nạp vào cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Mặc dù có ba loại carbohydrate: đường, chất xơ và tinh bột nhưng chúng không được tiêu hóa giống nhau.
Các loại rau không chứa tinh bột chủ yếu chứa chất xơ và ít hoặc không có đường, vì vậy chúng không làm tăng lượng đường trong máu quá cao và do đó, không cần phải giải phóng nhiều insulin. Vì vậy, hãy ăn những loại rau không chứa tinh bột.
Ngược lại, nước ép trái cây, soda và ngũ cốc tinh chế (ví dụ: mì ống trắng, gạo hoặc bánh mì) chứa ít hoặc không có chất xơ, vì vậy chúng làm tăng lượng đường trong máu và tiết ra nhiều insulin hơn.
3. Bao nhiêu carbs là phù hợp với người bệnh đái tháo đường?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều mức hấp thụ carbs khác nhau có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và lượng carbs tối ưu sẽ khác nhau tùy theo từng cá nhân. Vì vậy, không có câu trả lời chính xác về một lượng carbs phù hợp với mọi người. Lượng bạn có thể ăn và duy trì trong phạm vi đường huyết mục tiêu phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, mức độ hoạt động và nhiều yếu tố khác.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ từng khuyến nghị những người mắc bệnh đái tháo đường nên lấy khoảng 45% lượng calo từ carbs. Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ hiện khuyến khích một cách tiếp cận cá nhân hóa, trong đó lượng carb lý tưởng phải tính đến sở thích ăn kiêng và mục tiêu trao đổi chất của mỗi người. Điều quan trọng là phải ăn số lượng carbs mà bạn cảm thấy tốt nhất và có thể duy trì lâu dài trên thực tế.
Tính toán lượng carbohydrate, protein và chất béo bạn có thể ăn trong các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ trong ngày để giữ lượng đường trong máu ổn định.
Nhiều chuyên gia khuyên nên lấy 45%-65% lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Như vậy, người bệnh đái tháo đường nên cố gắng hấp thụ một nửa lượng calo hàng ngày từ carbohydrate. Ví dụ, nếu tiêu thụ 1.800 calo mỗi ngày, người bệnh nên nhắm đến mục tiêu 900 calo carbohydrate mỗi ngày.
Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý điều này khác nhau đáng kể giữa những người dựa trên lượng calo họ cần ăn để duy trì cân nặng khỏe mạnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để xác định lượng carbohydrate nên ăn mỗi ngày.
Người bệnh đái tháo đường nên ăn bao nhiêu carbs mỗi ngày? Cơ thể chúng ta cần carbohydrate - đường, tinh bột và chất xơ - để tạo năng lượng. Nhưng lượng carbs bạn cần mỗi ngày có thể khác nhau, đặc biệt là khi mắc bệnh đái tháo đường. Carbohydrate (carbs) cung cấp nhiên liệu để duy trì hoạt động của cơ thể. Sau khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbs...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nắng nóng có nên dùng nước dừa thay nước lọc?

Người mắc bệnh về gan chớ dại ăn những thực phẩm này kẻo 'mang thêm họa'

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng
Có thể bạn quan tâm

Hóng: Em gái Trấn Thành hẹn hò 1 Anh Trai Say Hi?
Sao việt
15:05:54 30/04/2025
Sự thật đằng sau thông tin Rashford gia nhập Man City
Sao thể thao
14:49:59 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Trần Phi Vũ: 'Phú nhị đại' có gia đình hậu thuẫn vẫn xém bị phong sát vì tình cũ
Sao châu á
14:40:05 30/04/2025
Hòa Minzy mặc áo bà ba đeo khăn rằn quá xinh, cất giọng hát trong veo nghe là thấy mùa xuân thắng lợi!
Nhạc việt
14:34:32 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025
Xe mới ra mắt trong tháng 4: Chuyển dịch "xanh" trên thị trường ô tô Việt
Ôtô
14:07:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025
Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ
Tin nổi bật
13:53:33 30/04/2025