Phát hiện hơi nước xung quanh mặt trăng của sao Mộc, liệu có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất?
Kính thiên văn Hubble tìm thấy bằng chứng về hơi nước trong bầu khí quyển của mặt trăng Ganymede của sao Mộc.
Kính viễn vọng không gian Hubble của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã theo dõi và tìm ra bằng chứng về hơi nước trong khí quyển xung quanh mặt trăng Ganymede của sao Mộc, mặt trăng lớn nhất trong hệ mặt trời.
Hơi nước hình thành khi bề mặt băng giá của mặt trăng chuyển từ thể rắn sang thể khí, quá trình mà các nhà khoa học gọi là sự thăng hoa.
Các nhà thiên văn học phát hiện ra sự tồn tại của hơi nước sau khi nghiên cứu xem xét dữ liệu trong khoảng 2 thập kỷ mà Kính viễn vọng không gian Hubble thu thập được.
Mặt trăng Ganymede của sao Mộc.
Nghiên cứu trước đây cho thấy Ganymede là vật thể lớn thứ chín trong hệ mặt trời, mặc dù mặt trăng này nhỏ hơn hành tinh của chúng ta 2,4 lần nhưng chứa tổng lượng nước nhiều hơn tất cả các đại dương trên Trái đất cộng lại.
Video đang HOT
Ganymede quá lạnh, nhiệt độ thấp nhất vào khảng âm 184 độ C, bề mặt là một lớp băng dày đặc.
Ngoài việc là vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong hệ mặt trời, Ganymede còn là mặt trăng duy nhất có từ trường. Điều này khiến xảy ra hiện tượng cực quang phát sáng xung quanh cực bắc và cực nam của mặt trăng.
Kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được những hình ảnh tia cực tím đầu tiên về Ganymede vào năm 1998 cho thấy những dải cực quang ở hai cực. Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng cực quang xuất hiện là do bầu khí quyển chứa oxy tinh khiết, nhưng sau này họ phát hiện có một số đặc điểm không thể giải thích được với thuyết này.
Nhiệt độ bề mặt của Ganymede có thể thay đổi trong một ngày. Tại đường xích đạo của mặt trăng, vào khoảng giữa trưa, thời tiết ấm hơn nhiều, khiến bề mặt thăng hoa, giải phóng một lượng nhỏ phân tử nước.
Mặc dù lớp vỏ băng của Ganymede cứng như đá, nhưng luồng hạt tích điện từ mặt trời có thể làm xói mòn và giải phóng hơi nước.
Sứ mệnh JUICE của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA sẽ khởi động vào năm 2022 và dự kiến sẽ đến sao Mộc năm 2029. Sứ mệnh của ESA sẽ dành ít nhất 3 năm để quan sát chi tiết về hành tinh khổng lồ sao Mộc và 3 mặt trăng lớn nhất của hành tinh này. Các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ hiểu biết thêm về mặt trăng Ganymede như một môi trường sống tiềm năng trong tương lai.
Nhà khoa học Lorenz Roth, Viện Công nghệ Hoàng gia KTH ở Stockholm, Thụy Điển, trưởng nhóm nghiên cứu tìm ra hơi nước ở mặt trăng của sao Mộc cho biết: “Kết quả của chúng tôi cung cấp cho nhóm dự án JUICE thông tin có giá trị, sử dụng để tinh chỉnh kế hoạch quan sát của họ nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tàu vũ trụ”.
Gần đây, sứ mệnh Juno của NASA, quan sát Sao Mộc và các mặt trăng của nó từ năm 2016, đã chụp được những hình ảnh cận cảnh đầu tiên về Ganymede sau hai thập kỷ .
Hiểu thêm về Ganymede giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về cách những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc và các mặt trăng hình thành, phát triển theo thời gian.
Nghiên cứu đặt hi vọng tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu mặt trăng băng giá, nằm rải rác trong hệ mặt trời có phải là môi trường thích hợp cho sự sống trong tương lai hay không.
Tiểu hành tinh cỡ bằng chiếc ô tô xuất hiện gần Trái Đất
Một tiểu hành tinh có kích thước bằng chiếc xe ô tô hướng tới Trái Đất ở cự ly gần.
Tiểu hành tinh có tên gọi là 2021 GW4, di chuyển với vận tốc 30.000 km/giờ khi nó đi qua hành tinh. Ở vị trí gần nhất, tiểu hành tinh cách bề mặt Trái Đất hơn 19.300 km. Trong khi đó, hầu hết các vệ tinh địa tĩnh cách Trái Đất khoảng 35.400 km và Mặt Trăng cách đó 384.472 km.
Lần đầu tiên phát hiện vào ngày 8/4 trong một cuộc khảo sát bầu trời Catalina ở Mt. Lemmon, Arizona, Mỹ.
Tiểu hành tinh cỡ bằng chiếc ô tô xuất hiện gần Trái Đất
Nhà thiên văn học và người sáng lập dự án Kính viễn vọng ảo Gianluca Masi cho biết đó là "một cuộc gặp gỡ gần gũi đặc biệt".
Ông đã ghi lại được hình ảnh của tiểu hành tinh khi nó cách Trái Đất hơn 299.000 km.
Ông nói: "Các tiểu hành tinh có kích thước đến gần như vậy là tương đối hiếm, trong năm nay chúng tôi đã có bốn vật thể gần Trái Đất, 2021 GW4 là lớn nhất".
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA ước tính tiểu hành tinh này dài từ 3,5 7,7 mét, và luôn theo dõi quỹ đạo của nó gần với Trái Đất. Mọi người có thể nhìn thấy nó nếu sử dụng kính viễn vọng.
Theo NASA, các loại đá không gian tương tự như 2021 GW4 có thể va chạm Trái Đất khoảng một lần một năm. Tuy nhiên đá không gian có kích thước nhỏ hơn 25 mét, thường bị đốt cháy và tạo ra, "một quả cầu lửa" khi bay vào bầu khí quyển Trái Đất.
Gần đây, NASA đã đặt tên cho hai tiểu hành tinh theo tên một phụ nữ Israel, người đã phát hiện ra nó trong một chương trình săn tìm tiểu hành tinh kéo dài một tháng.
Aseel Nama, một sinh viên kỹ thuật y sinh tại Technion, trường đại học nghiên cứu nổi tiếng ở Haifa, đã tham gia vào chương trình khoa học hợp tác với công dân tìm kiếm thiên văn quốc tế và liên kết với cơ quan vũ trụ Mỹ. Hai tiểu hành tinh mà cô gái phát hiện có tên là ANI1801 và ANI2001.
Trái đất đang chuẩn bị mất đi 'mặt trăng thứ hai', vĩnh viễn Mặt trăng thứ hai, mà Trái đất tình cờ sở hữu một cách bất đắc dĩ, sẽ gửi lời chào vĩnh biệt địa cầu vào tuần sau trước khi bị cuốn vào không gian xa xăm và không bao giờ quay lại. Mô phỏng quỹ đạo của mặt trăng thứ nhất và "thứ hai" quanh địa cầu NASA/JPL-CALTECH Nhiều người sẽ thốt ra...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chùm ảnh: Hiện tượng 'Crown Flash' Ánh sáng nhảy múa trên bầu trời

