Phát hiện mắc ung thư từ nốt phát ban nhỏ ở thắt lưng
Khi anh Tony Ferreira (sống ở Jersey, Anh) phát hiện có một nốt phát ban nhỏ ở thắt lưng, anh cho rằng nó sẽ sớm biến mất sau vài ngày.
Anh Tony Ferreira luôn có sức khỏe tốt nên trước đó chưa bao giờ anh có suy nghĩ mình sẽ mắc ung thư. Tuy nhiên, điều ít ngờ nhất đã trở thành sự thực khi nốt phát ban ở thắt lưng nhanh chóng lan rộng tới 90% cơ thể, khiến tay chân của anh nứt toác.
Tony bị hội chứng Sezary – một dạng bệnh hiếm
Các bác sĩ chẩn đoán, anh Tony nhiễm một dạng ung thư hiếm gọi là hội chứng Sezary – u sùi dạng nấm. Bệnh này nguy hiểm khi diễn tiến trong nhiều năm nhưng chỉ được phát hiện khi trên da bệnh nhân bắt đầu đỏ, có u thâm nhiễm. Ở giai đoạn muộn, lòng bàn tay, bàn chân dày sừng, hạch lympho to, nhiễm khuẩn thứ phát, móng giòn…
Vào tháng 3 vừa qua, các bác sĩ quyết định sử dụng thuốc kháng ung thư mới cho anh Tony nhưng thử nghiệm bị trì hoãn do đại dịch Covid-19.
Chị Osvalda, vợ anh Tony, làm tại một khu dưỡng lão, là nguồn thu nhập chính của gia đình. Tuy nhiên, gần đây, chị được khuyên tạm nghỉ việc vì nguy cơ nhiễm Covid-19 và lây sang cho chồng.
“Tình trạng của chồng tôi khá tệ nhưng hàng nghìn bệnh nhân ung thư ở Anh cũng vậy. Covid-19 đã trì hoãn việc chữa trị”, chị Osvalda tâm sự.
Hai vợ chồng không biết bao giờ có thể lên London để điều trị tiếp và cuộc sống “bình thường mới” sau thời kỳ giãn cách xã hội sẽ như thế nào.
Video đang HOT
Đôi bàn tay nứt nẻ khiến anh thường xuyên phải đeo găng tay
“Tôi mong muốn được nắm tay chồng không đeo găng tay bảo vệ. Tôi gần như quên cảm giác bàn tay của anh ấy thế nào. Anh ấy có đôi bàn tay mạnh mẽ, khi nắm tay chồng, tôi cảm thấy mọi chuyện rồi sẽ ổn thỏa”, chị Osvalda nói.
Cách chữa trị duy nhất cho anh Tony vào thời điểm này là tìm người hiến tế bào gốc. Tuy nhiên, cả bố mẹ anh và 4 anh chị em đều không phù hợp. Một tổ chức phi lợi nhuận về hiến tủy đang hỗ trợ anh Tony tìm kiếm người hiến.
Jonathan Pearce, Giám đốc điều hành của tổ chức này, cho hay, tỷ lệ người hiến tế bào gốc giảm 50% do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Vì có nhiều trường hợp bị hoãn hủy nên sau khi dịch qua đi, số lượng người bệnh bị tồn đọng sẽ nhiều. Đáng buồn hơn, có một số ca diễn biến nặng hơn và không thể ghép được nữa”, ông Pearce cho hay.
Ba vị trí trên cơ thể có mùi lạ, khám ngay trước khi bị ung thư
Theo y học Trung Quốc, ruột là 'bộ não thứ 2' của cơ thể con người. Khi đường ruột xuất hiện vấn đề, sẽ gây hại cho các bộ phận khác.
Hiện nay, rất nhiều người chú ý chăm sóc sức khỏe, đa số tập trung vào nâng cao sức khỏe của não, tim, gan, thận, phổi nhưng ít người quan tâm đến sức khỏe của đường ruột.
Trên thực tế, cơ quan dễ bị bệnh nhất thực sự là "ruột già". 70% sức đề kháng nằm ở đường ruột, do vậy bảo vệ được chức năng đường ruột có thể quyết định được sức khỏe của một người.
Theo y học Trung Quốc, ruột là "bộ não thứ 2" của cơ thể, khi đường ruột xuất hiện vấn đề, nó sẽ gây hại cho các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, chúng ta phải theo dõi động thái sức khỏe của đường ruột, khi gặp các triệu chứng bất thường, cần phải kịp thời đi khám bác sĩ.
Ba vị trí trên cơ thể có mùi hôi lạ cũng chính là ruột đang kêu cứu, bạn hãy khám trước khi mắc ung thư.
1. Hôi miệng
Điều này chủ yếu do sự tích tụ thức ăn đã tiêu hóa trong dạ dày, đường ruột và sự phân hủy tạo ra các loại khí có mùi như amoniac hydro sunfua, sau đó chúng ta thở ra, tạo thành mùi hôi.
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của tình trạng này là miệng hôi kèm với vị chua, thường xuyên có cảm giác đầy bụng, ợ ra vị chua, lưỡi chua, đại tiện phân mỏng màu vàng...
Do vậy, khi đột nhiên xuất hiệu triệu chứng hôi miệng, mọi người cần phải quan tâm đến vấn đề tiêu hóa. Nếu như thường xuyên bị tiêu hóa kém, thức ăn lưu lại trong đường ruột quá lâu, bạn nên chú ý đến nguyên nhân lá lách dạ dày suy nhược.
2. Mùi xì hơi
Xì hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường, sự ứ đọng trong ruột sẽ dẫn đến các triệu chứng của xì hơi, khiến bạn muốn đi đại tiện. Tất nhiên, xì hơi cũng có thể liên quan đến chế độ ăn uống kém và chức năng tiêu hóa không tốt, đặc biệt là 2 tình trạng xì hơi sau đây:
- Mùi trứng thối: Nếu bạn xì hơi có mùi này thì chủ yếu do quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể gặp vấn đề, cho thấy sức khỏe đường ruột không tốt.
- Xì hơi có mùi hôi tanh: Nếu vi khuẩn xâm nhập và phá vỡ hệ thực vật trong đường tiêu hóa dẫn đến xuất huyết, khi đại tiện, phân sẽ có mùi hắc, xì hơi có mùi hôi tanh. Ngoài ra, nếu có khối u ác tính trong đường ruột, do sự xói mòn và xuất huyết của mô ung thư, cũng sẽ khiến xì hơi có mùi tanh.
3. Phân có mùi lạ
Phân thường là yếu tố phản ánh sức khỏe của ruột, người khỏe mạnh mỗi ngày có thói quen đi đại tiện 1-2 lần, mùi phân không quá khó chịu. Tuy nhiên, mùi phân đột ngột thay đổi, khả năng có vấn đề về đường ruột. Cụ thể:
- Mùi chua: Trường hợp này chủ yếu liên quan đến khả năng tiêu hóa không tốt, thức ăn được lưu lại trong đường ruột một thời gian dài, gây nên tình trạng phân có mùi chua.
- Mùi như cá thối: Nếu phân có nước và kèm theo mùi như cá thối, có thể liên quan đến sự phân hủy của lượng lớn chất nhầy trong ruột.
- Mùi tanh hôi: Nếu phân có màu đen kèm theo mùi tanh hôi, cần xem xét có khả năng xuất huyết trong đường tiêu hóa.
- Mùi lạ khó xác định: Hãy kiểm tra xem đường ruột có bị hoại tử xuất huyết hay không, cũng có thể bạn đã bị viêm ruột.
Cơ thể 'bỗng dưng' có những dấu hiệu này, có thể bạn đã mắc ung thư Có những triệu chứng mà chúng ta đều biết phải cần chăm sóc y tế ngay lập tức như đau ngực, đột ngột mất thị lực hoặc khả năng nói... Tuy nhiên vần còn những triệu chứng khiến bạn chủ quan, dễ bỏ qua nhưng lại cảnh báo căn bệnh vô cùng nguy hiểm là ung thư. Ảnh minh họa: Internet Thay đổi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh báo gia tăng bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam

Những loại rau củ lành mạnh bạn nên ăn hàng ngày

Bệnh viện tuyến huyện Hà Tĩnh mổ lấy thai dây rốn quấn cổ 5 vòng hiếm gặp

Dấu hiệu ung thư gan bạn không nên bỏ qua

Sỏi tiết niệu hiểm họa thầm lặng có thể gây suy thận và tử vong

Tuyệt chiêu thải độc, phục hồi gan sau khi uống rượu bia

Nhiều người mất con vì gen bệnh di truyền ẩn

Suýt chết sau mũi tiêm ở phòng khám tư

Thách thức kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường trong mùa hè

Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm

Ăn 1 nắm rau này quý như 'nhân sâm người nghèo', mọc đầy bờ rào mà ít ai hay

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn
Có thể bạn quan tâm

Beckham từng phải nhận một dự đoán "đau lòng" ở tuổi 23, sự thật liệu có phũ phàng như thế?
Sao thể thao
11:32:33 10/05/2025
Khám phá mùa bướm rực rỡ tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Du lịch
11:31:37 10/05/2025
Người làm nên bản hit 3 tỷ views dịp 30/4 bật khóc nhận giấy khen đặc biệt, hứa quyên góp hết doanh thu nhạc số
Nhạc việt
11:25:40 10/05/2025
Áo váy linen mát lành, tự nhiên là 'chân ái' mùa nắng
Thời trang
11:25:00 10/05/2025
Sốc: MC quốc dân đột tử ngay khi vừa rời khỏi bệnh viện
Sao châu á
11:22:48 10/05/2025
Giá xe ga Honda Vision mới nhất tháng 5/2025, bất ngờ chững lại
Xe máy
11:18:16 10/05/2025
Tháng sinh Âm lịch của người nhân hậu nên dễ gặp điềm lành
Trắc nghiệm
11:09:10 10/05/2025
Khuyên chân thành: Mắc 4 sai lầm này khi dùng nồi chiên không dầu, khác nào tự ăn chất độc
Sáng tạo
11:09:08 10/05/2025
9 tính năng Android mà người dùng iPhone luôn khao khát
Đồ 2-tek
11:00:48 10/05/2025
Đối thủ Thanh Thủy đổi vận so kè Opal, 'hất' Ý Nhi ra chuồng gà, dành crown MW?
Thế giới
10:50:32 10/05/2025