Phát hiện mới: Tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Tập thể dục giúp giải phóng các chất chống ung thư vào máu, tương tác với các tế bào bất thường, sửa chữa ADN của chúng và ngăn chúng phát triển thành ung thư, theo nhật báo Ấn Độ Hindustan Times.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột và làm chậm sự phát triển của các khối u.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa về nghiên cứu ung thư International Journal of Cancer, đã chứng minh rằng hoạt động thể chất làm giải phóng protein chống ung thư – interleukin-6 (IL-6) vào máu, giúp sửa chữa ADN của các tế bào bị hư hại.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện tập thể dục có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột và làm chậm sự phát triển của các khối u. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Sam Orange, giảng viên tại Đại học Newcastle (Anh), cho biết khi tập thể dục lặp lại nhiều lần mỗi tuần trong thời gian dài, các chất chống ung thư – như IL-6 – được giải phóng vào máu – có thể tương tác với các tế bào bất thường, sửa chữa ADN của chúng và ngăn chúng phát triển thành ung thư, theo Hindustan Times.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Newcastle và York St John (Anh) đã tuyển chọn 16 nam giới độ tuổi 50 – 80, tất cả đều có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư ruột, như thừa cân hoặc béo phì và không hoạt động thể chất.
Sau khi lấy mẫu máu lần đầu, những người tham gia được đạp xe với cường độ vừa phải trong 30 phút và được lấy mẫu máu lần 2 ngay sau khi đạp xe xong.
Để đối chứng, những người tham gia cũng được lấy mẫu máu vào một ngày nghỉ ngơi khác.
Kết quả đã phát hiện việc tập thể dục làm gia tăng mức protein IL-6 chống ung thư trong máu so với lúc nghỉ ngơi.
Các nhà khoa học đã đưa các mẫu máu vào các tế bào ung thư ruột trong phòng thí nghiệm và theo dõi sự phát triển của các tế bào ung thư này trong 48 giờ. Kết quả cho thấy các mẫu máu được lấy ngay sau khi tập thể dục làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư so với những mẫu máu khi nghỉ ngơi, theo Hindustan Times.
Video đang HOT
Hơn nữa, các mẫu máu sau khi tập thể dục làm giảm mức độ tổn thương ADN, cho thấy hoạt động thể chất có thể sửa chữa các tế bào để tạo ra các tế bào ổn định về mặt di truyền.
Hoạt động thể chất làm giải phóng protein chống ung thư – interleukin-6 (IL-6) vào máu, giúp sửa chữa ADN của các tế bào bị hư hại. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bài tập thể dục loại nào giúp giảm nguy cơ ung thư?
Tiến sĩ Orange cho biết, những phát hiện này giúp đưa ra các hướng dẫn thể chất để phòng ngừa ung thư. Đồng thời giúp phát triển các loại thuốc bắt chước cơ chế của việc tập thể dục, theo Hindustan Times.
Bất cứ hình thức hoạt động thể chất nào – từ đến phòng tập, chơi thể thao hoặc đi bộ, đạp xe, làm việc nhà hay làm vườn – vào bất cứ lúc nào, đều có thể giảm nguy cơ ung thư ruột.
Các nghiên cứu ước tính hoạt động thể chất làm giảm khoảng 20% nguy cơ ung thư ruột.
Người ít vận động nên di chuyển nhiều hơn và tập thói quen hoạt động thể chất hằng ngày.
Tiến sĩ Adam Odell, giảng viên cao cấp tại Đại học York St John, nói thêm, điều quan trọng, không chỉ ung thư ruột, mà các loại ung thư khác, như ung thư vú và nội mạc tử cung, cũng có thể được ngăn ngừa bằng hoạt động thể chất, theo Hindustan Times.
Điểm chung của 90% ca bệnh ung thư cổ tử cung và cách giúp bạn tăng cơ hội sống
90% ung thư cổ tử cung có chung một nguyên nhân, do vậy phát hiện sớm các dấu hiệu khác thường của cơ thể có giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư.
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến các tế bào ở cổ tử cung, phần dưới cùng của tử cung. Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư đối với phụ nữ tại Mỹ, nhưng những bước tiến trong việc phòng ngừa và thử nghiệm giúp tăng tỷ lệ sống sau ung thư.
Các chuyên gia cho rằng, những tiến bộ trong "cuộc chiến" chống lại căn bệnh ung thư phổ biến này là bởi hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do một nguyên nhân gây ra, và bằng cách giải quyết vấn đề này, ung thư cổ tử cung có thể bị loại trừ hoàn toàn.
9/10 trường hợp ung thư cổ tử cung đều có chung một đặc điểm. Nhận biết dấu hiệu này sớm sẽ giúp bạn có cơ hội điều trị căn bệnh này thành công.
90% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV
Virus u nhú ở người (HPV) - một nhóm gồm hơn 200 loại virus có liên quan, là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ, với hơn ba triệu trường hợp mắc mới mỗi năm.
90% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV.
Mặc dù HPV có thể gây ra mụn cóc trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục, nhưng nó cũng có thể là một căn bệnh vô hình và không có triệu chứng rõ ràng.
Khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thực hiện một nghiên cứu sử dụng dữ liệu dựa trên dân số để ước tính tỷ lệ phần trăm các ca ung thư có khả năng gây ra bởi HPV, họ phát hiện ra rằng, 91% các trường hợp ung thư cổ tử cung có thể bắt nguồn từ việc nhiễm HPV.
Các chuyên gia cho rằng, thống kê này nắm giữ "chìa khóa" để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu 90% trường hợp mắc bệnh là do HPV gây ra, điều này có nghĩa là 9/10 trường hợp ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng HPV kịp thời.
HPV có thể gây ra 6 loại ung thư khác nhau
Mặc dù cho đến nay, ung thư cổ tử cung là loại ung thư được biết đến nhiều nhất do HPV gây ra, nhưng có đến 5 loại ung thư khác có thể là kết quả của việc nhiễm HPV, bao gồm: ung thư hậu môn, ung thư âm hộ và âm đạo, ung thư dương vật và ung thư hầu họng. Có khoảng 36.500 ca chẩn đoán mắc mới các bệnh trên mỗi năm, có nghĩa là 33.700 trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa bằng tiêm chủng, CDC cho biết.
Những con số này không nhắc đến nhóm người mắc bệnh tiền ung thư. CDC coi các trường hợp ung thư cổ tử cung là "chỉ là phần nổi của tảng băng chìm", ước tính rằng có thêm 196.000 bệnh nhân phát triển tiền ung thư cổ tử cung mỗi năm.
Vaccine HPV có hiệu quả nhất ở tuổi vị thành niên
Các chuyên gia cho biết, thời điểm tốt nhất để tiêm phòng HPV là vào đầu tuổi vị thành niên. CDC khuyến cáo rằng, tất cả trẻ em nên tiêm liều vaccine đầu tiên trong độ tuổi từ 11 đến 12, mặc dù có thể tiêm sớm nhất là khi trẻ 9 tuổi. Liều tiếp theo nên được dùng từ sáu đến mười hai tháng sau liều đầu tiên.
Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) của CDC cũng khuyến nghị tiêm phòng HPV cho tất cả mọi người từ 26 tuổi trở xuống nếu họ chưa được tiêm phòng khi còn nhỏ. Tuy nhiên, đối với những người trên 26 tuổi, lời khuyên có một chút khác biệt.
Tiêm phòng HPV từ khi còn trẻ giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.
CDC giải thích: " Không nên tiêm phòng cho tất cả mọi người trên 26 tuổi. Một số người trưởng thành từ 27 đến 45 tuổi có thể quyết định tiêm phòng HPV dựa trên lời khuyên của bác sĩ. Việc tiêm phòng HPV cho những người trong độ tuổi này mang lại ít lợi ích hơn, vì một số lý do, bao gồm cả nhiều người trong độ tuổi này đã tiếp xúc với HPV".
Nếu bạn chưa được tiêm phòng HPV, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định liệu loại vaccine này có phù hợp hay không.
Nên tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên
Các loại ung thư do virus HPV thường được chẩn đoán sau khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, CDC cho biết, việc thăm khám bác sĩ phụ khoa để làm xét nghiệm Pap và HPV thường xuyên có thể giúp họ xác định ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư bằng cách cảnh báo về những thay đổi tế bào có khả năng trở thành ung thư nếu chúng không được điều trị.
Các chuyên gia cho rằng phụ nữ nên đi khám sàng lọc định kỳ bắt đầu từ 21 tuổi, và tiếp tục khám sàng lọc ba năm một lần miễn là họ có kết quả bình thường.
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào có thể cho thấy ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), những triệu chứng này bao gồm chảy máu giữa các kỳ kinh, kéo dài hơn hoặc nặng hơn bình thường; tiết dịch nhiều hơn; đau khi quan hệ tình dục; chảy máu sau khi mãn kinh hoặc đau vùng chậu.
Những lời khuyên giúp bệnh nhân ung thư giải tỏa stress Nhận chẩn đoán ung thư, quá trình điều trị kéo dài cùng với những đau đớn về thể chất có thể gây tổn thương tinh thần cho người bệnh ung thư và người thân của họ ở nhiều mức độ khác nhau. Theo Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, khi có những bất ổn tâm lý, người bệnh ung thư và người thân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế

Điều gì xảy ra với cột sống cổ khi sinh hoạt sai tư thế

Triệu chứng báo hiệu bị cường giáp

'Hậu sởi gây mất trí nhớ miễn dịch' là gì?

CDC Mỹ khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu từ 50 tuổi để phòng biến chứng nặng

Đường dây khí cười bị triệt phá, bác sĩ cảnh báo tổn thương thần kinh

Mùa hè nắng nóng người tăng huyết áp cần đặc biệt chú ý đến điều này

Tại sao không nên dùng nước sôi 100 độ C để pha trà xanh?

Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống

Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

AI và y học: Khi trí tuệ nhân tạo trở thành "bác sĩ thầm lặng'"
Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc: Quán cà phê làng nở rộ thúc đẩy du lịch nông thôn
Du lịch
09:30:58 20/05/2025
Porsche 963 sắp có phiên bản đường phố: siêu phẩm từ đường đua đến phố thị
Ôtô
09:20:43 20/05/2025
Ngắm 'kẻ ngáng đường' Honda Rebel 500: Thiết kế hầm hố, giá hơn 137 triệu đồng
Xe máy
09:19:36 20/05/2025
Thùy Tiên bị 'bế' vì đứa con tinh thần, Nawat liền phủi tay 'tước' vương miện
Sao việt
09:15:48 20/05/2025
iPhone 16 Pro Max đấu Pixel 10 Pro XL: 'Thành trì' Apple có sụp đổ?
Đồ 2-tek
09:02:48 20/05/2025
Hình ảnh Lineage2M xuất hiện hoành tráng, game thủ háo hức check-in
Mọt game
08:49:32 20/05/2025
Sắm ngay sắc vàng cho tủ đồ ngày hè thêm bắt mắt
Thời trang
08:48:59 20/05/2025
Trước khi bị khởi tố, Thuỳ Tiên là nàng thơ của loạt MV, lần cuối còn khoe giọng hát gây tranh luận
Nhạc việt
08:33:04 20/05/2025
Khối tài sản của Selena Gomez và Benny Blanco khi về chung một nhà
Sao âu mỹ
08:29:15 20/05/2025
Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin
Thế giới số
08:26:21 20/05/2025