Phát hiện, điều trị kịp thời bệnh lậu, chlamydia
Từ năm 2014 đến 2015, số người bị chuẩn đoán nhiễm chlamydia tăng 6%, nhiễm bệnh lậu tăng 13%.
Theo một báo cáo mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh (CDC): Số trường hợp phát hiện mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) đã đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.
Từ năm 2014 đến 2015, số người bị chuẩn đoán nhiễm chlamydia tăng 6%, nhiễm bệnh lậu tăng 13%. Điều đáng lo lắng là con số thực tế còn cao hơn nhiều so với báo cáo bởi rất nhiều người không biết mình đã nhiễm bệnh
Debby Herbenick, tiến sĩ – nhà nghiên cứu tình dục tại Đại học Indiana cho biết ‘Bệnh lây truyền qua đường tình dục còn gọi là đại dịch thầm lặng vì thường không có dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài”. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể bị nhiễm bệnh mà không biết nó và truyền sang cho đối tác của bạn.
Cùng tìm hiểu 4 bệnh lây qua đường tình dục phổ biến để có những biện pháp phòng tránh hoặc trị bệnh hợp lý.
1. Bệnh lậu
Bao cao su là biện pháp giúp ngăn ngừa lây truyền của bệnh hiệu quả gần như 100 %.
Vi khuẩn lậu lây lan khi quan hệ tình dục qua âm đạo, miệng hoặc hậu môn mà không được bảo vệ. Kết quả là gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, hậu môn, họng. Bao cao su là biện pháp giúp ngăn ngừa lây truyền của bệnh hiệu quả gần như 100 %.
Video đang HOT
Dấu hiệu: Đối với phụ nữ thường không có bất cứ triệu chứng nào. Khi họ nhiễm bệnh, chỉ xuất hiện những dấu hiệu nhẹ hoặc dấu hiệu giống viêm bàng quang. Điều đó nghĩa là bản thân người phụ nữ cũng không biết bị nhiễm bệnh nên dĩ nhiên không thể giúp đối tác phòng lây nhiễm.
Đối với đàn ông, nếu nhiễm trùng ở cổ họng hoặc trực tràng thì cũng không có triệu chứng rõ ràng. Còn dương vật bị vi khuẩn tấn công sẽ thấy đầu dương vật hơi xanh hoặc hơi vàng, hay cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Đau tinh hoàn có thể có nhưng hiếm. Tất cả những triệu chứng này xuất hiện 3-5 ngày sau khi tiếp xúc.
Nếu không điều trị, bệnh lậu có thể gây ra viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh.
Làm thế nào để phát hiện: CDC khuyến cáo nên làm xét nghiệm sàng lọc hàng năm. Hoặc nên gặp bác sĩ để có lời khuyên phù hợp nếu bạn thường xuyên thay đổi ‘bạn tình’.
Làm thế nào để điều trị: Tin tốt là bệnh lậu thường có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh. Nhưng một số chủng lậu kháng lại kháng sinh, vì vậy hãy hợp tác với bác sĩ theo dõi để chắc chắn rằng tất cả các vi khuẩn đã bị giết chết
2. Chlamydia
Đây là bệnh lây nhiễm do vi khuẩn. Giống như bệnh lậu, Chlamydia cũng lây qua đường âm đạo, miệng, hậu môn khi quan hệ mà không được bảo vệ. Bao cao su là biện pháp bảo vệ hiệu quả gần như 100% hoặc sử dụng tấm bảo vệ miệng (dental dams) cũng giúp giảm thiểu nguy cơ khi oral-sex.
Tấm bảo vệ miệng (dental dams)
Dấu hiệu: Với cả nam giới lẫn nữ giới, Chlamydia hiếm khi gây ra triệu chứng đáng chú ý. Nếu có thì triệu chứng đó là đầu dương vật có mủ, nóng rát khi đi tiểu. Vấn đề thường xuất hiện khoảng 1 tuần sau tiếp xúc. Nhiễm trùng nặng ở nam giới không được điều trị nhanh chóng có thể gây ra sẹo ở niệu đạo, làm đi tiểu khó khăn hơn, thậm chí có thể phải phẫu thuật.
Làm thế nào để phát hiện: CDC khuyến cáo sàng lọc hàng năm đối với người đồng tính hay người lưỡng tính. Tuy nhiên, với người di tính (chỉ yêu người khác giới) nên đề nghị bác sĩ để xét nghiệm.
Làm thế nào để điều trị: Chlamydia có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh.
Theo K.Trâm/Suckhoedoisong.vn
Phát hiện này có thể sẽ cứu nguy cho người mắc bệnh lậu và bệnh tình dục khác
Các nhà khoa học đã phát hiện ra cách đối phó với bệnh lậu và ngăn cản tình trạng kháng kháng sinh phát triển ở các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nhưng mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học York đã công bố một kết quả nghiên cứu đột phá có thể làm thay đổi điều này. Đó là một loại kháng sinh mới đã được nghiên cứu và phát triển. Nó được đánh giá là đặc biệt nhắm vào mục tiêu là vi khuẩn song cầu khuẩn lậu có tên là Neisseria Gonorrhoeae - chuỗi các vi khuẩn gây ra sự kháng thuốc.
Từ lâu bệnh lậu đã được coi là một trong các bệnh qua đường tình dục
'Chúng tôi nghĩ rằng nghiên cứu của chúng tôi là một bước đột phá quan trọng. Nó không phải là phương thuốc cuối cùng nhưng cũng rất hiệu quả. Có thể mọi người cho rằng bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bình thường gây ra nhưng thực tế bệnh này ngày càng trở nên nguy hiểm và có khả năng kháng thuốc kháng sinh', Giáo sư Ian Fairlamb thuộc khoa Hóa của Đại học York cho biết.