Những vùng đất Trung Quốc sành ăn nội tạng đến mức khiến người yếu tim... bỏ chạy!

Cảnh tượng sốc: Cá bay đầy trời ở vùng biển Caribe, rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra?

Thực tế lạnh lùng: Thảm kịch phơi bày mối nguy hiểm của livestream cực đoan

Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc

Vật thể rơi xuống Nam Cực làm thay đổi lịch sử Trái Đất

Phát hiện 50kg vàng và 10 tỷ đồng tiền mặt trong phòng trọ 20m2

Giải mã bí ẩn lỗ thủng nhỏ trên cửa sổ máy bay: Chi tiết tưởng chừng vô hại lại là yếu tố sống còn

Cuộc sống của những đứa trẻ từng gây chấn động thế giới trong ca sinh 9 hiếm gặp

Dù thường xuyên phải trả giá bằng mạng sống, tại sao côn trùng vẫn bị ánh sáng thu hút?

Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"

Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay
Có thể bạn quan tâm

Giá iPhone 16e tiếp tục giảm
Đồ 2-tek
15:36:41 12/05/2025
Kỹ năng bí mật của nhân viên CIA trong tình huống khó khăn
Thế giới
15:33:47 12/05/2025
Mâu thuẫn leo thang trong gia đình Beckham vì dâu cả độc đoán, thích kiểm soát
Sao âu mỹ
15:33:47 12/05/2025
200 triệu người đòi mỹ nam này giải nghệ ngay lập tức: Dung túng fan làm loạn, hại 3 bạn diễn mất sự nghiệp
Hậu trường phim
15:29:58 12/05/2025
Phường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công an
Tin nổi bật
15:29:40 12/05/2025
Nam diễn viên có nhà vườn 3000m ở Đồng Tháp, 2 căn hộ - 8 cửa hàng khắp Sài Gòn, bị đồn nghỉ đóng phim vì quá giàu
Sao việt
15:27:25 12/05/2025
Bệnh nhân 79 tuổi bị xương cá 4cm đâm thủng dạ dày
Sức khỏe
15:26:50 12/05/2025
Phim 18+ Hàn Quốc khiến khán giả tháo chạy khỏi rạp: Cảnh nóng dài tới 30 phút ám ảnh chưa từng thấy
Phim châu á
15:19:07 12/05/2025
Cảnh sát 113 bắt nóng đối tượng trộm xe ôtô lúc nửa đêm
Pháp luật
15:07:21 12/05/2025
Rosé đập tiền 'phục thù' mang tỷ đô lên MV, vẫn bị fan chê giọng hát 'tụt dốc'
Sao châu á
14:53:29 12/05/2025