Bệnh lậu có thể gặp ở cả nam giới và phụ nữ. Theo báo cáo năm 2014 thì tại Anh có khoảng 35.000 trường hợp mắc bệnh. Còn ở Mỹ có khoảng 700.000 trường hợp mới mỗi năm. Thậm chí, Liên Hợp Quốc đã tổ chức một hội nghị vào tháng 9 năm vừa rồi để thảo luận về những nguy hiểm kháng thuốc của bệnh lậu - bệnh lây qua đường tình dục phổ biến thứ hai.
Theo nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học York, phương thuốc này sử dụng carbon monoxide - một chất khí không màu, không mùi để tấn công mục tiêu.
Các nhà khoa học tin rằng những bước đột phá này có thể mở đường cho phương pháp điều trị mới.
Mặc dù cơ thể chúng ta tự sản sinh CO, nhưng một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng các phân tử này có thể giúp thúc đẩy kháng sinh.
Nhóm các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng Neisseria gonorrheae nhạy cảm hơn với các độc tố có nguồn gốc từ CO hơn hầu hết các vi khuẩn gây bệnh khác. Nó có nghĩa là tình trạng của bệnh lậu có thể được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh sử dụng CO-RM (các phân tử cacbon giải phóng CO).
Các nhà khoa học tin rằng những bước đột phá này có thể mở đường cho phương pháp điều trị mới. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí MedChemComm.
'Các phân tử cacbon monoxit có thể giết chết các vi khuẩn. Bệnh lậu chỉ có một loại enzyme cần ức chế và sau khi không được cung cấp oxy thì nó sẽ chết đi. Mọi người vẫn biết rằng CO là một phân tử độc hại nhưng đó là ở nồng độ cao. Ở đây chúng ta đang sử dụng nồng độ rất thấp mà vẫn nhạy cảm với các vi khuẩn', Giáo sư Fairlamb giải thích.
Đồng tác giả Giáo sư James Moir, công tác tại Khoa Sinh học của trường Đại học, nói thêm: 'Kháng thuốc là một vấn đề lớn đối với toàn cầu. Chúng ta cần phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, và phát triển của các loại thuốc mới để giải quyết vấn đề này, để kiểm soát vi khuẩn trước khi các liệu pháp hiện tại ngừng làm việc'.
Chlamydia Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể lây nhiễm ở cả nam và nữ. Bệnh bắt nguồn từ vi khuẩn được gọi là Chlamydia trachomatis, lây truyền qua tiếp xúc, quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng. Nếu không được chữa trị có thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng của một người phụ nữ và gây vô sinh. Nó cũng có thể gây vô sinh ở nam giới dù là ít gặp. Triệu chứng bệnh: Đa số các trường hợp nhiễm Chlamydia không cảm thấy các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên nhận xét nghiệm STD thường xuyên để phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Ở phụ nữ: - Dịch âm đạo bất thường - Cảm giác nóng rát khi đi tiểu - Đau ở mắt - Đau ở vùng bụng - Đau ở xương chậu - Đau khi quan hệ tình dục - Xuất huyết âm đạo Ở nam giới: - Chảy dịch từ dương vật - Cảm giác nóng khi đi tiểu - Đau và sưng ở một hoặc cả hai tinh hoàn (dấu hiệu này có thể hiếm gặp) Các triệu chứng của Chlamydia sau khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn: - Đau ở trực tràng - Chảy dịch - Chảy máu Điều trị bệnh: Các nhiễm trùng được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Bệnh lậu Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục tương tự như chlamydia, cũng là do vi khuẩn gây ra và lây lan qua tiếp xúc. Nó bắt nguồn từ vi khuẩn gọi là Neisseria gonorrhoeae. Triệu chứng bệnh: Nam giới mắc bệnh lậu thường có triệu chứng dễ nhận biết hơn so với nữ giới. Khi một người phụ nữ không có triệu chứng, họ dễ dàng nhầm lẫn với bệnh nhiễm trùng bàng quang. Các bác sĩ khuyên bạn nên xét nghiệm STD thường xuyên để sớm phát hiện bệnh. Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới: - Cảm giác nóng khi đi tiểu - Tiết dịch có mủ màu trắng, màu vàng hoặc màu xanh lá cây từ dương vật - Hiếm gặp: Tinh hoàn đau hoặc sưng Các triệu chứng bệnh ở phụ nữ: - Cảm giác nóng khi bạn đi tiểu - Tăng tiết dịch âm đạo - Xuất huyết âm đạo giữa chu kì Điều trị bệnh: Bệnh lậu là có thể chữa được bằng thuốc kháng sinh.
Theo N Thúy/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Bệnh lậu ở nữ giới Bệnh lậu ở nữ giới có tính chất âm thầm, nhưng lại là nguồn lây đáng kể cho gia đình và xã hội và để lại nhiều biến chứng. Do vậy, việc nâng cao ý thức phòng bệnh là việc làm cần thiết. Bệnh lậu là 1 trong 5 bệnh hoa liễu theo cách phân loại cổ điển, cùng với giang mai, hột...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 nhóm nam giới nên sớm đi khám tuyến tiền liệt

5 nguyên nhân gây 'bất lực' ở nam giới

4 loại viêm tuyến tiền liệt phổ biến ở nam giới

4 'sự cố tình dục' thường gặp ở phụ nữ mãn kinh

Massage tuyến tiền liệt có thể mang lại 4 lợi ích

3 lợi ích của tập luyện trong thời kỳ mãn kinh

Chế độ ăn thân thiện với chu kỳ kinh nguyệt, chị em nên biết

Không chủ quan với viêm âm đạo do vi khuẩn

4 bài tập tốt cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

Rối loạn chức năng tình dục nữ: Những thông tin quan trọng

6 thói quen đơn giản tăng cường sinh lý ở nam giới

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Có thể bạn quan tâm

Vợ đòi đi họp lớp, kết quả tôi "bay" mất 98 triệu chỉ sau 20 phút vì lý do "giời ơi đất hỡi"
Góc tâm tình
07:54:43 26/05/2025
Thần Tài đang đến, 3 con giáp này chuẩn bị "túi ba gang" mà đựng tiền, công việc hanh thông bất ngờ!
Trắc nghiệm
07:51:41 26/05/2025
Siêu xe Mercedes-Benz SLR Stirling Moss trở lại với dáng vẻ hiện đại
Ôtô
07:40:50 26/05/2025
5 tựa phim Hàn Quốc đáng xem nhất mùa hè: Bộ số 4 chắc chắn sẽ khiến bạn khóc sưng mắt
Phim châu á
07:25:36 26/05/2025
Mỹ nhân hạng A bị tẩy chay khắp MXH vì "hội tụ đủ tính xấu": Tiếc cho nhan sắc đẹp hàng đầu Cbiz
Hậu trường phim
07:22:38 26/05/2025
"Bài diss khổ nhất thế giới": HIEUTHUHAI "ối dồi ôi" 1 lần mà bị chế meme khắp cõi mạng, không hổ danh rapper tạo trend
Nhạc việt
07:19:51 26/05/2025
Tình tin đồn kém 5 tuổi của Miu Lê: Cao 1m9 visual "hết nước chấm", gia thế không phải dạng vừa
Sao việt
07:14:33 26/05/2025
Căng đét: Con trai cả nhà Beckham tuyên bố luôn chọn vợ, bất chấp nỗ lực hàn gắn rạn nứt của David và Victoria
Sao thể thao
07:10:40 26/05/2025
"Cô bé hoàng gia có chính kiến": Hé lộ tính cách thật của Công chúa Charlotte qua 7 từ ngắn gọn
Netizen
07:07:01 26/05/2025
Blackpink trở lại, bị nói ý tưởng nghèo nàn, hết chiêu trò, TWICE vượt mặt
Sao châu á
06:59:04 26/05/2025